Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Bùi Thị Thắm - 820139 - QLKTK2A (Trang 59 - 62)

2.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠ

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế

Cơng tác QLNN về KTĐL ở nước ta cịn chưa bao quát được hết các vấn đề cần điều chỉnh, nhiều chức năng quản lý còn chồng chéo, cứng nhắc.

Thứ nhất, hệ thống pháp lý chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn về quản lý KTĐL

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số các vấn đề nổi cộm sau:

-Hệ thống pháp lý chưa thật sự hoàn chỉnh, chưa giải quyết triệt để các vấn đề còn tồn tại và chưa cập nhật đầy đủ, kịp thời những thay đổi của các chuẩn mực quốc tế

-Các tiêu chí để DNKT được phê duyệt kiểm tốn cho đơn vị niêm yết trên sàn chứng khoán chưa dựa trên năng lực, nguồn lực của của doanh nghiệp kiểm toán mà dựa trên: mức vốn tối thiểu, số lượng KTV hành nghề, số năm thành lập, hay số lượng khách hàng. Các tiêu chí này lại được quy định ở mức cao khiến các đơn vị kiểm tốn quy mơ nhỏ khó đáp ứng được, dẫn đến thiếu cơng bằng trong cạnh tranh, đồng thời hạn chế sự phát triển của các DNKT nhỏ và vừa.

- Chưa chưa cập nhật đầy đủ, kịp thời các thông lệ quốc tế.

-Việc giao cho VACPA xây dựng các chuẩn mực kiểm toán sẽ dẫn tới việc ưu tiên bảo vệ lợi ích của các chủ thể kiểm tốn mà giảm bớt vai trị của QLNN đối với hoạt động KTĐL cũng như bảo vệ cơng bằng cho các đối tượng khác có liên quan.

- Chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định về mức xử phạt với hành vi thiếu trách nhiệm hoặc cố ý gian lận gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán. Báo cáo mà kiểm toán đưa ra là căn cứ quan trọng để các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng hay các doanh nghiệp khác trong các thương vụ sáp nhập, liên kết. Mặc dù có sức ảnh hưởng như vậy nhưng các KTV và các cơng ty kiểm tốn chưa phải chịu chế tài “phạt” nào cho trách nhiệm với chất lượng của các báo cáo kiểm toán. Trong khi đó, với ngành thẩm định giá - một ngành có liên quan gần đến KTĐL, thẩm định viên hồn tồn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu đưa ra các mức định giá không hợp lý, gây thiệt hại nghiêm trọng cho tổ chức, cá nhân hoặc vốn nhà nước.

Ngoài ra, hệ thống pháp lý cũng chưa giải quyết được một thực trạng rất “nóng” trong ngành kiểm tốn độc lập nước ta hiện nay, đó là việc các cơng ty cạnh tranh khơng lành mạnh trong việc giảm giá phí dịch vụ, ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng cuộc kiểm tốn.

Đồng thời, chưa có quy định về Chỉ tiêu đánh giá chất lượng kiểm toán nên việc kiểm tra, đánh giá hiện nay cịn mang tính chủ quan là chính.

Thứ hai, các chính sách chưa hướng đến mục tiêu mở rộng, phát triển hoạt động KTĐL tại Việt Nam

Các chính sách để phát triển KTĐL về mặt quy mô thị trường, chất lượng nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức. Một số quy định cứng nhắc còn gây cản trở hoạt động KTĐL. Chẳng hạn như điều kiện để được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị niêm yết cịn cịn chưa phù hợp, khơng dựa trên năng lực, nguồn lực của DNKT mà hoàn toàn dựa vào các yếu tố ngoại vi như vốn điều lệ, số lượng KTV, số năm hoạt động, số lượng khách hàng tối thiểu, gây khó khăn cho các DNKT vừa và nhỏ nhưng có nhân lực chun mơn cao và chất lượng dịch vụ tốt.

Thứ ba, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật đối với KTĐL cịn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập

Hiện nay, Bộ Tài chính đang phải kiêm nhiệm quá nhiều chức năng, từ ban hành luật định đến tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát. Điều này khiến phải phân tán

nguồn lực cho nhiều hoạt động, hiệu quả giám sát chất lượng kiểm toán chưa cao, tiềm ẩn rủi ro về tính độc lập, khách quan của các báo cáo kiểm toán.

Cơ chế phân cơng, phân cấp cịn chồng chéo, lúng túng. Việc phân công các cơ quan QLNN thuộc các lĩnh vực đặc thù chuyên ngành tham gia đánh giá, kiểm tra, giám sát các DNKT là khơng phù hợp vì làm trùng lặp chức năng quản lý, làm thủ tục hành chính thêm phức tạp. Chẳng hạn như một DNKT đáp ứng đủ tiêu chuẩn để kiểm toán BCTC cho doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khốn thì phải được cả 2 cơ quan là UBCKNN và Cục Quản lý, Giám sát Kế toán Kiểm toán xem xét, chấp thuận

Đồng thời các cơ quan này cũng khơng có điều kiện và khả năng đánh giá các DNKT như cơ quan QLNN trực tiếp.

Bên cạnh đó, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý cũng chưa đáp ứng được nhu cầu, thiếu kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động KTĐL.

Thứ tư, hoạt động kiểm tra, giám sát KTĐL chưa đạt hiệu quả cao

Các cuộc kiểm tra chưa thường xuyên, tần suất thấp, gây ra rủi ro bỏ lọt sai phạm.

Hình thức kiểm tra vẫn chủ yếu yếu là kiểm tra định kỳ, có báo trước nên các đơn vị bị kiểm tra sẽ có thời gian chuẩn bị, làm giảm tính nghiêm minh của cuộc kiểm tra.

Nhân sự các đồn kiểm tra rất mỏng, lại khơng có kinh nghiệm kiểm tốn thực tiễn cũng như kinh nghiệm trong cơng tác kiểm tốn độc lập nên khả năng phát hiện vấn đề cịn hạn chế. Chi phí cho các đợt kiểm tra khơng nhiều nên không thể mời các nhân sự cấp cao trong ngành tham gia tư vấn hoặc kiểm tra trực tiếp.

Trong cơng tác KSCL kiểm tốn, nội dung kiểm tra mới chỉ đánh giá được tính tuân thủ pháp luật của KTV, DNKT mà chưa đánh giá được chất lượng của báo cáo kiểm toán, sự phù hợp của ý kiến kiểm toán cũng như đánh giá xem DNKT đã thực hiện đủ các thủ tục kiểm toán để đi đến kết luận một cách công bằng, minh bạch hay chưa. Cụ thể bảng đánh giá hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán chỉ bao gồm các nội dung quy định chung, trách nhiệm của BGĐ về chất lượng kiểm toán

trong DNKT, chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan, chấp nhận duy trì quan hệ khách hàng và các hợp đồng dịch vụ cụ thể, nguồn nhân lực, thực hiện hợp đồng dịch vụ đảm bảo, giám sát hệ thống kiểm soát chất lượng. Trong khi đó chất lượng báo cáo kiểm tốn mới là vấn đề được quan tâm nhất và có tác động trực tiếp đến lợi ích của các đối tượng sử dụng báo cáo kiểm tốn nói riêng và tính minh bạch thơng tin của nền kinh tế nói chung.

Một phần của tài liệu Bùi Thị Thắm - 820139 - QLKTK2A (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w