3.1. Định hướng phát triển về quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập tại Việt Nam Việt Nam
3.1.1 Định hướng của nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt Nam đến năm 2030
a) Cơ hội và thách thức trong bối cảnh mới
Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (World Bank), kinh tế Việt Nam sẽ nhanh chóng hồi phục từ 2022 với mức tăng trưởng GDP khoảng 5,5% (nguồn: worldbank.org) Standard Chartered - tập đồn quốc tế hàng đầu về tài chính, ngân hàng cũng dự báo Việt Nam nằm trong nhóm 7 nền kinh tế có tăng trưởng 7% tới năm 2030. Xu hướng tất yếu của nền kinh tế Việt Nam vẫn là sự phát triển mạnh mẽ, hội nhập quốc tế sâu rộng, tìm kiếm các cơ hội đầu tư tại các thị trường nước ngồi cũng như đón nhận nguồn vốn đầu tư tích cực vào Việt Nam.
Kiểm tốn độc lập cũng khơng nằm ngồi bối cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam. Sự phát triển và giao thương quốc tế mang đến những cơ hội và thách thức cho ngành KTĐL nước ta.
Cơ hội
Kinh tế phát triển với số lượng doanh nghiệp gia tăng, đặc biệt là ngày càng nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (nhóm DN bắt buộc phải kiểm tốn BCTC) giúp mở rộng thị trường cho KTĐL Việt Nam, hứa hẹn nhiều cơ hội tăng trưởng
Nhiều DNKT nước ngồi có mặt tại Việt Nam, mối quan hệ với các tổ chức nghề nghiệp quốc tế giúp chúng ta có cơ hội học hỏi nhanh những thành tựu, kinh nghiệm trên thế giới
Khoa học công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng 4.0 có thể nhanh chóng ứng dụng trong ngành kiểm tốn, giúp nâng cao chất lượng kiểm tốn chính xác, tin cậy hơn và giải phóng KTV khỏi các tác vụ thủ công. KTV và các DNKT sẽ được ứng dụng công nghệ hiện đại với sự trợ giúp của các quy trình tự động hóa, sự phân tích
nhanh nhạy trí tuệ máy tính thay cho các kỹ thuật kiểm tốn truyền thống. Việc ứng dụng cơng nghệ giúp cơng tác phân tích dự báo hiệu quả hơn, đơn giản hóa việc phân loại chứng từ, xử lý từng nghiệp vụ riêng lẻ, giúp KTV dễ dàng nhận diện các khu vực tiềm ẩn rủi ro.
Thách thức
Thị trường kiểm tốn nước ta sẽ có sự cạnh tranh khốc liệt hơn khi có sự tham gia của ngành càng nhiều các DNKT nước ngoài. Sự phát triển của kỹ thuật kiểm tốn thế giới cũng địi hỏi sự cập nhật, thích ứng nhanh của các DNKT trong nước.
Sự cạnh tranh cũng đặt ra yêu cầu mỗi doanh nghiệp kiểm toán phải nỗ lực nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tốn cũng như trình độ của KTV, đồng thời mở rộng thêm các dịch vụ bảo đảm khác bên cạnh dịch vụ kiểm tốn báo cáo tài chính, như kiểm tốn tuân thủ, kiểm toán hoạt động, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng của các dự án đầu tư…
b) Định hướng chiến lược phát triển kiểm toán độc lập Việt Nam đến 2030
Một là, xây dựng các quy định về KTĐL Việt Nam dựa trên tiếp cận các chuẩn mực
quốc tế và phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
KTĐL khơng nằm ngồi xu hướng tồn cầu hóa trên thế giới, đòi hỏi phải đồng nhất chuẩn mực kiểm tốn trên tồn cầu. KTĐL nước ta chịu bất lợi lớn khi “sinh sau đẻ muộn” so với nền KTĐL thế giới, do đó việc nhanh chóng tiếp cận các chuẩn mực, nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng tại Việt Nam là nhiệm vụ tiên quyết, thiết yếu. Cần đảm bảo tận dụng được thành tựu của KTĐL thế giới về xây dựng hệ thống pháp lý hay các kỹ thuật kiểm toán, từng bước thu hẹp khoảng cách với KTĐL thế giới. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, nước ta cũng tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế, ký kết nhiều hiệp định thương mại, tiêu biểu như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu. Điều này đòi hỏi việc đưa ra quy định bám sát, không vi phạm các thông lệ quốc tế. KTĐL Việt Nam cũng phải thể hiện được vai trị hỗ trợ cho q trình hội nhập của nước nhà thông qua việc không ngừng nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tốn tài chính. Nhà nước cần xây dựng hệ thống pháp lý, chính sách pháp luật bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ quốc tế mà Việt Nam đã cam kết.
Tuy nhiên, các yếu tố quốc tế khi vận dụng vào nước ta phải được điều chỉnh dựa trên tinh thần linh hoạt với thực tiễn, tránh trường hợp quy định giáo điều, cứng nhắc, xa rời thực tế.
Hai là, KTĐL cần được tạo điều kiện mở rộng quy mô thị trường
Hiện nay, nhóm doanh nghiệp phải kiểm tốn BCTC bắt buộc cịn chiếm tỷ trọng chưa cao, trong khi đó việc minh bạch thơng tin tài chính là u cầu bắt buộc với bất cứ doanh nghiệp nào. Nhằm đẩy mạnh minh bạch thông tin trong nền kinh tế cũng như tạo điều kiện để KTĐL Việt Nam phát triển, cần mở rộng dần đối tượng bắt buộc kiểm toán theo luật định, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện kiểm toán tự nguyện. Phấn đấu đến năm 2030 đạt 80% tổ chức kinh tế đã sử dụng dịch vụ kiểm toán độc lập. Chiến lược phát triển kế toán, kiểm toán đến năm 2020 cũng đã đặt mục tiêu sau 2020, 55% - 60% tổ chức kinh tế thuộc diện kiểm toán.
Ba là, đẩy mạnh hỗ trợ phát triển quy mô “nguồn cung” - DNKT
Song song với việc mở rộng thị trường KTĐL, cần xây dựng chiến lược phát triển các DNKT cả về số lượng, chất lượng để tương xứng với u cầu và quy mơ thị trường. Hiện nay, tính đến số liệu năm 2020, nước ta mới chỉ có 198 DNKT, đạt 44% so với chỉ tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển kế toán, kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của nước ta. Số KTV hành nghề và KTV có trình độ quốc tế cũng đạt dưới 30% chỉ tiêu. Điều này cho thấy nhà nước phải tạo nhiều điều kiện hơn nữa để thúc đẩy số lượng DNKT và KTV.
Ngoài việc tăng số lượng DNKT, nên quy hoạch phát triển nhiều loại quy mơ DNKT, đa dạng hóa dịch vụ kiểm tốn được cung cấp.
Bốn là, phát triển KTĐL theo hướng chuyên nghiệp, tập trung vào chất lượng kiểm
toán và năng lực KTV
Để phát triển ngành KTĐL nước ta theo hướng đúng đắn, “lượng” đi kèm “chất”, cần tập trung vào 2 yếu tố: Sự minh bạch, độc lập của DNKT; Chất lượng của cuộc kiểm tốn (phát hiện ra sai sót và rủi ro, đưa ra tư vấn có ích cho khách hàng);
Để duy trì sự minh bạch, độc lập, cần có các cơ chế kiểm sốt và xử phạt có sức nặng, tạo được tính răn đe.
Để đẩy mạnh chất lượng kiểm toán, cần nâng cao năng lực KTV, số lượng KTV trong đoàn cũng như trong DNKT phải được đảm bảo. Các DNKT sẽ hướng tới cạnh tranh lành mạnh bằng chất lượng dịch vụ, hạn chế cạnh tranh về giá phí kiểm tốn.
3.1.2 Định hướng hồn thiện quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt Nam
a) Về phân cơng vai trị quản lý nhà nước đối với KTĐL
Trước hết, KTĐL là ngành dịch vụ quan trọng có thể tác động đến toàn nền kinh tế vĩ mơ, cũng là ngành kinh doanh có điều kiện, do đó trách nhiệm quản lý trực tiếp cũng như vai trò điều tiết phải thuộc về các cơ quan nhà nước. Các văn bản Luật, Nghị định sẽ do Quốc hội và Chính phủ ban hành dưới sự tham mưu của Bộ tài chính. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động KTĐL.
Đồng thời, KTĐL cũng là ngành đặc thù có tính chun mơn cao nên khơng thể thiếu sự phối hợp quản lý từ các tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán. Tuy nhiên, vấn đề là cần phân cơng vai trị của các tổ chức này một cách phù hợp. Nhà nước phải từng bước ủy quyền quản lý hành nghề và kiểm tra, giám sát chất lượng kiểm toán cho các tổ chức nghề nghiệp kiểm tốn. Điều này khơng chỉ phù hợp với thơng lệ quốc tế mà cịn phù hợp với đặc thù chun mơn phức tạp của lĩnh vực kiểm toán độc lập. Việc xây dựng và ban hành các quy định, chuẩn mực mới khơng thể thiếu sự thảo luận, góp ý từ các tổ chức nghề nghiệp KTĐL. Tuy nhiên, không nên để một tổ chức nghề nghiệp bất kỳ chịu hoàn toàn trách nhiệm xây dựng, soạn thảo quy định mới. Bởi lẽ các tổ chức nghề nghiệp thường sẽ bảo vệ lợi ích của DN trong ngành mà ít xét đến lợi ích chung của tồn nền kinh tế, gây ra sự thiếu khách quan và bình đẳng. Vì vậy, cần có một Ủy ban/ban gồm đại diện tổ chức nghề nghiệp và các bộ, ban, ngành có liên quan để xây dựng hệ thống chuẩn mực kiểm toán hoặc quy định mới về kiểm tốn.
Ngồi ra, cần để thị trường KTĐL hoạt động theo quy luật cung - cầu tự nhiên, các cơng ty với chất lượng kiểm tốn tốt hơn sẽ chiếm lĩnh thị trường, sự cạnh tranh có thể trở thành địn bẩy thúc đẩy sự nỗ lực của mỗi doanh nghiệp.
b) Sớm hoàn thiện hệ thống pháp lý về KTĐL
Hệ thống pháp lý về KTĐL ở nước ta đã cơ bản được hình thành. Tuy nhiên vẫn cịn nhiều vấn đề cần theo dõi, điều chỉnh để hồn thiện hơn. Cụ thể, hệ thống pháp lý về KTĐL ở Việt Nam cần xem xét các vấn đề sau:
Một là, cập nhật nhanh chóng các chuẩn mực kiểm tốn quốc tế, kịp thời nghiên cứu, bổ sung các chuẩn mực mới vào hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Các quy định về QLNN đối với KTĐL cũng phải đảm bảo không chống lại các hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Ngồi các chính sách về kiểm tốn, các cơ quan nhà nước cũng cần quan tâm đến một ngành có quan hệ mật thiết với KTĐL, đó là kế toán. Nếu hoạt động kế toán và kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp tốt, KTĐL sẽ có nhiều cơ sở để làm việc hơn.
Hai là, tính thực tiễn. Khơng chỉ dựa trên các kinh nghiệm của thế giới, các cơ quan nhà nước cịn phải chủ động phân tích, tìm kiếm các vấn đề của KTĐL Việt Nam để đưa ra các quy định điều chỉnh phù hợp, từ đó định hướng KTĐL nước ta phát triển đúng đắn. Các quy định của pháp luật phải ln được điều chỉnh để thích ứng về tình hình thay đổi. Ngay cả việc nghiên cứu áp dụng các chuẩn mực kiểm toán quốc tế cũng phải đánh giá tính phù hợp với thực tiễn Việt Nam trước khi ban hành.
c) Tối ưu phương pháp giám sát, quản lý
Nhằm tránh quản lý chồng chéo gây lãng phí thời gian, nguồn lực, phức tạp hóa thủ tục hành chính gây khó khăn cho hoạt động KTĐL, cần tách bạch chức năng quản lý và chức năng giám sát. QLNN đối với KTĐL phải phân chia hai nhiệm vụ: hỗ trợ sự phát triển của KTĐL; nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của các DNKT.
Cơ quan QLNN cũng cần tham khảo ý kiến của các bên liên quan khi các quy định mới về KTĐL có thể ảnh hưởng đến họ. Sự tham mưu này có thể giúp mang đến những góc nhìn đa dạng để cơ quan lập pháp, hành pháp đánh giá vấn đề tồn diện hơn, từ đó có những điều chỉnh kịp thời, đảm bảo hài hịa lợi ích giữa các bên trong nền kinh tế.
Đồng thời, để tăng cường hiệu quả giám sát trong điều kiện các cơ quan QLNN cịn thiếu nguồn lực, có thể thực hiện kiểm tra chéo giữa các đơn vị KTĐL. Cụ thể, một đơn vị kiểm toán sẽ tham gia giám sát một DNKT khác và đồng thời chịu sự giám sát của một đơn vị khác cùng ngành. Điều này giúp tần suất kiểm tra và chất lượng kiểm tra có thể được nâng cao, do các cơng ty kiểm tốn hiểu rõ nghiệp vụ của nhau, các KTV có nhiều năng lực chun mơn và kinh nghiệm làm việc thực tiễn nên dễ phát hiện ra các điểm bất thường hơn.
Hiện nay, việc kiểm tra, giám sát KTĐL mới chỉ dừng ở kiểm tra tính tuân thủ pháp luật của KTV, DNKT mà chưa đánh giá được chất lượng kiểm toán như thế nào. Điều này gây ra rủi ro chất lượng kiểm toán khơng được đảm bảo, ảnh hưởng đến tính minh bạch của nguồn thơng tin cung cấp cho nền kinh tế.
Đồng thời, việc kiểm tra hiện nay chủ yếu phục vụ việc xử phạt nếu có sai phạm xảy ra, chưa có giải pháp nào để thơng qua việc kiểm tra mà sớm phát hiện, dự báo được các rủi ro tiềm ẩn, từ đó yêu cầu DNKT và KTV đưa ra các biện pháp phòng ngừa kịp thời để tránh những sai sót có thể xảy ra trong tương lai.
3.2. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với KTĐL tại Việt Nam
Để hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước đối với KTĐL Việt Nam, luận văn cho rằng cần cải thiện thực trạng quản lý hiện nay trên cả ba phương diện: cơ sở pháp lý, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát.
3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan đến các yếu tố tác động đến QLNN đối với KTĐL
Hoạt động QLNN đối với KTĐL muốn có hiệu quả bền vững, lâu dài thì cần cải thiện được cả các yếu tố thuộc nội tại chủ thể, khách thể quản lý và môi trường quản lý, bởi lẽ như phân tích ở chương hai, nguyên nhân sâu xa của nhiều thực trạng xấu hiện nay đến từ các yếu tố này. Do đó, trước hết, luận văn xin đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện các yếu tố tác động đến QLNN đối với KTĐL như sau:
a)Giải pháp liên quan đến các yếu tố thuộc môi trường quản lý
Như đánh giá tại chương 2, yếu tố thuộc môi trường quản lý có tác động mạnh mẽ đến hoạt động QLNN đối với KTĐL là (1) Mối quan hệ, tính liên kết với các tổ chức nghề nghiệp quốc tế và (2) Sự nhận thức của xã hội về vai trò của KTĐL.
Trước hết, hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp quốc tế là cơ hội lớn cho nước ta trong việc học hỏi kinh nghiệm quản lý KTĐL cũng như tạo điều kiện để lĩnh vực này phát triển. Bài học từ các nước đi trước sẽ giúp chúng ta dù xuất phát chậm hơn nhưng sẽ sớm bắt kịp với thế giới. Cụ thể, để tăng cường tính liên kết với quốc tế, cần xem xét thực hiện các biện pháp sau:
- Xây dựng mối quan hệ đối tác với các tổ chức nghề nghiệp uy tín trên thế giới như ICAEW, ACCA, CPA… Thực hiện ký kết các biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) để tạo dựng sự gắn kết bền chặt, lâu dài, trách nhiệm, có sự tin tưởng lẫn nhau.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức nghề nghiệp để tổ chức các lớp đào tạo nguồn nhân lực kiểm toán viên chất lượng, hỗ trợ ôn luyện và thi các chứng chỉ kế toán, kiểm toán quốc tế.
- Tổ chức các hội thảo trao đổi kiến thức kế toán, kiểm toán để chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ và các cập nhật mới trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán; phối hợp xây dựng các dự án khảo sát, đánh giá thực trạng KTĐL tại Việt Nam để tìm giải pháp cải thiện.
- Trong việc sửa đổi, ban hành các chính sách pháp lý liên quan đến KTĐL, cần tham vấn ý kiến của các hiệp hội kiểm toán quốc tế, đồng thời chủ động nghiên cứu các chuẩn mực kiểm toán quốc tế để học hỏi, điều chỉnh phù hợp khi áp dụng tại Việt Nam.
Trong vấn đề nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của KTĐL, cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để lan tỏa những giá trị quan trọng của KTĐL đến các nhà đầu tư, các doanh nghiệp cũng như toàn xã hội.
Cần giao cho một bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền này, chẳng hạn như Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề VACPA phối hợp cùng Hiệp hội Kế toán & Kiểm toán Việt Nam VAA.
Về cách thức triển khai, định kỳ phải xây dựng các tuyến bài truyền thông trên các