TT Tên dự ánNguyên nhân chậm tiến độ
1
Dự án Hợp tác xây dựng Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hàn
Quốc
Về cơ bản các nội dung đã được hoàn thành theo cam kết của nhà tài trợ. Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, đặc biệt ở hai nước Việt Nam và Hàn Quốc, một số hạng mục đã chuyển từ hoạt động trực tiếp sang hoạt động gián tiếp (tổ chức trực tuyến tại chỗ) và một số thiết bị chưa vận chuyển từ Hàn Quốc sang Việt Nam. Bên cạnh đó, theo thơng tin từ phía nhà tài trợ, việc trao đổi chuyên gia, thảo luận về hợp tác khoa học và công nghệ và nhiều nội dung chuyển đổi phương thức thực hiện đã gây tác động khơng nhỏ tới chi phí thực hiện dự án.
2
Dự án Xây dựng Tòa nhà của Cơ sở Hỗ trợ kỹ thuật về bảo vệ môi trường cho phát triển điện hạt nhân
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 gây ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức thi công, huy động lực lượng và vật tư, thiết bị nên một số gói thầu bị ảnh hưởng, khơng hồn thành đúng thời hạn (gói xây lắp, gói tư vấn giám sát, gói bảo hiểm). Đến 25/12/2021 các gói thầu trên mới hồn thành được 73,47%, khối lượng cịn lại là 26,53% cần thêm thời gian khoảng 6 tháng để thi công. Việc giá nguyên vật liệu xây dựng tăng mạnh trong thời gian gần đây cũng khiến
dự án phát sinh không nhỏ trong q trình triển khai.
Nguồn: Bộ Khoa học và Cơng nghệ Việc chậm tiến độ thực hiện các dự án một phần là do nguyên nhân bất khả
kháng là đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, trên thực tế, các đợt giãn cách xã hội cũng như phong tỏa đường bay quốc tế chỉ được diện ra trong một thời gian nhất định. Vì vậy, việc chậm tiến độ dự án có thể đánh giá bộ máy quản lý dự án tại Bộ Khoa học và Công nghệ vẫn cịn yếu, chưa tham gia vào q trình đánh giá và xử lý cơng việc một cách nghiêm túc để có thể đưa ra được những giải pháp phù hợp với tình hình hiện tại. Ví dụ, đối với các gói thầu cần có sự hướng dẫn lắp đặt của cơ quan nước ngồi, có thể tổ chức thực hiện hướng dẫn và đào tạo trực tuyến hay ngay khi mở đường bay quốc tế, chủ đầu tư đã phải lập tức tiến hành các thủ tục để có thể đưa được các chuyên gia nước ngoài về Việt Nam, tránh để xảy ra tình trạng nhiều dự án chậm tiến độ như hiện này.
2.2.4 Quản lý chất lượng
Trong giai đoạn phê duyệt dự án đầu tư, phương án thiết kế của dự án xây dựng đều sẽ được Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng tiến hành thẩm định, từ đó làm căn cứ để Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập tiến hành thẩm định và trình Lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt dự án. Đối với các dự án đầu tư, mua sắm trang thiết bị, đơn vị nhà thầu đều phải xuất trình đầy đủ C/O, C/Q, chứng nhận hiệu chuẩn hoặc đo thử nghiệm của cơ quan đo lường quốc gia hoặc phịng hiệu chuẩn đo lường được cơng nhận cũng như Tờ khai Hải quan và danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát Hải quan, từ đó làm căn cứ để chủ đầu tư xác nhận và tiến hành nghiệm thu khối lượng công việc hồn thành.
Trong q trình thực hiện dự án, 100% các dự án thuộc Bộ đều sẽ tiến hành thuê nhà thầu tư vấn giám sát xây dựng và nhà thầu tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị có đầy đủ năng lực để tiến hành thay mặt chủ đầu giám sát dự án. Chủ đầu tư cũng sẽ thành lập Ban quản lý dự án thuộc chủ đầu tư hoặc thuê Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành khoa học và công nghệ nhằm tiến hành kiểm soát chéo,
đảm bảo chất lượng của dự án. Theo Báo cáo giám sát của Bộ từ năm 2017 đến năm 2021, ta có:
Bảng 9: Đánh giá quản lý chất lượng dự án tại Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2017 - 2021 TTNăm Số dự án đánh giá đầu tư Số dự án thực hiện kiểm tra Số dự án vi phạm quy định về quản lý chất lượng Số dự án đã quyết tốn, đưa vào khai thác Số dự án đã đưa và sử dụng có vấn đề kỹ thuật, không hiệu quả 1 2017 17 6 0 4 0 2 2018 14 8 0 8 0 3 2019 17 6 0 2 0 4 2020 15 7 0 2 0 5 2021 7 5 0 4 0
Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ
Đối với các dự án xây dựng, trước khi đưa vật tư vào sử dụng sẽ được mang đi thí nghiệm tại các cơ sở uy tín, từ đó có được Biên bản thí nghiệm vật liệu đầu vào là một trong những tiêu chí để nghiệm thu chất lượng cơng trình, quyết tốn dự án hoàn thành đưa vào sử dụng. Cùng với đó, với tốc độ phát triển cơng nghệ ngành xây dựng trong thời gian qua cũng giúp cho các dự án vừa có thể thi cơng với quy mơ lớn và phức tạp hơn, vừa đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng đã đề ra ban đầu. Riêng đối với các dự án mua sắm trang thiết bị, do đa phần các thiết bị được Bộ đầu tư đều là thiết bị nhập khẩu từ nước ngồi, vì vậy, để đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, chủ đầu tư đều yêu cầu nhà thầu cử các chuyên gia sang lắp đặt và chạy thử để đảm bảo yêu cầu về chất lượng đã cam kết trong hợp đồng. Nhờ quá trình giám sát chặt chẽ, từ năm 2017 đến năm 2021, khơng có dự án nào vi phạm quy định về quản lý chất lượng cơng trình cũng như khơng có dự án nào đưa vào sử dụng có vấn đề về kỹ thuật. Đồng thời, để tránh các trường hợp rủi ro trong quá trình sử dụng, các gói thầu ln được u cầu bảo hành trong tối thiểu 2 năm kể từ ngày nghiệm thu khối lượng hoàn thành đưa vào sử dụng.
600000 500000 400000 300000 200000 100000 0 Giá trị khối lượng hồn thành được nghiệm thu Giá trị quyết tốn được duyệt
Ngay khi dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng, 100% các dự án thuộc Bộ sẽ tiến hành thuê Kiểm toán độc lập và Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán dự án làm căn cứ để phê duyệt quyết tốn dự án hồn thành.
Biểu đồ 3: Tình hình quyết tốn vốn đầu tư công tại Bộ Khoa học và Công nghệ từ năm 2016 đến năm 2020
Đơn vị: Triệu đồng
NămNămNămNămNămNăm 201620172018201920202021 429334792148249049468075367253192 429525781949178150079875329252958
Nguồn: Bộ Khoa học và Cơng nghệ
Theo Báo cáo tình hình quyết tốn vốn đầu tư công từ năm 2016 đến năm 2021, ta thấy:
+ Trong các năm 2016, 2018 và 2019, giá trị quyết toán được duyệt đều lớn hơn giá trị khối lượng hoàn thành được nghiệm thu lần lượt là 191 triệu đồng, 9.291 triệu đồng và 6.118 triệu đồng. Giá trị chênh lệch này là do một số gói thầu chưa được nghiệm thu ví dụ như gói thầu kiểm tốn, gói thầu thẩm tra phê duyệt quyết tốn, … Tồn bộ các gói thầu thi cơng xây dựng, mua sắm trang thiết bị, tư vấn giám sát đều đã được đơn vị kiểm toán xác nhận đảm bảo yêu cầu về chất lượng, tuân thủ đúng quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hoàn toàn đủ điều kiện để thực hiện thanh quyết toán.
+ Năm 2017, giá trị được phê duyệt quyết toán nhỏ hơn giá trị chủ đầu tư đã đề nghị quyết toán hoặc đã nghiệm thu là 102 triệu đồng, năm 2020 là 38 triệu đồng, năm 2021 là 234 triệu đồng (trong đó giá trị khối lượng hoàn thành được
nghiệm thu vẫn chưa bao gồm một số gói thầu như gói thầu kiểm tốn, gói thầu thẩm tra phê duyệt quyết tốn, …). Đánh giá giai đoạn này, đối với khối lượng công việc bị yêu cầu thu hồi nộp về ngân sách nhà nước, đa phần là do một số gói thầu chủ đầu tư bảo quản không kỹ nên làm mất hồ sơ, cùng với đó vẫn cịn xảy ra tình trạng áp dụng sai định mức khiến cho một số gói thầu sau khi tính tốn lại đã phát hiện ra sai sót. Đối với cơng tác quản lý chất lượng trong giai đoạn này, các đơn vị kiểm toán đều đánh giá về cơ bản chất lượng của dự án đầu tư xây dựng đảm bảo đúng yêu cầu theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.
2.2.5 Quản lý kinh phí
Bảng 10: Đánh giá tình trạng đầu tư xây dựng gây thất thốt, lãng phí tại Bộ Khoa học và Công nghệ từ giai đoạn 2017 - 2021
TTNămSố dự án đánh giá đầu tưSố dự án thựchiện kiểm traSố dự án gây thấtthốt, lãng phí
1 2017 17 6 0
2 2018 14 8 0
3 2019 17 6 0
4 2020 15 7 0
5 2021 7 5 0
Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ Theo Báo cáo giám sát của Bộ Khoa học và Công nghệ từ năm 2017 đến năm
2021, việc sử dụng nguồn vốn để triển khai dự án khơng xảy ra tình trạng tiêu cực, gây thất thốt, lãng phí nguồn vốn ngân sách nhà nước. Việc khơng để xảy ra hiện tượng tiêu cực giúp cho nguồn vốn bố trí đầu tư xây dựng cho Bộ được sử dụng vào đúng mục đích, đảm bảo các dự án được thực hiện đúng với tiến độ, chất lượng đã được đề ra tại hồ sơ thiết kế được duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Đối với tình hình giải ngân vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2020, theo Công văn số 627/BKHCN-VP ngày 23/3/2021 của Bộ Khoa học và Công nghệ, tổng số vốn kế hoạch giai đoạn trung hạn 2016-2020 được cấp là 1.200,330 tỷ đồng, tổng số vốn kế hoạch đã giải ngân được là 1.113,941 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn
đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 đạt 1.113,941 tỷ đồng (đạt 92,8% kế hoạch). Tuy nhiên, tính đến hết tháng 9 năm, Bộ Khoa học và Công nghệ mới giải ngân được 48.770.000.000 đồng trên tổng số vốn được giao là 395.911.000.000 đồng, đạt 12,31% so với kế hoạch được giao.
Biểu đồ 4: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công giai đoạn 2017-2021 của Bộ Khoa học và Công nghệ
Đơn vị: %
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nếu so sánh tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Bộ Khoa học và Công nghệ từ năm 2017 đến năm 2020 và năm 2021, có thể thấy tỷ lệ giải ngân của Bộ hiện đang rất thấp. Đối với các dự án khởi công mới, nguyên nhân do đây là năm đầu của kỳ trung hạn giai đoạn 2021-2025, nhiều dự án phải chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch vốn trung hạn, cùng với đó các thủ tục liên quan đến việc thẩm định, phê duyệt chủ trương, phê duyệt dự án đầu tư cịn chậm. Đối với các dự án có vốn kéo dài từ năm 2020 sang năm 2021, nguyên nhân chính của việc chậm thực hiện giải ngân là do dịch Covid 19 diễn biến phức tạp, khiến cho mặc dù các thiết bị đã được chuyển về đơn vị thụ hưởng, nhưng trên thực tế chưa được lắp đặt do chuyên gia nước ngoài chưa được nhập cảnh vào Việt Nam. Cùng với đó, các dự án xây dựng bị ảnh hưởng của các đợt giãn cách xã hội đã gây ra tình trạng chậm tiến độ, việc công nhân di chuyển về quê nhiều dẫn đến hậu quả khi hết thời điểm giãn cách
khơng thể tìm được đủ lực lượng nhân cơng để có thể tiếp tục triển khai dự án đảm bảo tiến độ đề ra ban đầu.
Theo ý kiến của một số cán bộ tham gia công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Bộ Khoa học và Công nghệ, thời gian giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2021 chỉ trong 1 năm, trong khi đó một số dự án từ tháng 6 mới được giao vốn (bao gồm các dự án chuyển tiếp kéo dài quá thời gian quy định phải xin Thủ tướng Chính phủ, mới được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo trong tháng 6 và các dự án khởi công mới trong năm đang phải chờ Quốc hội quyết định giao kế hoạch đầu tư công trung hạn mới đủ điều kiện giao kế hoạch 2021). Sau khi có quyết định giao kế hoạch năm 2021, các dự án khởi công mới và dự án chuyển tiếp có gói thầu mới cịn phải triển khai đấu thầu lựa chọn nhà thầu tư vấn, lập thiết kế bản vẽ thi cơng dự tốn, đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây lắp cũng mất rất nhiều thời gian (từ 6-9 tháng, nhanh nhất cũng 3-4 tháng). Trong khi tình hình dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp nên việc giải ngân vốn năm 2021 đến 31/1/2022 rất khó khăn để thực hiện.
Biểu đồ 5: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021
Đơn vị: %
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Mặc dù vậy, nếu so sánh tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 từ tháng 7 đến tháng 9 của Bộ Khoa học và Công nghệ (6,87% vào tháng 7; 6,89% vào tháng 8 và 12,31% vào tháng 9) với Bộ Tài nguyên và Môi trường (25,67% vào tháng 7;
35,31% vào tháng 8 và 39,74% vào tháng 9), Bộ Giao thông vận tải (44,83% vào tháng 7; 49,01% vào tháng 8 và 60,16% vào tháng 9) hay Thành phố Hải Dương (44,85% vào tháng 7; 53,48% vào tháng 8 và 54,91% vào tháng 9), có thể thấy tình hình giải ngân vốn đầu tư công của Bộ Khoa học và Công nghệ tuy bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân nhưng trên thực tế hiện đang rất chậm. Hiện nay tuy đã được Thủ tướng Chính phủ nhắc nhở nhiều lần nhưng các cán bộ tham gia cơng tác quản lý vốn (Văn phịng Bộ Khoa học và Cơng nghệ) hiện nay vẫn chưa có phương án xử lý các vấn đề nêu trên.
2.2.6 Quản lý về an tồn lao động
Cơng tác đảm bảo an toàn lao động trong hoạt động đầu tư xây dựng thường bị các chủ đầu tư, nhà thầu cho qua nhằm tiết kiệm chi phí thực hiện dự án, hoặc nếu có thực hiện thì chỉ làm cho có lệ, gây ảnh hưởng rất lớn đến an tồn cho cán bộ, cơng nhân thi cơng tại công trường. Số liệu thực tế đã cho thấy, ngành xây dựng là một ngành mang rất nhiều rủi ro về an toàn cho con người, gây ra thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Theo Thơng báo tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm 2021, tổng hợp báo cáo từ 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trên toàn quốc đã xảy ra 3.198 vụ tao nạn lao động làm 3.250 người bị nạn, trong đó lĩnh vực xây dựng đứng thứ 2, chiếm 12,7% tổng số vụ tai nạn và 13,16% tổng số người chết. Nguyên nhân chủ yếu do ngã từ trên cao; đổ sập; điện giật; vật văn bắn, va đập; … (Nguồn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội). Vì vậy, trong q trình thi cơng, các đơn vị trực thuộc Bộ, Ban quản lý dự án, đơn vị tư vấn cũng như nhà thầu thi công tại Bộ Khoa học và Công nghệ luôn đảm bảo giám sát chặt chẽ, tránh xảy ra tình trạng khơng đảm bảo gây mất an toàn lao động.
Đối với các công tác thực hiện bên ngồi nhà, các đơn vị có liên quan ln bảo đảm hệ thống giáo chống được lắp đặt chắc chắn, lưới an toàn cũng như bạt chống bụi luôn được lắp đặt đầy đủ. Đối với nhân viên và người lao động luôn luôn phải bảo đảm được trang bị đầy đủ trang bị bảo hộ lao động như mũ bảo hộ, giày bảo hộ, dây đai an tồn, kính bảo hộ, … Đối với máy móc, trang thiết bị trước khi được đưa vào công trường phục vụ công tác thi cơng đều phải tiến kiểm định an tồn. Đối với
các đường dân điện hở phải luôn đảm bảo đã được bịt bang dính cách điện cũng như có biên cảnh báo để người lao động đề phòng.
Các cán bộ, nhân viên, người lao động luôn được đào tạo và cấp chứng chỉ an