Các vi phạm về chất lượng trong quá trình thực hiện

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Bộ Khoa học và Công nghệ. (Trang 67)

TTNămSố trường hợp bị sửphạt do vi phạm về yêu cầu chất lượng

Nội dung vi phạm

1 2018 0

2 2019 3

+ Sàn bê tơng sau khi láng nhiều vị trí khơng đúng theo cao độ trong thiết kế.

+ Một số vị trí chưa chống thấm đã tiến hành trát.

3 2020 2 + Nhiều vị trí tường trát bị ộp.+ Gạch ốp tường nhiều vị trí bị sứt.

4 2021 1 + Một số vị trí cánh tủ xảy ra tìnhtrạng cong vênh.

Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ

Theo báo cáo của Cục Sở hữu trí tuệ, trong quá trình kiểm tra cơng tác thực hiện dự án đã phát hiện một số lỗi vi phạm như sàn bê tông sau khi láng không đúng cao độ, nhiều vị trí tường trát bị ộp, … Chủ đầu tư ngay lập tức đã lập biên bản xử phạt và yêu cầu nhà thầu chỉnh sửa lại theo đúng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Theo Kết luận của Kiểm tốn nhà nước đối với các hạng mục cơng việc được thực hiện kiểm tốn, cơng tác quản lý chất lượng của Cục Sở hữu trí tuệ đảm bảo yêu cầu, tuân thủ đúng theo hồ sơ thiết kế, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Nguyên vật liệu đầu vào đều đã đảm bảo cung cấp đầy đủ chứng chỉ thí nghiệm của từng khối lượng cơng việc như kết quả thí nghiệm bê tơng, kết quả thí nghiệm thép, … Giá trị khối lượng mà Chủ đầu tư đã nghiệm thu và thanh toán với nhà thầu là 77.125.000.000 đồng, giá trị Kiểm toán nhà nước phê duyệt là 77.125.000.000 đồng. Tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị được duyệt với giá trị khối lượng hồn thành được nghiệm thu là:

Qua số liệu trên, có thể thấy, về cơ bản chất lượng các gói thầu thuộc dự án đều đảm bảo. Khơng có gói thầu nào xảy ra tình trạng vi phạm về chất lượng khiến cho Kiểm toán Nhà nước yêu cầu chủ đầu tư phải thu hồi, hoàn trả lại cho ngân sách nhà nước hoặc khắc phục hậu quả đã xảy ra.

2.3.1.5Quản lý về an toàn lao động, bảo vệ mơi trường và phịng chống cháy nổ

Ngay từ bước lập chủ trương đầu tư, Cục Sở hữu trí tuệ đã lập phương án quản lý mơi trường xây dựng cũng như biện pháp an toàn lao động. Đối với phương án quản lý môi trường, yếu tố ảnh hưởng chủ yếu là ô nhiễm tiếng ồn, ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm nguồn nước và ơ nhiễm chất thải rắn trong quá trình sinh hoạt. Trong q trình triển khai, chủ đầu tư ln bảo đảm cơng trình thi cơng được qy kín bằng bạt, tránh bụi bay ra ngồi. Đối với trạt vữa khi được vận chuyển ra ngoài cơng trường sẽ được qy kín lại, tránh để xảy ra tình trạng đất đá rơi vãi gây ảnh hưởng tới mơi trường. Đối với nước thải sẽ được xả xuống cống cũng như loại bỏ cặn bẩn, vận chuyển ra ngồi cơng trường cùng với vữa trạt.

Đối với phương án an toàn lao động, Cục Sở hữu trí tuệ ln đảm bảo hệ thống giáo chống được lắp đặt chắc chắn, lưới an tồn cũng như bạt chống bụi ln được lắp đặt đầy đủ. Đối với cán bộ, nhân viên và người lao động luôn luôn phải bảo đảm được trang bị đầy đủ trang bị bảo hộ lao động. Đối với máy móc, thiết bị trước khi được đưa vào công trường phục vụ cơng tác thi cơng trình đều phải tiến kiểm định an tồn. Đối với các đường dẫn điện hở phải ln đảm bảo đã được bịt băng dính cách điện cũng như có biển cảnh báo để người lao động đề phịng.

Bảng 14: Số trường hợp vi phạm về an tồn lao động, vệ sinh mơi trường

TTNămSố trường hợp bị sử phạt do vi phạm về an toàn lao độngSố trường hợp bị sử phạt dovi phạm về vệ sinh môi trường

1 2018 0 0

2 2019 3 0

3 2020 2 0

4 2021 1 0

Theo Báo cáo của Cục Sở hữu trí tuệ, trong q trình thực hiện dự án, khơng có trường hợp nào vi phạm theo quy định về an toàn lao động cũng như vi phạm về vệ sinh môi trường.

Đối với cơng tác đảm bảo an tồn phịng chống cháy nổ, trước khi được phê duyệt, dự án đã được Cơ quan Cảnh sát phịng cháy và chữa cháy về góp ý giải pháp phòng cháy chữa cháy đối với thiết kế cơ sở của dự án cũng như thẩm định thiết kế phòng cháy chữa cháy sau khi dự án được phê duyệt. Khi dự án được hồn thành, Cơ quan Cảnh sát phịng cháy và chữa cháy đã xuống kiểm tra và nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy của dự án.

2.3.2 Dự án Đầu tư Chuẩn Đo lường Quốc gia giai đoạn 2016-2020 (giai đoạn 1)

2.3.2.1Lập kế hoạch triển khai dự án

Dự án Đầu tư Chuẩn Đo lường Quốc gia giai đoạn 2016-2020 (giai đoạn 1) do Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định đầu tư, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng làm chủ đầu tư dự kiến thực hiện từ năm 2017 đến năm 2020. Dự án được đầu tư mua sắm trang thiết bị nhằm phát triển chuẩn đo lường quốc gia đến năm 2020 theo hướng hiện đại, đạt trình độ các nước tiên tiến trong khu vực; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế. Căn cứ vào số vốn hàng năm được cấp, chủ đầu tư sẽ tiến hành lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cũng như mua sắm thiết bị sao cho phù hợp.

Tổng mức đầu tư của dự án là 99.609.088.000 đồng, dự án nhóm B, thời gian triển khai dự án phù hợp với quy định tại Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13. Tổng mức đầu tư của dự án được xác định như sau:

- Chi phí thiết bị (A): 87.394.503.000 đồng.

- Chi phí quản lý dự án (B): 781.363.737 đồng, chiếm 1,49%*A*0,6, phù hợp với định mức được quy định tại Quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009.

- Chi phí tư vấn (C): 1.633.901.962 đồng. - Chi phí khác (D): 1.051.300.674 đồng.

- Chi phí dự phịng (E): 8.747.521.940 đồng, trong đó bao gồm chi phí dự phịng chiếm 9,63%*(A+B+C+D), phù hợp với định mức được quy định tại Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016.

Dự án khơng xác định cụ thể các rủi ro có thể xảy ra, thay vào đó, dự án tính tốn và bổ sung chi phí dự phịng vào tổng mức đầu tư dành cho khối lượng có khả năng phát sinh trong tương lai cũng như các yếu tố trượt giá của dự án. Tuy nhiên, đến năm 2019, do có sự thay đổi về cơng nghệ trên thế giới đã khiến mặc dù chủ đầu tư đã tính tốn lại và sử dụng nguồn chi phí dự phịng nhưng vẫn khơng đủ kinh phí để tiếp tục đầu tư hoặc nếu đầu tư cũng không kịp tiến độ. Việc chủ đầu tư quyết định dừng thực hiện dự án đã khiến cho dự án không đảm bảo được kế hoạch cũng như sự cần thiết đầu tư đã được đề ra ban đầu.

2.3.2.2Quản lý hoạt động đấu thầu

Đối với các gói thầu tư vấn có giá trị dưới 500 triệu đồng, ví dụ như gói thầu “Thẩm tra thiết kế bản vẽ thi cơng” có giá trị là 76.907.163 đồng, gói thầu “Giám sát thi cơng thiết bị” có giá trị là 323.359.661 đồng, gói thầu “Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi” có giá trị là 194.279.000 đồng, … đều được áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn, phù hợp với quy định tại Điều 54 và Điều 56, Nghị định 63/2014/NĐ- CP ngày 26/6/2014. Đối với gói thầu mua sắm trang thiết bị, ví dụ như gói thầu “Chuẩn Đo lường lĩnh vực Rung động” có giá trị 14.000.000.000 đồng, gói thầu “Chuẩn Đo lường lĩnh vực Điện” có giá trị 6.614.982.000 đồng và gói thầu “Chuẩn Đo lường lĩnh vực Quang” có giá trị 13.650.000.000 đồng đều được áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước, phù hợp với quy định tại Điều 20 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013.

Để đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định pháp luật, chủ đầu tư ln gửi Tờ trình xin phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và chờ Lãnh đạo Bộ phê duyệt trước khi tổ chức công tác đấu thầu. Sau khi được thực hiện kiểm toán, Kiểm tốn Nhà nước đã xác định các gói thầu thuộc dự án đã được tổ chức đấu thầu tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật. Các nhà thầu tham gia thực hiện dự án đều đảm bảo đầy đủ hồ sơ năng lực theo quy định cũng như đầy đủ kinh nghiệm để triển khai dự án.

2.3.2.3Quản lý tiến độ và kinh phí thực hiện

Trong năm 2017, dự án được giao 15.051.000.000 đồng, giá trị giải ngân đạt 15.051.000.000 đồng. Đến năm 2018, dự án được giao 15.000.000.000 đồng, giá trị

giải ngân đạt 15.000.000.000 đồng. Sang năm 2019, dự án được giao 5.115.860.000 đồng, giá trị giải ngân đạt 5.035.859.320 đồng, giá trị xin kéo dài thời gian triển khai sang năm sau là 80.000.680 đồng. Có thể thấy, năm 2017 và năm 2018, giá trị giải ngân của dự án đạt 100%. Năm 2019, tỷ lệ giải ngân của dự án là 98,4%, có thể coi như công tác quản lý tiến độ và quản lý kinh phí trong giai đoạn này được đảm bảo.

Năm 2019, trong q trình thực hiện dự án, do có sự thay đổi về cơng nghệ khiến cho trang thiết bị đề xuất đầu tư ban đầu nếu tiếp tục đầu tư sẽ khơng cịn phù hợp. Nếu thay thế bằng các thiết bị khác phù hợp với cơng nghệ hiện tại thì chi phí cần thiết để thực hiện đầu tư sẽ tăng lên rất nhiều so với ban đầu. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã trình hồ sơ lên Bộ Khoa học và Công nghệ xin phương án xử lý sao cho phù hợp.

Đến năm 2020, dự án xin phép được dừng thực hiện và xin hủy số vốn còn lại chưa đầu tư là 64.442.228.000 đồng. Theo đánh giá của tác giả, đối với số vốn Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã được Bộ Khoa học và Công nghệ giao trong năm 2017 đến năm 2019, về cơ bản, chủ đầu tư đã đảm bảo yêu cầu về công tác quản lý kinh phí cũng như tiến độ của dự án.

2.3.2.4. Quản lý chất lượng, bảo vệ mơi trường, phịng chống cháy nổ

Trong quá trình thẩm định chủ trương đầu tư cũng như phê duyệt dự án, Bộ Khoa học và Công Nghệ đã mời một số chuyên gia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tham gia Hội đồng thẩm định để đưa ra ý kiến đối với chủng loại và đặc trưng kỹ thuật của trang thiết bị được đầu tư. Hồ sơ Thiết kế kỹ thuật của dự án do Viện Nghiên cứu Cơ khí lập và Trung tâm Tư vấn và Phát triển công nghệ Đo lường thẩm tra, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật cũng như chủng loại của thiết bị, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật trên thế giới tại thời điểm xét duyệt.

Hợp đồng mua sắm trang thiết bị giữa chủ đầu tư và đơn vị cung cấp luôn phải đảm bảo nêu rõ nguồn gốc xuất sứ, đặc điểm kỹ thuật cũng như thời gian bảo hành cụ thể, tránh trường hợp rủi ro có thể xảy ra. Trang thiết bị trước khi được tiến hành lắp đặt phải đảm bảo cung cấp đầy đủ CO/CQ và đơn vị cung cấp phải tiến hành chạy thử trong một khoảng thời gian sau khi lắp đặt. Đơn vị giám sát lắp đặt thiết bị

cũng được bảo đảm yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm để tránh xảy ra rủi ro khơng đáng có.

Bảng 15: Số trang thiết bị đã đưa vào sử dụng có vấn đề về kỹ thuật

STTNămSố trang thiết bị đãđược đầu tưsử dụng có vấn đề về kỹ thuậtSố trang thiết bị đã đưa vào

1 2017 1 0

2 2018 3 0

3 2019 2 0

Nguồn: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Về cơ bản, các thiết bị được đầu tư đã bảo đảm được các yêu cầu về chất

lượng, tuân thủ đúng theo hồ sơ thiết kế đã đề ra. Các thiết bị thuộc dự án được lắp đặt tại các phòng bảo đảm yêu cầu về phịng cháy chữa cháy, khơng phát sinh khí thải hay các yếu tố khác gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.

Chương 3: Giải pháp cải thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Bộ Khoa học và Công nghệ

3.1 Những kết quả đạt được và đánh giá chung

3.1.1 Những kết quả đã đạt được

Các dự án đầu tư xây dựng tại Bộ Khoa học và Công nghệ sau khi được thực hiện đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội nhất định, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, ví dụ như dự án Xây dựng phịng thí nghiệm nghiên cứu thiết kế chế tạo các linh kiện cảm biến dựa trên công nghệ Mems/Nems, dự án Xây dựng Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc tại Việt Nam hay dự án Đầu tư xây dựng lò phản ứng hạt nhân tại Đà Lạt. Các đơn vị như Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục Sở hữu trí tuệ sau khi được thực hiện đầu tư xây dựng các dự án đã tiến hành trích một phần lợi nhuận vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị để có thể tiếp tục thực hiện đầu tư, giúp đơn vị không phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019, Bộ Khoa học và Công nghệ luôn đảm bảo thực hiện dự án đúng theo tiến độ ban đầu đã đề ra. Tỷ lệ giá trị được phép kéo dài cũng như số dự án chậm tiến độ trong giai đoạn này luôn rất thấp. Nguồn vốn được bố trí để thực hiện đầu tư xây dựng ln được Bộ sử dụng đúng mục đích, đảm bảo các dự án được thực hiện theo đúng tiến độ, chất lượng đã được đề ra tại hồ sơ thiết kế được duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan. Cùng với đó, hoạt động đấu thầu của các dự án thuộc Bộ luôn được diễn ra một cách nghiêm túc, các nhà thầu được lựa chọn luôn bảo đảm yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm đã giúp cho các dự án do Bộ quản lý luôn đảm bảo về tiến độ thực hiện dự án cũng như chất lượng tuân thủ đúng các yêu cầu đã đề ra.

Đối với công tác quản lý chất lượng, các dự án do Bộ quản lý đã đáp ứng đươc u cầu về chất lượng, khơng có dự án nào vi phạm quy định về chất lượng hay tình trạng sau khi đưa vào sử dụng, cơng trình, trang thiết bị đầu tư gặp vấn đề về kỹ thuật, không hiệu quả. Các dự án luôn đảm bảo tuân thủ đúng theo hồ sơ thiết kế, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan, không để xảy ra trường hợp vi phạm yêu cầu về chất lượng khiến cho kiểm toán nhà nước yêu cầu thu hồi, nộp trả cho ngân

sách nhà nước. Đồng thời, cơng tác quản lý về an tồn lao động, bảo vệ mơi trường và phịng chống cháy nổ của các dự án thuộc Bộ luôn được đảm bảo.

3.1.1.1Hạn chế về vốn

Theo Công văn số 627/BKHCN-VP ngày 23/3/2021 của Bộ Khoa học và Cơng nghệ về việc báo cáo tình hình giải ngân vốn đầu tư cơng giai đoạn 2016- 2020, tổng kinh phí đầu tư của Bộ trong giai đoạn 2021-2016 chỉ đáp ứng 71% kế hoạch dự kiến và bằng 60% nhu cầu thực tế tại Bộ nên rất nhiều dự án phải điều chỉnh sao cho phù hợp với kế hoạch vốn được giao vì thế hiệu quả đầu tư cịn hạn chế. Cụ thể, kinh phí theo kế hoạch của Bộ trong giai đoạn 2016-2020 còn thiếu là 490,970 tỷ đồng, số kinh phí trên sẽ được Bộ đề xuất bố trí trong giai đoạn 2021- 2025. Tuy nhiên, trên thực tế kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 của Bộ Khoa học và Công nghệ thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch ban đầu, khiến cho nhiều dự án mặc dù khả thi nhưng khơng có đủ kinh phí để đầu tư.

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Bộ Khoa học và Công nghệ. (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w