Nhóm giải pháp liên quan đến các yếu tố tác động đến QLNN đố

Một phần của tài liệu Bùi Thị Thắm - 820139 - QLKTK2A (Trang 74 - 77)

Hoạt động QLNN đối với KTĐL muốn có hiệu quả bền vững, lâu dài thì cần cải thiện được cả các yếu tố thuộc nội tại chủ thể, khách thể quản lý và môi trường quản lý, bởi lẽ như phân tích ở chương hai, nguyên nhân sâu xa của nhiều thực trạng xấu hiện nay đến từ các yếu tố này. Do đó, trước hết, luận văn xin đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện các yếu tố tác động đến QLNN đối với KTĐL như sau:

a) Giải pháp liên quan đến các yếu tố thuộc môi trường quản lý

Như đánh giá tại chương 2, yếu tố thuộc mơi trường quản lý có tác động mạnh mẽ đến hoạt động QLNN đối với KTĐL là (1) Mối quan hệ, tính liên kết với các tổ chức nghề nghiệp quốc tế và (2) Sự nhận thức của xã hội về vai trò của KTĐL.

Trước hết, hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp quốc tế là cơ hội lớn cho nước ta trong việc học hỏi kinh nghiệm quản lý KTĐL cũng như tạo điều kiện để lĩnh vực này phát triển. Bài học từ các nước đi trước sẽ giúp chúng ta dù xuất phát chậm hơn nhưng sẽ sớm bắt kịp với thế giới. Cụ thể, để tăng cường tính liên kết với quốc tế, cần xem xét thực hiện các biện pháp sau:

-Xây dựng mối quan hệ đối tác với các tổ chức nghề nghiệp uy tín trên thế giới như ICAEW, ACCA, CPA… Thực hiện ký kết các biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) để tạo dựng sự gắn kết bền chặt, lâu dài, trách nhiệm, có sự tin tưởng lẫn nhau.

- Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức nghề nghiệp để tổ chức các lớp đào tạo nguồn nhân lực kiểm tốn viên chất lượng, hỗ trợ ơn luyện và thi các chứng chỉ kế toán, kiểm toán quốc tế.

- Tổ chức các hội thảo trao đổi kiến thức kế toán, kiểm tốn để chia sẻ kinh nghiệm, cơng nghệ và các cập nhật mới trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán; phối hợp xây dựng các dự án khảo sát, đánh giá thực trạng KTĐL tại Việt Nam để tìm giải pháp cải thiện.

-Trong việc sửa đổi, ban hành các chính sách pháp lý liên quan đến KTĐL, cần tham vấn ý kiến của các hiệp hội kiểm toán quốc tế, đồng thời chủ động nghiên cứu các chuẩn mực kiểm toán quốc tế để học hỏi, điều chỉnh phù hợp khi áp dụng tại Việt Nam.

Trong vấn đề nâng cao nhận thức xã hội về vai trị của KTĐL, cần đẩy mạnh cơng tác thơng tin, tun truyền để lan tỏa những giá trị quan trọng của KTĐL đến các nhà đầu tư, các doanh nghiệp cũng như toàn xã hội.

Cần giao cho một bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền này, chẳng hạn như Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề VACPA phối hợp cùng Hiệp hội Kế toán & Kiểm toán Việt Nam VAA.

Về cách thức triển khai, định kỳ phải xây dựng các tuyến bài truyền thông trên các kênh như: các báo điện tử về kinh tế, tài chính; phát thanh; truyền hình; mạng xã hội…

Về nội dung tuyên truyền: cần nêu bật được vai trị của KTĐL đối với doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung; các gương điển hình KTĐL đã giúp phát hiện sai sót nghiêm trọng trong BCTC hoặc đưa ra tư vấn hỗ trợ DN nâng cao hiệu

quả quản lý; bài học thành công của KTĐL thế giới; đồng thời hướng dẫn cách đọc báo cáo kiểm toán để các đối tượng nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp hiểu rõ giá trị mà báo cáo kiểm tốn mang lại thay vì chỉ tập trung vào ý kiến chấp nhận hay khơng.

b) Giải pháp liên quan đến nhóm yếu tố thuộc bộ máy quản lý nhà nước

Như đã trình bày tại chương 2, từ phân tích lý luận cho đến đánh giá thực tiễn cho thấy phương thức quản lý của nhà nước ta đối với hoạt động KTĐL hiện nay là phù hợp. Cụ thể là các cơ quan nhà nước đã xác định cần phối hợp với hiệp hội nghề nghiệp cũng như các bộ, ban ngành chuyên môn liên quan để thực hiện quản lý lĩnh vực KTĐL chặt chẽ.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai, cần cải tiến cách phân cơng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý hiện nay để tránh tình trạng phân cơng chồng chéo và giảm tải thủ tục hành chính.

Bên cạnh yếu tố về phương thức quản lý, chất lượng nguồn cán bộ quản lý là yếu tố tiên quyết để đảm bảo hiệu quả QLNN đối với KTĐL. Cán bộ quản lý cần chắc nghiệp vụ, vững kỹ năng, có hiểu biết chắc chắn về các kiến thức kế toán, kiểm toán, các quy định của nhà nước về kiểm toán độc lập.

Để nâng cao chất lượng nguồn cán bộ QLNN đối với KTĐL, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Thắt chặt yếu tố xét tuyển đầu vào: Cán bộ Cục Quản lý, giám sát kế tốn, kiểm tốn phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành kế toán, kiểm tốn, tài chính; Ưu tiên các ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc trong các cơng ty KTĐL hoặc có chứng chỉ kiểm tốn quốc tế.

Với các cán bộ đang cơng tác tại Cục, cần học bổ sung các văn bằng, chứng chỉ để đảm bảo về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.

-Phối hợp với Hội Kiểm toán viên hành nghề, các hiệp hội nghề nghiệp quốc tế để tổ chức các buổi đào tạo, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao hiểu biết và năng lực quản lý đối với lĩnh vực KTĐL.

- Trích ngân sách tài chính để thu hút nhân sự có trình độ chun mơn tốt, có các chứng chỉ quốc tế cùng nhiều kinh nghiệm thực chiến trong lĩnh vực KTĐL làm

việc tồn thời gian tại Cục Giám sát Kế tốn, Kiểm toán hoặc tham gia các đợt kiểm tra DNKT.

c) Giải pháp liên quan đến nhóm yếu tố khách thể quản lý

Để đạt được hiệu quả trong hoạt động QLNN đối với KTĐL, rất cần sự phối hợp và tự giác tuân thủ của nhóm khách thể quản lý, chính là các kiểm tốn viên và các DNKT.

Nhằm nâng cao ý thức của KTV trong việc chấp hành các quy định của nhà nước, cần triển khai đồng bộ nhiều biện pháp như:

- Tăng cường tuyên truyền về vai trò của KTĐL và đạo đức nghề nghiệp của kiểm tốn viên.

-Cơng khai các trường hợp KTV bị xử lý vi phạm, đình chỉ hoạt động hoặc tước chứng chỉ để răn đe với các KTV khác.

-Xây dựng một kênh thông tin chung trong ngành để các thông tin liên tục được cập nhật đến KTV, chẳng hạn như tạp chí điện tử, email tin tức được gửi định kỳ hàng tuần/tháng.

Bên cạnh yếu tố ý thức của KTV, năng lực tổ chức quản lý của các DNKT cũng rất quan trọng. Nếu bản thân mỗi DNKT đều có khả năng quản lý tốt, có hệ thống giám sát chất lượng dịch vụ thì áp lực kiểm tra, giám sát của nhà nước sẽ giảm đi phần nào. Để nâng cao năng lực tổ chức quản lý cho các cơng ty kiểm tốn, cần tổ chức nhiều chuyên đề, hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơng ty kiểm tốn, hiệp hội nghề nghiệp về cách thức xây dựng bộ máy quản lý; Đồng thời giao Hội Kiểm toán viên hành nghề VACPA xây dựng quy chế quản lý KTV mẫu để các cơng ty có thể tham khảo và áp dụng.

Một phần của tài liệu Bùi Thị Thắm - 820139 - QLKTK2A (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w