Số lượng doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam qua các thời kỳ

Một phần của tài liệu Bùi Thị Thắm - 820139 - QLKTK2A (Trang 38 - 40)

(Nguồn: Cục quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán – Bộ Tài chính)

Khi các quy định pháp lý đầu tiên về KTĐL được ban hành tại Việt Nam đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của các cơng ty kiểm tốn quốc tế. Các cơng ty này nhanh chóng tiến vào thị trường Việt Nam, giúp số lượng công ty kiểm toán tại nước ta tăng lên con số 15 vào năm 1997, trong đó có đến 10/15 cơng ty là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi hoặc 100% vốn đầu tư nước ngồi.

Sau đó, nhờ các nền tảng pháp lý được hình thành cơ bản, quy định bắt buộc kiểm tốn độc lập với một nhóm doanh nghiệp đã giúp nâng cao nhận thức về vai trò của KTĐL cũng như mở rộng thị trường cho dịch vụ này, đồng thời nhà nước liên tục khuyến khích phát triển đa dạng các thành phần kinh tế. Nhờ vậy, các cá nhân trong nước đã mạnh dạn thành lập doanh nghiệp KTĐL, số lượng DNKT tăng nhanh trong các giai đoạn sau.

Dựa trên biểu đồ này, có thể thấy rõ số lượng các doanh nghiệp KTĐL tại Việt Nam đã tăng liên tục qua các năm, trong đó tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong giai đoạn từ 2005 - 2010.

Năm 2020 nước ta có 198 DNKT, trong đó chủ yếu là loại hình Cơng ty TNHH với 187 DNKT chiếm 94,44%; có 2 DNKT 100% vốn đầu tư nước ngồi (PwC, KPMG); 09 DNKT có vốn đầu tư nước ngoài (E&Y; E-Jung, Mazars, HSK, Immanuel, S&S, Crowe Việt Nam, BDO, Jung IL).

Theo số liệu mới nhất của Cục quản lý, giám sát kế tốn, kiểm tốn – Bộ Tài chính, số lượng DN Kiểm toán cập nhật mới nhất tại 1/12/2021 là 210, tăng 6% so với 2020. Nhìn chung, tốc độ gia tăng số lượng các DNKT tại nước ta nhanh nhưng đang có dấu hiệu chậm lại kể từ giai đoạn 2010 đến nay. Điều này có thể giải thích bằng việc các DNKT nhỏ có xu hướng sáp nhập lại với nhau để tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động.

Nhóm Big 4 - Bốn DNKT lớn nhất thế giới là KPMG, Deloitte, PwC, E&Y vẫn đang tiếp tục hoạt động tại Việt Nam là minh chứng cho sự phát triển của KTĐL nước ta. Tuy nhiên, cũng có thực trạng là sự xuất hiện của ngày càng nhiều các công ty kiểm tốn quy mơ nhỏ đã dẫn đến cạnh tranh gay gắt về phí kiểm tốn, khiến nhiều cơng ty kiểm tốn phải hạ mức phí, giảm nhân sự và thời gian kiểm toán, dẫn đến rủi ro khơng thể đảm bảo chất lượng cuộc kiểm tốn.

Bảng 2.1. Bảng cơ cấu nhân lực KTĐL qua các năm

STTChỉ tiêu199720002005201020152020

1Tổng số nhân viên1.1982.1273.8988.69411.09113.732

(Trong đó NV chuyên nghiệp) 9331.7353.0917.4719.70511.915

2Tổng số KTV hành nghề3144878701.2641.7972.311

(1) Người Việt Nam 2384498261.1801.7722.286

trong đó có CC quốc tế -1656204305372

(2) Người nước ngồi 763844842525

3Số được cấp CC KTV1544941.0972.0442.8372.519

4Hội viên VACPA--3771.1871.7042.441

(Nguồn: Cục quản lý, giám sát kế tốn, kiểm tốn – Bộ Tài chính và VACPA) Năm 1991 Việt Nam chưa có KTV nào có chứng chỉ KTV hành nghề, nhưng đến năm 1997 đã có 314 KTV đạt được chứng chỉ này. Số lượng KTV hành nghề tăng trên 50% mỗi chu kỳ 5 năm. Đến năm 2020, số lượng KTV hành nghề tại nước ta là 2311, tăng 128,6% so với năm 2015.

Số lượng KTV hành nghề có chứng chỉ quốc tế cũng tăng gần 2 lần từ năm 2010 đến năm 2020, cho thấy chất lượng đội ngũ KTV trong nước đang được cải thiện qua từng năm. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng này cịn tương đối chậm, trung bình mỗi năm chỉ tăng thêm 100 KTV có chứng chỉ quốc tế, chỉ bằng 1% quy mô nhân viên kiểm

toán.

Một phần của tài liệu Bùi Thị Thắm - 820139 - QLKTK2A (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w