Tổ chức cùng tham gia hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp

Một phần của tài liệu Chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam (Trang 73 - 74)

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi các biện pháp bảo hộ QSHTT đối vớ

3.2.2. Tổ chức cùng tham gia hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp

Nguồn vốn khởi nghiệp chính là một trong những vấn đề mang tính quyết định đối với một doanh nghiệp khởi nghiệp. Theo báo cáo của Startup Deals Vietnam từ Topica Founder Institute năm 2016, các doanh nghiệp khởi nghiệp đã nhận được nguồn đầu tư lên đến 205 triệu USD, trong số đó, các thương vụ nhỏ có có giá trị dưới 5 triệu USD chiếm phần lớn, đồng thời nguồn vốn từ nước ngoài đổ vào các DNKN cũng lớn hơn hẳn nguồn vốn đầu tư từ trong nước. Theo báo cáo Đổi mới sáng tạo Đầu tư cơng nghệ Việt Nam 2020, có 126 thương vụ đã nhận được vốn đầu tư với tổng số vốn lên đến 874 triệu USD. Tuy nhiên trong năm 2020, do các tác động của đại dịch Covid-19, số lượng các doanh nghiệp nhận được nguồn đầu tư đã giảm xuống còn 105, đồng thời tổng số vốn đầu tư cũng giảm xuống. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng những con số mà tác giả đã tổng hợp trên đây không thể đáp ứng được hết nhu cầu kêu gọi vốn của các DNKN. Thực tế cho thấy, sản phẩm của nhiều doanh nghiệp mới được thành lập và doanh nghiệp có quy mơ nhỏ mới được đưa vào thị trường và chưa có đủ thời gian để cho các nhà đầu tư thấy được triển vọng phát triển, chính vì vậy, những doanh nghiệp này thường gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư. Vì vậy, để giúp đỡ các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể có được nguồn

vốn đầu tư phát triển một cách hiệu quả nhất, Ngân hàng Nhà nước cũng như các kênh truyền thống khác như quỹ đầu tư của Nhà nước phải liên kết và có những chương trình thúc đẩy triển khai đầu tư một cách linh hoạt. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần có một cơ chế thuận lợi hơn để các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tiếp cận các nguồn vốn đầu tư và các kênh huy động vốn một cách thuận lợi trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư cũng như quỹ đầu tư của các công ty lớn đang dành một sự quan tâm lớn đến những dự án khởi nghiệp có tiềm nămg.

Nămg lực của người doanh nhân khởi nghiệp mang tính quyết định đến sự thành bại của cả doanh nghiệp khởi nghiệp, chính vì vậy, các tổ chức giáo dục, nghiên cứu đào tạo nâng cao nămg lực cũng đã và đang trở thành một yếu tố khơng thể thiếu, nó có vai trị thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển một cách hiệu quả hơn. Việc nắm chắc những kiến thức cơ bản đối với khởi nghiệp, xây dựng một môi trường lý tưởng để thực hành cũng như nghiên cứu những trường hợp có thể xảy ra trong thực tế để họ rút ra được bài học cho riêng mình và có tầm nhìn xa hơn trong việc kinh doanh là vơ cùng có lợi cho doanh nhân khởi nghiệp nói riêng và cả một hệ sinh thái khởi nghiệp nói chung. Chính vì vậy, các tổ chức giáo dục cần xây dựng nhiều chương trình đào tạo, hình thành vịng học tập suốt đời cho các doanh nhân khởi nghiệp, giúp họ tiếp cận được với những kiến thức mới, những xu hướng mới, từ đó đổi mới sáng tạo và làm ra những sản phẩm có triển vọng mà khơng mất q nhiều nhân lực, vật lực trong quá trình thử nghiệm.

Một phần của tài liệu Chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w