từ góc nhìn của cơng ty TNHH NEXIA STT
2.3.1. Thực trạng xây dựng hệ thống pháp lý và các chính sách đối với kiểm toánđộc lập độc lập
Trải qua hơn 30 năm xây dựng và cải tiến không ngừng, các quy định pháp lý làm nền tảng cho QLNN đối với KTĐL đã từng bước được hồn thiện. Có thể thấy rõ 3 giai đoạn phát triển của hệ thống pháp lý quản lý KTĐL tại Việt Nam như sau:
Giai đoạn năm 1991 - 1998
Đây là thời kỳ đặt những “viên gạch” đầu tiên cho hành lang pháp lý đối với KTĐL nước ta. Song song với việc thành lập hai công ty kiểm tốn độc lập đầu tiên, nhà nước đã có tầm nhìn phải tạo dựng một mơi trường pháp lý vững chắc để KTĐL có điều kiện phát triển trong tương lai, đồng thời giữ vững vai trị kiểm sốt của quản lý QLNN với lĩnh vực mới này. Trong giai đoạn này, nhà nước ban hành 01 Nghị định (Nghị định 07-CP); 01 Thông tư (Số 22-TC/CĐKT) và 01 Quyết định (Quyết định 237/TC/QĐ/CĐKT).
Tuy vậy, các chính sách pháp luật đối với KTĐL thời kỳ này cịn rất sơ khai. Chưa có chuẩn mực kiểm tốn hay chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp để hướng dẫn các cơng ty kiểm tốn thực hiện đồng bộ. Đến cuối giai đoạn này, sự hội nhập nhanh chóng của nước ta đã thu hút đơng đảo các nhà đầu tư nước ngoài, đặt ra nhu cầu cấp bách phải hoàn thiện hệ thống pháp lý, chuẩn mực nghề nghiệp cho KTĐL để đáp ứng nhu cầu thông tin trên thị trường và nhu cầu quản lý kinh tế vĩ mơ. Sau đó, Bộ Tài chính bắt đầu nghiên cứu soạn thảo hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VAS).
Giai đoạn năm 1999 - 2010
Trong giai đoạn này, Chính phủ đã ban hành 03 Nghị định, 02 Thông tư và nhiều Quyết định quan trọng, đi sâu vào giải quyết các vấn sau:
- Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan QLNN đối với KTĐL;
-Quy định về việc thi và cấp chứng KTV, KTV được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị niêm yết;
- Quy chế KSCL dịch vụ kiểm toán;
-Hội nghề nghiệp được trao quyền quản lý một số vấn đề về hành nghề kế tốn, kiểm tốn.
Nhờ những chính sách tích cực được ban hành, giai đoạn này đã ghi nhận sự ra đời của rất nhiều cơng ty kiểm tốn. Cơng ty TNHH Nexia STT cũng được thành lập trong giai đoạn này (năm 2004).
Tuy nhiên, cũng có thể thấy một số bất cập trong giai đoạn này như: - Các quy định cịn thiếu so với thơng lệ quốc tế
- Chưa có chính sách về xử phạt vi phạm hành chính đối với KTV và doanh nghiệp kiểm toán.
-Hội nghề nghiệp kiểm toán bấy giờ chưa thực sự hoàn thiện về năng lực chuyên môn cũng như năng lực quản lý, dẫn tới việc ủy quyền quản lý hành nghề KTĐL cho hội nghề nghiệp chưa thực sự phù hợp.
- Quyền của các cơng ty kiểm tốn và KTV chưa được quy định rõ ràng nên chưa được bảo vệ bởi cơ sở pháp lý, dẫn tới quá trình kiểm tốn cịn gặp khó khăn do sự thiếu hợp tác của khách thể kiểm tốn hoặc sự xung đột lợi ích giữa hai bên.
Giai đoạn năm 2011-2021
Đây là giai đoạn đánh dấu các cơ sở pháp lý về KTĐL ở nước ta được hoàn thiện nhất. Ghi nhận đầu tiên là sự ra đời của Luật Kiểm toán độc lập, lần đầu tiên KTĐL được điều chỉnh bởi văn bản có giá trị pháp lý cao nhất. Sự ra đời của Luật Kiểm toán độc lập đã giúp thể hiện vai trị, vị trí của KTĐL trong nền kinh tế, lan tỏa nhận thức đến cộng đồng doanh nghiệp. Đồng thời, luật KTĐL cũng đã làm rõ quyền và trách nhiệm của KTV cùng các cơng ty kiểm tốn, giúp các cuộc kiểm toán được phối hợp thực hiện thuận lợi hơn dưới sự bảo hộ của nền tảng pháp luật.
Luật Kiểm toán độc lập đã bao quát được hầu hết các vấn đề và đưa ra các quy định chi tiết. Tuy nhiên, điều này cũng đã gây ra một số bất cập: Các quy định về phí
kiểm tốn, hợp đồng kiểm tốn, giấy tờ làm việc cho đến hình thức và nội dung của ý kiến kiểm toán đều quá chi tiết và cứng nhắc, dẫn đến nhiều trường hợp trong thực tế phải áp dụng miễn cưỡng, chưa tính đến sự đa dạng trong bối cảnh của khách thể kiểm tốn và chính các KTV, cơng ty kiểm tốn.
Cùng với Luật Kiểm toán độc lập, các Chuẩn mực Kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán cũng được ra đời trong thời kỳ này, được xem là một bước tiến quan trọng trong công tác QLNN đối với KTĐL. Hệ thống chuẩn mực kiểm tốn cùng với các chính sách khác được ban hành đã trở thành hướng dẫn chung cho các DNKT, đồng thời cũng là cơ sở để nhà nước kiểm tra, đánh giá chất lượng kiểm toán của các KTV và doanh nghiệp kiểm toán.
Từ năm 2011 đến nay, Nhà nước đã ban hành 06 Nghị định, 19 Thông tư và nhiều Quyết định hướng dẫn chi tiết, quy định các vấn đề về:
- Thi hành Luật Kiểm toán độc lập;
- Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động KTĐL
- Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam; chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán - Tiêu chuẩn đối với KTV hành nghề, DNKT được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị niêm yết;
-Quy định về đăng ký, quản lý danh sách KTV hành nghề; thủ tục cấp và quản lý Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm tốn;...
Các quy định, chính sách mới cùng các chuẩn mực kiểm toán được ban hành đã giúp các cơng ty, trong đó có Nexia STT nhanh chóng xác định được hướng đi cho mình trong giai đoạn mới thành lập. Cụ thể là dựa trên hệ thống chuẩn mực kiểm tốn để xây dựng chương trình kiểm tốn mẫu, dựa trên các quy định về thi và cấp chứng chỉ KTV để thúc đẩy chất lượng nhân viên kiểm toán; dựa trên các quy định về KSCL hoạt động kiểm tốn để tự xây dựng quy trình kiểm sốt chất lượng ngay trong cơng ty. Tại Nexia STT, có một bộ phận kiểm soát độc lập riêng sẽ kiểm tra “chọn mẫu” các cuộc kiểm toán để đảm bảo chất lượng của kiểm toán theo quy định của pháp luật.
Trong giai đoạn này, Chính phủ cũng đã phê duyệt “Chiến lược kế tốn, kiểm tốn đến năm 2020, tầm nhìn 2030” do Bộ Tài chính đệ trình. Chiến lược gồm 9 vấn đề đã đề ra mục tiêu phát triển triển cơng tác kế tốn, kiểm toán tại nước ta vươn lên bắt kịp khu vực và thế giới, đồng thời nâng cao vai trò của QLNN về hoạt động kế toán, kiểm toán. Chiến lược đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước dành cho lĩnh vực này.
2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật đối với KTĐL
Trước năm 2005, Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và giám sát KTĐL tại Việt Nam là Bộ Tài chính
Kể từ năm 2005, các tổ chức nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền tham gia quản lý hoạt động hành nghề KTĐL. Cụ thể, theo Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC, Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA) được giao quyền quản lý, xem xét và công bố danh sách KTV hành nghề và DNKT đủ điều kiện, đồng thời kiểm tra chất lượng kiểm tốn và tính tn thủ pháp luật của các KTV hành nghề và doanh nghiệp kiểm tốn. Hội cũng đóng vai trị là cơ quan chun mơn, thực hiện tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cho các KTV.
Mơ hình này là phù hợp với đặc thù ngành KTĐL là địi hỏi tính chun mơn cao, yếu tố quản lý bám rất sát thực tiễn làm việc của KTV, do đó, một tổ chức nghề nghiệp gần với thực tiễn các doanh nghiệp hơn và nắm chuyên môn tốt sẽ giúp nâng cao chất lượng công tác QLNN đối với KTĐL. Tuy nhiên phải sắp xếp đúng chức năng, đúng quyền hạn, đúng trách nhiệm thì mới đảm bảo được hiệu quả quản lý. Tại Việt Nam, cơng tác này cịn nhiều bất cập nên chưa tối ưu được vai trò của các tổ chức nghề nghiệp.
Về tổ chức bộ máy QLNN đối với KTĐL, hệ thống này bao gồm các cơ quan từ trung ương đến địa phương.
Thực trạng cho thấy, Bộ Tài chính vuwaf đảm nhiệm chức năng nghiên cứu xây dựng chính sách, vừa quản lý hoạt động KTĐL và thực hiện kiểm tra, giám sát, xử lý sai phạm. Việc Bộ “kiêm nhiệm” nhiều chức năng dẫn đến sự quá tải nguồn lực, sự hạn chế trong việc thực hiện tất cả các hoạt động trên, làm giảm hiệu quả của công tác QLNN đối với KTĐL. Trong khi đó, quá trình tổ chức thực hiện chính sách về
QLNN đối với KTĐL lại được bị chồng chéo giữa Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán - Bộ Tài chính với UBCKNN, Ngân hàng nhà nước, Cục quản lý và giám sát bảo hiểm,...; khiến việc phân cơng nhiệm vụ cịn rối rắm.
Các quy định mới và thông tin về quản lý hành nghề đều được thông báo trên website chính thức của Bộ Tài chính và website của VACPA, giúp các DNKT, KTV hành nghề cập nhật thông tin và tra cứu thuận tiện hơn.
2.3.3. Thực trạng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của công tác quản lý nhànước về kiểm toán độc lập nước về kiểm toán độc lập
a) Về cơ quan thực hiện kiểm tra, giám sát
Trước năm 2005, chức năng kiểm tra, giám sát KTĐL do Bộ Tài chính đảm nhiệm. Từ năm 2006 đến năm 2014, Bộ Tài chính giao cho VACPA kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán. Từ năm 2015 đến nay, Bộ Tài chính khơng ủy quyền cho VACPA nữa mà trực tiếp phối hợp kiểm tra, giám sát hoạt động KTĐL theo thông tư 157/2014/TT-BTC
Công tác kiểm tra giám sát KTĐL được phối hợp giữa UBCKNN và Cục Quản lý, giám sát kế tốn, kiểm tốn. Trong đó, UBCKNN kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán thực hiện tại các doanh nghiệp có lợi ích cơng chúng niêm yết trên sàn chứng khoán; Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm tốn phụ trách các doanh nghiệp cịn lại. Việc phân chia khách thể kiểm tốn thành hai nhóm trên cũng phù hợp với xu hướng quốc tế.
Tuy nhiên, điều này cũng sinh ra nhiều bất cập và thủ tục hành chính phiền hà khi DNKT đủ điều kiện để kiểm tốn cho các cơng ty niêm yết lại phải làm hồ sơ và nhận được sự phê duyệt của cả hai cơ quan là UBCKNN và Cục Quản lý, giám sát kế tốn, kiểm tốn. Ngồi ra, khi đánh giá chất lượng dịch vụ kiểm toán, Ủy ban Chứng khoán thường tập trung vào tính tuân thủ, minh bạch của các BCTC mà không đánh giá hệ thống KSCL trong DNKT và chất lượng của các hợp đồng kiểm tốn đã hồn thành.
Do đó, cần có một tổ chức giám sát độc lập với nhân sự chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tiễn dày dặn chịu trách nhiệm chính trong q trình kiểm tra, giám sát
KTĐL, nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ kiểm tốn và sự chính xác, minh bạch của thơng tin cung cấp cho nền kinh tế.
b) Về nội dung kiểm tra, giám sát
Nội dung kiểm tra, giám sát KTĐL bao gồm:
-Kiểm tra việc thiết kế và tổ chức thực hiện hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ trong doanh nghiệp kiểm toán.
- Kiểm tra các hợp đồng dịch vụ kiểm tốn đã hồn thành
-Kiểm tra tính tuân thủ các quy định khác như điều kiện kinh doanh, điều kiện hành nghề, các nghĩa vụ khác,...
- Giám sát chất lượng kiểm toán qua Báo cáo kết quả tự kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán hàng năm của doanh nghiệp kiểm toán và báo cáo kiểm tốn của nhóm khách thể bắt buộc.
Hiện nay, nội dung kiểm tra, giám sát KTĐL ở nước ta mới chỉ xoay quanh tính tuân thủ pháp luật mà chưa đi sâu vào chất lượng của dịch vụ KTĐL.
Cán bộ tham gia kiểm tra, giám sát đều chưa qua thực tế hành nghề, gần như khơng có các KTV nhiều kinh nghiệm kỳ cựu tham gia đoàn kiểm tra, dẫn đến nội dung kiểm tra về mặt chuyên môn, nghiệp vụ bị thực hiện hời hợt. Thời gian kiểm tra cũng tương đối ngắn nên không thể đào sâu hết vấn đề, làm tăng rủi ro bỏ lọt sai phạm.
c) Về hình thức kiểm tra, giám sát
Công tác kiểm tra KTĐL hiện nay được thực hiện theo hai hình thức là trực tiếp và gián tiếp.
● Kiểm tra trực tiếp
Kiểm tra trực tiếp được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất. - Về kiểm tra định kỳ:
UBCKNN thực hiện kiểm tra ít nhất 3 năm một lần, Cục Quản lý, giám sát kế tốn, kiểm tốn kiểm tra ít nhất 4 năm một lần với các DNKT cho các đơn vị có lợi ích cơng chúng thuộc lĩnh vực chứng khốn. Các DNKT cịn lại được kiểm tra ít nhất
5 năm một lần. DNKT đó sẽ tiếp tục bị kiểm tra lại ngay sau 1-2 năm tiếp theo nếu kết quả kiểm tra ở mức không đạt yêu cầu trở xuống.
- Về kiểm tra đột xuất:
DNKT bị kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu sai phạm có thể dẫn đến rủi ro kiểm tốn lớn, có tranh chấp giữa cổ đơng trong DNKT hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo về hành vi không tuân thủ pháp luật của DNKT.
● Kiểm tra gián tiếp:
Một số DNKT và KTV hành nghề được lựa chọn để làm kiểm tra gián tiếp. Các DNKT và KTV này sẽ tự lập một Báo cáo kết quả tự kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm tốn theo mẫu có sẵn tại Thơng tư số 157/2014/TT-BTC. Do sử dụng chung một mẫu báo cáo nên khó thể hiện được thực trạng thực tế cá biệt của từng DNKT. Đồng thời, báo cáo này thường có độ tin cậy khơng cao do được thực hiện một phía từ bên “bị kiểm tra” mà khơng có sự kiểm tra, đối sốt lại.
d) Về phương pháp kiểm tra, giám sát
Thực tiễn tại công ty Nexia STT cho thấy, các hợp đồng kiểm toán bị kiểm tra sẽ bao gồm 50% do kiểm tra viên chọn ngẫu nhiên, 50% cịn lại do DNKT tự lựa chọn để trình kiểm tra. Chắc chắn rằng các DNKT sẽ lựa chọn các hợp đồng kiểm tốn khơng có rủi ro sai phạm để đưa ra kiểm tra, hoặc trước khi cung cấp hồ sơ kiểm tốn thì đã “làm đẹp” trước cho các báo cáo và giấy tờ làm việc. Điều này khiến công tác kiểm tra, giám sát giảm bớt hiệu quả, gây tốn thời gian và nguồn lực không đáng.
Thực tế từ năm 2016 đến nay, qua kết quả kiểm tra của UBCKNN cũng như Cục Quản lý, Giám sát Kế toán Kiểm toán, 10% - 15% trong số các DNKT được kiểm tra định kỳ vẫn bị đánh giá ở mức không đạt yêu cầu hoặc mức yếu kém. Nếu công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện sâu sắc hơn, tỉ lệ này có thể cịn cao hơn nữa, cho thấy chất lượng dịch vụ kiểm toán tại các DNKT cịn chưa đồng đều, nhiều DNKT khơng đảm bảo chất lượng dịch vụ cần được kiểm soát chặt chẽ hơn nữa. 2.4. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về kiểm toán độc lập tại Việt Nam dưới góc nhìn của cơng ty TNHH NEXIA STT
Các quy định về KTĐL được ban hành từ sớm đã tạo “bệ phóng” và môi trường vĩ mô lý tưởng để các cơng ty kiểm tốn hoạt động và phát triển. Những thành tựu mà KTĐL đạt được đến thời điểm hiện nay được góp cơng lớn bởi công tác quản lý nhà nước trong việc xây dựng hệ thống pháp lý, tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm sốt chất lượng kiểm tốn. Cơng tác QLNN đối với KTĐL trong 30 năm qua đã đạt được những thành tựu sau:
Một là, hệ thống pháp lý ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của KTĐL Việt Nam
Hệ thống pháp lý về KTĐL đã được cấu trúc chuẩn thành 3 tầng - Luật -