2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT DỘNG KTĐL TẠI IỆT VN AM
2.1.1. Lịch sử hình thành của kiểm toán độc lập Việt Nam
Hoạt động kiểm toán độc lập đã xuất hiện ở nước ta từ trước năm 1945 với hoạt động của kế tốn viên cơng chứng và các văn phịng kiểm sốt quốc tế như SGV, Arthur,... Tuy nhiên, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sau đó với loại hình doanh nghiệp chủ yếu cũng là các cơng ty nhà nước, kiểm tốn độc lập khơng có vai trị và khơng xuất hiện tại nước ta.
Đến những năm 1980, đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, nền kinh tế nước ta đã chuyển sang theo hướng “kinh tế thị trường”, khuyến khích đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp, đồng thời mở cửa đón các nguồn đầu tư từ nước ngoài. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI đầu tiên tại Việt Nam đã làm xuất hiện nhu cầu phải có các tổ chức kiểm tốn độc lập thực hiện kiểm toán BCTC, đáp ứng theo quy chuẩn quốc tế bấy giờ. Đây là nền móng để kiểm toán độc lập tiếp tục phát triển tại Việt Nam.
Cột mốc khởi đầu của kiểm toán độc lập Việt Nam là sự ra đời của Cơng ty kiểm tốn Việt Nam (VACO) và Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế tốn và kiểm tốn (AASC) - hai DNKT đầu tiên với 100% vốn nhà nước, được thành lập vào tháng 5 năm 1991 theo giấy phép số 957/PPLT của Thủ tướng chính phủ.
Sau đó, các cơng ty kiểm tốn khác lần lượt ra đời, các cơng ty kiểm tốn quốc tế cũng lần lượt gia nhập vào thị trường Việt Nam như: công ty Ernst & Young (E&Y) Việt Nam (1992), công ty KPMG Việt Nam (1994), công ty Grant Thornton Việt Nam (1999). Sự xuất hiện của các đơn vị kiểm toán quốc tế đã giúp Việt Nam học hỏi nhanh những kinh nghiệm quý báu từ kiểm toán thế giới để nâng cao chất lượng kiểm tốn của mình. Từ năm 1996 trở đi hàng loạt các công ty kiểm toán TNHH, cổ phần, hợp danh lần lượt ra đời. Các công ty với đa dạng quy mô đã thúc đẩy ngành KTĐL Việt Nam phát triển nhanh chóng.
Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, từ 2 cơng ty kiểm tốn chỉ với 15 thành viên và hầu như chưa có chứng chỉ hành nghề, cung cấp duy nhất dịch vụ kiểm tốn BCTC, ngành KTĐL Việt Nam đã nhanh chóng bước qua giai đoạn “chập chững”, liên tục gia tăng số lượng cơng ty kiểm tốn và kiểm tốn viên có chứng chỉ hành nghề, mở rộng các dịch vụ kiểm toán bảo đảm và dịch vụ tư vấn, xây dựng hành lang pháp lý, các chuẩn mực nghề nghiệp để nâng cao chất lượng kiểm toán tiệm cận với yêu cầu quốc tế.