Xây dựng hành lang pháp lí đồng bộ

Một phần của tài liệu Chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam (Trang 74 - 75)

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi các biện pháp bảo hộ QSHTT đối vớ

3.2.3. Xây dựng hành lang pháp lí đồng bộ

Các văn bản pháp luật, nghị định hướng tớ việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tạo khung pháp lí cơ bản và định hướng cho hoạt động khởi nghiệp, tuy nhiên, những chương trình hỗ trợ này chủ yếu hướng tới đối tượng là những doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung. Bên cạnh Đề án 844, trong giai đoạn 2016-2021, nhiều đề án cũng đã được đưa ra nhằm mục tiêu hỗ trợ các doanh nhân khởi nghiệp, những đề án này hướng đến những đối tượng cụ thể: Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025 được phê duyệt năm 2017; Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025,... Tuy nhiên, những dự án này được đề ra nhưng là chưa có những

hướng dẫn cụ thể để triển khai, dẫn đến việc khó có thể thực hiện mục tiêu ban đầu mà dự án đề ra.

Để các dự án hỗ trợ khởi nghiệp thực sự tạo ra giá trị và giúp đỡ các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển cũng như tạo cho các doanh nghiệp khởi nghiệp một bệ phóng để vươn lên, những dự án này cần phân chia các mục tiêu và trách nghiệm của các bộ phận có liên quan một cách rõ ràng. Những hỗ trợ mà đề án đưa ra cho các doanh nghiệp khởi nghiệp cần đi kèm với các tiêu chí cụ thể, đồng thời cũng có những biện pháp hỗ trợ hợp lý đối với những đối tượng thật sự cần nhận được sự giúp đỡ, bên cạnh đó, chính phủ cũng cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính để giúp các bên tiết kiệm thời gian, nhân lực và vật lực. Ngoài ra, sau khi hỗ trợ, các dự án cũng cần kiểm tra và khởi nghiệp, từ đó tránh được việc các doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở hoặc sử dụng nguồn vốn sai mục đích, bên cạnh đó việc đánh giá này cũng sẽ giúp các dự án có cách điều chỉnh chương trình đào tạo của mình một cách hợp lí để tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp một cách hiệu quả.

Ngoài bản thân các doanh nghiệp khởi nghiệp, các tổ chức hỗ trợ cũng cần được tạo điều kiện thuận lợi để giúp đỡ các doanh nghiệp, dự án khởi nghiệp tiềm nămg nhận được nguồn vốn đầu tư. Để có được một thị trường với nguồn vốn đa dạng và dễ tiếp cận, chúng ta không thể chỉ trông đợi vào ngân sách nhà nước. Hiện nay, các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam đang nhận được sự quan tâm lớn từ những quỹ đẩu tư nước ngồi. Có thể thấy trong năm 2020, mặc dù đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều khó khăn nhưng số lượng thương vụ và số vốn đầu tư vào Việt Nam vẫn là một con số khơng nhỏ. Có thể thấy đây là một tín hiệu tích cực, chính vì vậy, Việt Nam cần có một hành lang pháp lý ít rào cản hơn đối với các quỹ đầu tư, từ đó tạo động lực để các quỹ, tổ chức đóng góp đầu tư phát triển vào các lĩnh vực tiềm nămg của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w