Ngân hàng TPBank

Một phần của tài liệu Chuyển đổi số tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV: Thực trạng và giải pháp. (Trang 33 - 34)

1.3. Bài học kinh nghiệm tại các Ngân hàng trong và ngoài nước

1.3.3.Ngân hàng TPBank

TPBank bắt đầu chuyển đổi số từ rất sớm. Đến nay, TPBank đã phát triển được nhiều sản phẩm dịch vụ số áp dụng các công nghệ hiện đại như máy học (Machine Learning), học sâu (Deep Learning) hay nhận dạng ký tự quang học (OCR).

Trong định hướng chuyển đổi số, TPBank tập trung áp dụng trí tuệ nhân tạo. Trong những năm qua, TPBank luôn theo đuổi mục tiêu là triển khai áp dụng trí tuệ nhân tạo kết hợp với tự động hóa và cá nhân hóa.

Về lĩnh vực giao dịch khách hàng, TPBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam thực hiện giao dịch 24/7 tại điểm giao dịch tự động TPBank LiveBank và thực hiện giao dịch bằng sinh trắc học, hệ thống sẽ tự nhận diện khách hàng trong vòng 3 giây và phục vụ khách hàng với một số dịch vụ nổi bật như phát hành và trả thẻ cho khách hàng tại chỗ trong vòng 5 phút, nộp rút tiền dưới nhiều hình thức,… TPBank cũng phát triển mạnh mẽ các ứng dụng số trên điện thoại như áp dụng công nghệ eKYC – cho phép khách hàng mở tài khoản từ xa qua cơng nghệ nhận diện khn mặt và trí tuệ nhân tạo, để tăng tính cạnh tranh, TPBank cho phép người dùng mở tài khoản bằng nickname, tìm kiếm thơng tin trên ứng dụng bằng giọng nói.

Khơng chỉ áp dụng cơng nghệ trong hoạt động kinh doanh, TPBank cịn áp dụng trí tuệ nhân tạo, máy học, tự động hóa trong vận hành nội bộ. Tính đến năm 2021, TPBank đã số hóa tồn bộ các quy trình vận hành, triển khai 90% ngân hàng không giấy tờ (paperless) và ứng dụng RPA với gần 300 robot xử lý tự động hóa quy trình, thu thập dữ liệu, sẵn sàng cho vận hành ngân hàng theo mơ hình Data-Driven.

Về lĩnh vực chăm sóc và đánh giá khách hàng sau bán hàng, TPBank sử dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn để phân tích, đánh giá từng hành vi giao dịch của khách

hàng, dựa trên lịch sử giao dịch để đưa ra các dự báo và chiến lược chăm sóc và phục vụ khách hàng phù hợp; đánh giá chất lượng tín dụng và góp phần hỗ trợ việc đưa ra các quyết định cấp hạn mức tín dụng.

Để đảm bảo phát triển phù hợp với quy mô, TPBank tự phát triển bộ công cụ OCR, Smart search và Chatbot ứng dụng AI để tăng năng suất vận hành, tăng khả năng chống gian lận và tính bảo mật.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi số tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV: Thực trạng và giải pháp. (Trang 33 - 34)