Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật riêng bảo hộ quyền SHTT đối vớ

Một phần của tài liệu Chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam (Trang 79 - 98)

3.3. Các kiến nghị đối với việc hoàn thiện pháp luật bảo hộ QSHTT đối với các

3.3.1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật riêng bảo hộ quyền SHTT đối vớ

doanh nghiệp khởi nghiệp.

3.3.1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật riêng bảo hộ quyền SHTT đối với doanhnghiệp khởi nghiệp nghiệp khởi nghiệp

“Bản quyền là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển. Thực tế đã chỉ ra rằng việc làm giàu và phổ biến di sản văn hóa quốc gia phụ thuộc trực tiếp vào mức độ bảo hộ đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Số lượng sáng tạo chí tuệ của một quốc gia càng nhiều thì quốc gia đó càng rạng danh, số lượng các tác phẩm văn học nghệ thuật càng nhiều thì lực lượng những người hiệp đồng hỗ trợ (nghệ sĩ biểu diễn, nhà sản xuất chương trình ghi âm, tổ chức phát thanh truyền hình) trong nghành cơng nghiệp sách báo, băng hình, đĩa nhạc và giải trí càng nhiều, và việc cuối cùng khuyến khích sáng tạo trí tuệ là một trong những điều kiện tiên quyết cơ bản của quá trình phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội.”

Việc xây dựng, hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường kỹ thuật số cần được quan tâm nhiều hơn nữa trong bối cảnh hiện nay bởi đó chính là biện pháp mang tính đột phá, làm cơ sở chắc chắn cho việc tạo hành lang pháp lý để thực hiện bảo hộ quyền tác giả, quyền SHTT và các quyền khác có liên quan. Nói chung, việc bảo hộ quyền SHTT và quyền tác giả tại Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, điều này chủ yếu bắt nguồn từ những đặc điểm riêng của môi trường như tác giả đã phân tích ở trên, chính vì vậy, việc áp dụng luật pháp hiện hành về bảo vệ quyền tác giả, quyền SHTT cho việc bảo hộ quyền SHTT đối với doanh nghiệp khởi nghiệp là chưa phù hợp. Rất cần làm rõ khái niệm “tác phẩm kỹ thuật số” để xác định phạm vi bảo hộ quyền SHTT đối với doanh nghiệp khởi nghiệp , cung cấp cho các bên liên quan kiến thức hiểu biết về các phương tiện kỹ thuật, cơng nghệ có thể được sử dụng để thực hiện những hành vi gây tổn hại đến các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Ngoài ra, cần quy định rõ hơn và nâng cao chế tài để tăng tính răn đe với hành vi xâm phạm: Hiện nay, Luật pháp hiện hành của Việt Nam quy định hai biện pháp xử lý đối với việc vi phạm quyền tác giả và quyền SHTT, một trong số đó là hình thức phạt cảnh cáo. Tuy vậy nhưng pháp luật hiện hành lại không nêu rõ cách thức để áp dụng

biện pháp này. Không chỉ vậy, trong các quy định về hình thức xử lý vi phạm thuộc lĩnh vực Internet hay những lĩnh vực như bảo vệ quyền tác giả, quyền SHTT, xử phạt bằng hình thức cảnh cáo vẫn chưa được thực hiện một cách nghiêm túc. Nếu người dân vơ tình có những hành vi vi phạm pháp luật về quyền tác giả hay quyền SHTT mà không được nhắc nhở trước khi bị áp dụng những hình thức xử phạt thì sẽ gây ảnh hưởng một cách trực tiếp tới cuộc sống của người đân cũng như xâm phạm những quyền lợi chính đáng mà mỗi người dân có quyền được hưởng. Trong khi đó tại Pháp, Luật số 2009-669 ngày 12/6/2009 có quy định một cách rõ ràng, xử phạt bằng hình thức cảnh cáo là một bước trong cơ chế “giải pháp từng bước”.

Điều 204 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam nêu rõ, hành vi xâm phạm quyền sở hữu sẽ mạng đến những thiệt hại sau: (i) thiệt hại về vật chất như tổn thất tài sản, giảm thu nhập, giảm lợi nhuận trong kinh doanh; (ii) thiệt hại về tinh thần như tổn hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín và cả những thiệt hại khác mà những tác giả của sản phâm bị vi phạm quyền SHTT phải chịu đựng. Người ta sẽ căn cứ vào những tổn thất trên thực tế người nắm quyền SHTT và người nắm quyền tác giả phải chịu do những hành vi vi phạm quyền SHTT để từ đó đánh giá một cách chính xác mức độ thiệt hại.

Tuy nhiên trên thực tế, có thể thấy hiện nay ở Việt Nam, việc đánh giá một cách chính xác mức độ thiệt hại trong lĩnh vực SHTT vẫn đang gặp nhiều trở ngại. Hơn nữa, trên môi trường Internet, việc xác định những thiệt hại mà hành vi xâm phạm này mang tới cịn khó khăn hơn rất nhiều do đặc tính vốn có của mơi trường Internet. Một ví dụ điển hình là trường hợp của tác phẩm điện ảnh “Cánh đồng bất tận”, tác phẩm này đã bị chiếu trái phép trên những trang mạng Internet, thậm chí cịn được rao bán dưới hình thức DVD lậu và được truyền tải một cách rộng rãi khắp các trang mạng, khó có thể xác định những hành vi này đã gây thiệt hại lớn tới mức nào cho những người nắm quyền SHTT đối với tác phẩm, bởi nếu tác phẩm được cơng chiếu ở các rạp chiếu phim thì cũng khơng ai có thể xác định nó sẽ bán được bao nhiêu vé và thu được doanh thu là bao nhiêu?.

Mặt khác, với nhiều người nắm quyền SHTT đối với các tác phẩm, sản phẩm, nhiều khi những thiệt hại về mặt tinh thần mới là những thiệt hại nặng nề nhất, tuy nhiên

việc xác định mức độ thiệt hại trên phương diện này lại càng khó khăn hơn nữa, đồng thời mức bồi thường tối đa 50.000.000 VND cho những thiệt hại về mặt tinh thần cũng được xác định là quá ít so với những gì người nằm quyền SHTT đã gặp phải. Chính vì vậy cần nâng cao mức phạt và có thể tính theo % giá trị thiệt hại của tác phẩm, quyền tác giả bị xâm phạm.

3.3.2. Thúc đẩy vai trò hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp gắn liền với quyền sở hữu trí tuệ của các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương, địa phương

Cục Phát triển DN (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) là cơ quan chịu trách nhiệm chính về các chính sách dịch vụ hỗ trợ DN vừa và nhỏ tại Việt Nam, cần phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành những khảo sát, điều tra về thực trạng và nhu cầu về bảo hộ quyền SHTT dành cho các nhóm DN khởi nghiệp tại Việt Nam. Thơng qua các cuộc khảo sát đó, nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp ban hành chính sách hỗ trợ các DN khởi nghiệp về SHTT phù hợp với tính chất của các nhóm DN khởi nghiệp.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng nên nghiên cứu xây dựng mơ hình thí điểm về “Hỗ trợ DN khởi nghiệp phát triển dựa trên quyền SHTT” tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hoặc những địa phương phù hợp. Việc thiết lập một cơ chế để các cơ quan phối hợp tốt hơn trong việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ DN khởi nghiệp phát triển về quyền SHTT, dựa trên nhu cầu của DN là cơ sở để tìm kiếm các giải pháp thực tế tốt nhất để nâng cao nhận thức, giúp các DN khởi nghiệp phát triển dựa trên quyền SHTT. Từ đó có thể nhân rộng ra các mơ hình khác nhau trên địa bàn các tỉnh thành trên tồn quốc nhằm hỗ trợ các nhóm DN khởi nghiệp phát triển dựa trên quyền SHTT.

Các địa phương cần tích cực nghiên cứu và xây dựng ban hành các chính sách phù hợp với điều kiện đặc thù của đại phương mình để hỗ trợ DN khởi nghiệp.

Tiểu kết chương 3

Những kết quả vừa được tác giả phân tích phía trên cho thấy, bảo hộ quyền SHTT đối với doanh nghiệp khởi nghiệp là một lĩnh vực quan trọng trong hệ thống pháp luật kinh tế Việt Nam. Với mục tiêu là ngăn chặn những hành vi vi phạm trong hoạt động SHTT, hoạt động bảo hộ quyền SHTT đối với doanh nghiệp khởi nghiệp có một vị trí vơ cùng quan trọng trong hoạt động SHTT ở nước ta. Nhưng mặt khác, vì một số nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan, các luật quy định về bảo hộ quyền SHTT đối với doanh nghiệp khởi nghiệp giữa các chủ thể ở Việt Nam vẫn cịn nhiều điểm thiếu sót, có thể kể đến như các quy định, nội dung chưa thực sự của thế giới, áp dụng chưa đạt được kết quả cao đã làm cho thực tiễn áp dụng pháp luật bảo hộ quyền SHTT đối với doanh nghiệp khởi nghiệp còn thấp, vẫn cịn xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật. Vì vậy, thiết nghĩ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quy định về vấn đề này chi tiết, hợp lý và có hiệu quả hơn, giúp cho các quy định về SHTT thực sự được phát huy hết chức nămg của nó xứng đáng với vị trí, vai trị và tầm quan trọng trong hoạt động kinh tế ở nước ta hiện tại và trong tương lai.

KẾT LUẬN

Sở hữu trí tuệ đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, là mối quan tâm chung của cả thế giới. Sở hữu trí tuệ đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, là mối quan tâm chung của cả thế giới. Bảo hộ quyền tác giả là cơng cụ hữu hiệu nhất nhằm khuyến khích, làm giàu và phổ biến di sản văn hóa quốc gia. Sự phát triển của một đất nước phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động sáng tạo của người dân và khuyến khích sáng tạo cá nhân, phổ biến các sáng tạo đó là điều kiện thiết yếu đối với quá trình phát triển. Việc độc quyền sáng chế có thể sẽ khiến người dân gặp nhiều khó khăn trong việc chi trả cũng như sử dụng một số loại dược phẩm đã được cấp quyền SHTT. Các tổ chức quốc tế cũng đã thống nhất việc cần có một giới hạn nhất định đối với việc độc quyền sáng chế, nhất là đối với những sản phẩm cần thiết cho sức khỏe và đời sống của con người. Các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần dành một sự quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng các bộ luật SHTT, nhất là trong bối cạnh khủng hoảng y tế công cộng trên thế giới cũng như hiện trạng người dân tiếp cận với các loại thuốc hiện nay.

Bảo hộ quyền SHTT đối với doanh nghiệp khởi nghiệp là việc Nhà nước, các cơ quan chức nămg và các chủ thể, thông qua hệ thống pháp luật tiến hành các hoạt động liên quan đến việc xác lập, khai thác, quản lý và bảo vệ các chủ thể chống lại các hành vi xâm phạm quyền đối với Bảo hộ quyền SHTT đối với doanh nghiệp khởi nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, các quy định pháp luật về bảo hộ Bảo hộ quyền SHTT đối với doanh nghiệp khởi nghiệp được coi là thước đo để tiến hành khai thác thương mại, nó cũng được coi là một công cụ làm tăng khả nămg cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường, làm tăng uy tín cho doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế và đồng thời cũng là một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Điều này đã và đang nhận được sự ủng hộ lớn ở cả Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, số lượng sản phẩm có thể được đăng ký Bảo hộ quyền SHTT đối với doanh nghiệp khởi nghiệp là rất lớn, mặt khác, Nhà nước cũng có những chính sách giúp phát triển các hoạt động bảo vệ quyền SHCN để Bảo hộ quyền SHTT đối với doanh nghiệp khởi nghiệp. Trong bối cảnh thị trường mở rộng, cạnh tranh giữa các quốc gia, các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt, toàn thế giới tiến vào thời

kỳ hội nhập, Việt Nam cũng tham gia vào các Hiệp định như Hiệp định TRIPS hay Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam cần có những thay đổi để hồn thiện chính sách và các quy định pháp luật cần thiết. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải chuẩn bị sẵn sàng để thỏa mãn các cam kết của Hiệp định TRIPS. Để hoàn thành những mục tiêu này, nước ta cần giải quyết những hạn chế còn tồn đọc của pháp luật trong nước về quyền bảo hộ SHCN trong Bảo hộ quyền SHTT đối với doanh nghiệp khởi nghiệp; đồng thời so sánh và làm rõ những tương đồng trong quy định pháp luật và những cam kết trong Hiệp định, từ đó đề ra phương hướng sửa đổi, điều chỉnh để giúp việc thực thi pháp luật trong vấn đề Bảo hộ quyền SHTT đối với doanh nghiệp khởi nghiệp đạt được nhiều kết quả hơn nữa. Những giải pháp này cần nhận được sự ủng hộ và được thực hiện một cách đồng bộ từ các cơ quan Chính phủ, cơ quan quản lý, các cấp có thẩm quyền và cả các doanh nghiệp kinh doanh nắm giữ quyền SHTT và được Bảo hộ quyền SHTT đối với doanh nghiệp khởi nghiệp, có như vậy, nó mới có thể phát huy tối đa hiệu quả của mình và tạo đà cho cả một nền kinh tế phát triển hơn nữa. Bên cạnh những mặt tích cực, Internet cũng có những mặt trái và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết, đặc biết là những vấn đề về quyền SHTT và việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với DNKN. Đây cũng là vấn đề mà luận văn tập trung nghiên cứu.

Chương 1 của luận văn đã đi sâu phân tích những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu như khái niệm, đặc điểm và điều kiện bảo hộ quyền SHTT đối với doanh nghiệp khởi nghiệp ; khái niệm, đặc điểm nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Chương 2 của luận văn cũng phân tích, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến pháp lý, liên quan đến bảo hộ quyền SHTT đối với doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam.

Trên cơ sở đó, Chương 3 của luận văn đã xác định bảo hộ quyền SHTT đối với doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam đồng thời đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả trong bảo hộ quyền SHTT đối với doanh nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Quế Anh, (2004), “Nâng cao vai trị của Tồ án trong việc giải

quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ”. Bài viết trong sách chuyên khảo: “Cải cách tư

pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền”, NXB, ĐHQGHN, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Quế Anh, (2013), “Bảo hộ quyền SHTT đối với doanh nghiệp khởi

nghiệp theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật, 00050002554, Khoa Luật,

ĐHQG Hà Nội.

3. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2008), “Báo cáo Hội nghị Tổng kết 5 năm

thực hiện Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg về việc tăng cường quản lý thực thi và bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan”, Hà Nội.

4. Cục SHTT, (2001), “Cẩm nang sở hữu trí tuệ - Tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế

WIPO”, Cục sở hữu trí tuệ, Hà Nội.

5. Cục SHTT, “Công ước ROME về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi

âm, tổ chức phát sóng 1961”, http://www.noip.gov.vn/-ieu-uoc-quoc-te

6. Cục SHTT, “Cơng ước WIPO về thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới

1967”, http://www.noip.gov.vn/-ieu-uoc-quoc-te

7. Phạm Đình Chướng (2013), “Giới thiệu chung về tài sản trí tuệ, Hội thảo Kỹ

thuật xác định giá trị tài sản trí tuệ”, Hồ Chí Minh.

8. Lê Thị Nam Giang (2016), “Những thách thức về mặt pháp lý trong việc bảo hộ

quyền tác giả trong môi trường internet”, Bài tham luận “Hội thảo bảo hộ quyền tác

giả trong môi trường số tại Việt Nam”, Trường ĐH. Luật TP. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

9. Lê Thị Nam Giang (2009), “Nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ SHTT và lợi

ích của xã hội", Tạp chí Khoa học pháp lý số 02/2009, http://www.agllaw.com.vn/wp-

content/uploads/2016/01/C%C3%82N-B%E1%BA%B0NG-L%E1%BB%A2I- %C3%8DCH-C%E1%BB%A6A-CH%E1%BB%A6-SHTT-V%C3%80-

L%E1%BB%A2I-%C3%8DCH-C%E1%BB%A6A-X%C3%83-H%E1%BB%98I- HT.pdf

10. Lê Thị Nam Giang (2015), “Bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động của thư

viện”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 3.

11. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2015), “Bộ luật dân sự năm 2015”.

12. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2019), “Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Luật

Một phần của tài liệu Chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam (Trang 79 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w