STTNămSố trang thiết bị đãđược đầu tưsử dụng có vấn đề về kỹ thuậtSố trang thiết bị đã đưa vào
1 2017 1 0
2 2018 3 0
3 2019 2 0
Nguồn: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Về cơ bản, các thiết bị được đầu tư đã bảo đảm được các yêu cầu về chất
lượng, tuân thủ đúng theo hồ sơ thiết kế đã đề ra. Các thiết bị thuộc dự án được lắp đặt tại các phòng bảo đảm yêu cầu về phịng cháy chữa cháy, khơng phát sinh khí thải hay các yếu tố khác gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.
Chương 3: Giải pháp cải thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Bộ Khoa học và Công nghệ
3.1 Những kết quả đạt được và đánh giá chung
3.1.1 Những kết quả đã đạt được
Các dự án đầu tư xây dựng tại Bộ Khoa học và Công nghệ sau khi được thực hiện đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội nhất định, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, ví dụ như dự án Xây dựng phịng thí nghiệm nghiên cứu thiết kế chế tạo các linh kiện cảm biến dựa trên công nghệ Mems/Nems, dự án Xây dựng Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc tại Việt Nam hay dự án Đầu tư xây dựng lò phản ứng hạt nhân tại Đà Lạt. Các đơn vị như Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục Sở hữu trí tuệ sau khi được thực hiện đầu tư xây dựng các dự án đã tiến hành trích một phần lợi nhuận vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị để có thể tiếp tục thực hiện đầu tư, giúp đơn vị không phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019, Bộ Khoa học và Công nghệ luôn đảm bảo thực hiện dự án đúng theo tiến độ ban đầu đã đề ra. Tỷ lệ giá trị được phép kéo dài cũng như số dự án chậm tiến độ trong giai đoạn này luôn rất thấp. Nguồn vốn được bố trí để thực hiện đầu tư xây dựng ln được Bộ sử dụng đúng mục đích, đảm bảo các dự án được thực hiện theo đúng tiến độ, chất lượng đã được đề ra tại hồ sơ thiết kế được duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan. Cùng với đó, hoạt động đấu thầu của các dự án thuộc Bộ luôn được diễn ra một cách nghiêm túc, các nhà thầu được lựa chọn luôn bảo đảm yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm đã giúp cho các dự án do Bộ quản lý luôn đảm bảo về tiến độ thực hiện dự án cũng như chất lượng tuân thủ đúng các yêu cầu đã đề ra.
Đối với công tác quản lý chất lượng, các dự án do Bộ quản lý đã đáp ứng đươc u cầu về chất lượng, khơng có dự án nào vi phạm quy định về chất lượng hay tình trạng sau khi đưa vào sử dụng, cơng trình, trang thiết bị đầu tư gặp vấn đề về kỹ thuật, không hiệu quả. Các dự án luôn đảm bảo tuân thủ đúng theo hồ sơ thiết kế, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan, không để xảy ra trường hợp vi phạm yêu cầu về chất lượng khiến cho kiểm toán nhà nước yêu cầu thu hồi, nộp trả cho ngân
sách nhà nước. Đồng thời, cơng tác quản lý về an tồn lao động, bảo vệ mơi trường và phịng chống cháy nổ của các dự án thuộc Bộ luôn được đảm bảo.
3.1.1.1Hạn chế về vốn
Theo Công văn số 627/BKHCN-VP ngày 23/3/2021 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc báo cáo tình hình giải ngân vốn đầu tư cơng giai đoạn 2016- 2020, tổng kinh phí đầu tư của Bộ trong giai đoạn 2021-2016 chỉ đáp ứng 71% kế hoạch dự kiến và bằng 60% nhu cầu thực tế tại Bộ nên rất nhiều dự án phải điều chỉnh sao cho phù hợp với kế hoạch vốn được giao vì thế hiệu quả đầu tư cịn hạn chế. Cụ thể, kinh phí theo kế hoạch của Bộ trong giai đoạn 2016-2020 còn thiếu là 490,970 tỷ đồng, số kinh phí trên sẽ được Bộ đề xuất bố trí trong giai đoạn 2021- 2025. Tuy nhiên, trên thực tế kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 của Bộ Khoa học và Công nghệ thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch ban đầu, khiến cho nhiều dự án mặc dù khả thi nhưng khơng có đủ kinh phí để đầu tư.
3.1.1.2Hạn chế trong công tác quản lý
- Lập kế hoạch thực hiện:
+ Do chưa có được sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cũng như chưa xác định được tất cả các rủi ro trong quá trình thực hiện dự án, đặc biệt là với các dự án bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nên các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Cơng nghệ vẫn cịn tương đối lúng túng trong cơng tác ứng phó với các rủi ro có thể gặp phải. Nhiều dự án đã phải xin gia hạn thời gian thực hiện kéo dài sang năm tiếp theo hoặc xin dừng thực hiện do khơng tìm được phương án giải quyết.
+ Do một số nguyên nhân như chủ đầu tư còn chưa xác định hết các nhu cầu sử dụng sau này, hoặc muốn đầu tư thêm kinh phí để hồn thiện dự án tốt hơn, … đã khiến cho một số dự án phải bổ sung thêm kinh phí để tiếp tục thực hiện.
+ Do sự thay đổi liên tục của các nhân tố về pháp luật đã khiến cho nhiều dự án phải điều chỉnh sao cho phù hợp.
- Quản lý công tác đấu thầu: Mặc dù việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu qua mạng tuy không mới nhưng q trình triển khai của các đơn vị cịn nhiều bỡ ngỡ, đội ngũ tham gia cơng tác đấu thầu có đầy đủ chứng chỉ theo quy định nhưng không thực hiện thường xuyên mà chỉ diễn ra khi có dự án, gói thầu thực hiện qua
mạng nên các thao tác qua máy tính trên hệ thơng mạng cịn nhiều lúng túng. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đơi khi cịn xảy ra hiện tượng q tải do đó khơng đăng nhập được gây ảnh hưởng đến công tác đăng tải thông tin. Công tác cập nhập văn bản chưa được thường xuyên thực hiện nên việc hoàn thiện hồ sơ đầy đủ theo quy định mới nhất còn chậm, hoạt động liên quan đến đấu thầu qua mạng hoặc việc đăng tải kết quả đấu thầu trên mạng quốc gia vẫn chưa được thực hiện đầy đủ.
- Quản lý tiến độ:
+ Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, tiến độ triển khai còn tương đối chậm do cần có sự tham gia giữa nhiều cơ quan như Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, …
+ Đến năm 2020 và năm 2021, nhiều dự án không bảo đảm được tiến độ triển khai cũng như kế hoạch đã đề ra do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tỷ lệ giá trị được phép kéo dài trong năm 2020 đạt 29,21%. Số dự án phải xin kéo dài trong năm 2020 và năm 2021 lần lượt là 7/15 dự án và 5/7 dự án. Một số dự án do vật tư, trang thiết bị được nhập khẩu từ nước ngồi khơng vận chuyển được về Việt Nam, làm chậm tiến độ lắp đặt, chạy thử. Một số dự án do thay đổi về công nghệ dẫn tới việc tiếp tục đầu tư khơng cịn hiệu quả đã phải xin dừng thực hiện.
- Quản lý kinh phí: So với giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, tình hình giải ngân vốn đầu tư công hàng năm của Bộ Khoa học và Cơng nghệ trong năm 2021 cịn tương đối chậm. Tính đến tháng 9 năm 2021, tỷ lệ giải ngân tại Bộ Khoa học và Công nghệ mới chỉ đạt 12,31% so với kế hoạch. Nguyên nhân ở đây có thể kể đến dịch bệnh Covid-19, nhưng một phần cũng do các đơn vị trực thuộc Bộ chưa lường trước được các rủi ro trong quá trình triển khai cũng như chưa đảm bảo khả năng ứng phó kịp thời đối với các rủi ro đó đã khiến cho tình hình giải ngân vốn đầu tư cơng hàng năm của Bộ cịn tương đối chậm.
3.1.1.3Đánh giá chung
Theo kết quả đánh giá, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Bộ Khoa học và Công nghệ đã bảo đảm tuân thủ đúng theo các quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan, khơng để xảy ra tình trạng tiêu cực, gây thất thốt, lãng phí nguồn vốn ngân sách nhà nước mà Bộ được giao. Các dự án do
Bộ quản lý về cơ bản đảm bảo tuân thủ đúng các yêu cầu về chất lượng, cũng như yêu cầu về an toàn lao động, bảo vệ mơi trường và phịng chống cháy nổ. Cơng tác đấu thầu được tổ chức công khai, minh bạch, đảm bảo tuân thủ đúng theo các quy định tại Luật Đấu thầu. Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019, các dự án cơ bản đã hồn thành đúng theo tiến độ đã đề ra, tình hình giải ngân vốn đầu tư cơng luôn đạt tỷ lệ rất cao, không để xảy ra tình trạng thất thốt, lãng phí hay nợ đọng xây dựng cơ bản.
Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, về cơ bản các dự án tuân thủ đúng theo quy hoạch ngành, lĩnh vực cũng như các nhiệm vụ mà Bộ Khoa học và Cơng nghệ được giao cho, góp phần tăng cường năng lực quản lý nhà nước của các đơn vị thuộc Bộ thông qua các Hệ thống đo lường quốc gia; nâng cao cơ sở vật chất cho các đơn vị quản lý nhà thuộc Bộ; xây dựng Chính phủ Điện tử; nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học cho các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ cũng như hình thành hệ thống cơ sở vật chất của mạng lưới khoa học và cơng nghệ tại nước ngồi.
Tuy nhiên, trong q trình quản lý vẫn cịn tồn tại một số hạn chế, cụ thể: - Do thiếu kinh phí đầu tư đã khiến cho nhiều dự án phải loại bỏ hoặc cắt giảm một
số hạng mục gây ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của dự án.
- Trong giai đoạn 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến cho nhiều dự án bị chậm so với tiến độ thực hiện đã đề ra, tỷ lệ thực hiện và thanh toán vốn đầu tư cơng cịn tương đối thấp. Nhiều dự án đã phải xin kéo dài thời gian thực hiện hoặc xin dừng thực hiện đầu tư.
- Việc sử dụng Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đơi khi cịn khá lúng túng, hoạt động liên quan đến đấu thầu qua mạng hoặc việc đăng tải kết quả đấu thầu trên mạng quốc gia vẫn chưa được thực hiện đầy đủ.
Một số nguyên nhân cho những hạn chế nêu trên có thể kể đến như:
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ vẫn chưa bám sát công việc thực tiễn, đặc tính của từng dự án, chưa xác định hết nhu cầu sau này khiến cho một số dự án phải bổ sung thêm kinh phí để thực hiện đầu tư cũng như chưa xác định được hết các rủi ro có thể gặp phải trong q trình triển khai dự án, đặc biệt là trong thời điểm dịch Covid-19 diễn ra khá phực tạp khiến cho các thiết bị được đặt
mua từ nước ngồi vẫn chưa được thơng quan, các đợt giãn cách xã hội diễn ra trong một thời gian dài khiến cho công trường phải dừng hoạt động, … nên chưa đưa ra được những phương án xử lý sao cho hợp lý.
- Mạng lưới thông tin quản lý tại một số đơn vị thuộc Bộ còn tương đối chậm, chưa đáp ứng được các yêu cầu hiện nay, đặc biệt là trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, khi mà cần có sự tham gia giữa nhiều cơ quan như Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, …
- Đội ngũ cán bộ, chuyên viên thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia công tác quản lý vẫn chưa thực sự chun nghiệp, vẫn cịn lúng túng trong cơng tác quản lý, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc cũng như giám sát nhà thầu thi công. Nguồn nhân lực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia công tác quản lý dự án còn tương đối mỏng, chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn nhiều hạn chế về mặt chuyên môn.
- Do các nhân tố về luật pháp luôn thay đổi khiến cho nhiều dự án phải điều chỉnh dự án sao cho phù hợp.
- Do Bộ Khoa học và Công nghệ chưa thực sự thể hiện rõ được tầm quan trọng của lĩnh vực khoa học và công nghệ trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, khiến cho nhà nước vẫn chưa thực sự coi trọng và có cơ sở để phân bổ nguồn vốn đầu tư cơng sao cho hợp lý.
3.2 Phương hướng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Bộ Khoa học và Côngnghệ nghệ
- Đối với những giai đoạn sau, Bộ Khoa học và Công nghệ cần gắn việc quản lý khoa học và công nghệ với cơ chế thị trường, đề cao tính chủ động của các đơn vị. Các chương trình nghiên cứu, dự án cần đề cao tính áp dụng thực tiễn, hiệu quả kinh tế, xã hội. Cần gắn khoa học với sản xuất, chủ động phối hợp với địa phương để có thể ứng dụng các tiến bộ khoa học và cơng nghệ, từ đó thể hiện rõ được tầm quan trọng của lĩnh vực khoa học và công nghệ trong việc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
- Đề cao tinh thần tiết kiệm nguồn vốn được giao, không để xảy ra tình trạng thất thốt, lãng phí nguồn vốn đầu tư cơng. Các đơn vị trực thuộc Bộ cần lập kế
hoạch đối với công tác quản lý thu chi, bảo đảm nguồn vốn luôn được dùng một cách hiệu quả.
- Việc bố trí kế hoạch vốn hàng năm do Bộ thực hiện cần phải đảm bảo bố trí đủ cho kế hoạch đầu tư xây dựng, không yêu cầu doanh nghiệp ứng vốn triển khai dự án khi chưa được bố trí vốn, dẫn đến hậu quả phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Cũng cần đẩy nhanh tiến độ thanh tốn vốn đầu tư cơng, tạo điều kiện cho nhà thầu triển khai dự án, bảo đảm tiến độ đã đề ra.
- Trong mọi trường hợp, Bộ cũng như các đơn vị trực thuộc cần phải bảo đảm chất lượng của dự án là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Do các dự án tại Bộ được đầu tư để sử dụng lâu dài, có nguồn kinh phí đầu tư tương đối lớn, chính vì vậy chất lượng của dự án luôn phải được đảm bảo, tránh trường hợp sau khi đầu tư, xây dựng lại phải tiến hành cải tạo, sửa chữa.
- Bộ và các đơn vị trực thuộc cần đảm bảo các thông tin liên quan tới việc thực hiện dự án luôn được thông suốt, thường xuyên được cập nhập, từ đó làm cơ sở để đưa ra những quyết định kịp thời nhằm tháo gỡ những khó khăn, khắc phục các sự cố có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án.
- Bộ và các đơn vị trực thuộc cần bảo đảm an tồn cho cán bộ, nhân viên, cơng nhân tham gia thi công tại công trường. Tăng cường các công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh gây ảnh hưởng xấu đến môi trường cũng như các hộ dân sống xung quanh. Cũng cần bảo đảm các dự án ln tn thủ các u cầu về phịng chống cháy nổ, tránh để xảy ra hậu quả đáng tiếc sau này.
3.3 Một số giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng quản lý dự ánđầu tư xây dựng tại Bộ Khoa học và Công nghệ đầu tư xây dựng tại Bộ Khoa học và Công nghệ
Trong những năm gần đây, Bộ Khoa học và Công nghệ ngày càng chứng minh được vai trị tích cực của mình đối với nền kinh tế, hứa hẹn có nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên, công tác đầu tư xây dựng vẫn còn chưa tương xứng với vai trị và vị thế của nó trong nền kinh tế. Do vậy, việc mở rộng và nâng