tốn độc lập tại Việt Nam
Sau q trình đi sâu vào nghiên cứu thực trạng QLNN đối với KTĐL tại nước ta, luận văn xin phân loại các yếu tố ảnh hưởng thành 3 nhóm như sau:
2.5.1. Các yếu tố mơi trường quản lý
Mơi trường quản lý chính là “chất dung môi” để hoạt động QLNN diễn ra. Nếu môi trường quản lý thuận lợi thì sẽ trở thành chất xúc tác để QLNN đối với KTĐL diễn ra hiệu quả hơn. Người lại, nếu mơi trường quản lý khơng ủng hộ thì sẽ gây cản trở trong việc tổ chức thực hiện quản lý KTĐL cũng như phát triển chung của toàn ngành KTĐL Việt Nam. Dựa trên phân tích lý thuyết và thực tiễn, luận văn xin đưa ra các yếu tố thuộc môi trường quản lý sẽ tác động đến hoạt động QLNN đối với KTĐL như sau:
(1) Mối quan hệ, tính liên kết với quốc tế (2) Nhận thức của xã hội về KTĐL
Luận văn cho rằng trong các yếu tố thuộc mơi trường quản lý thì yếu tố mối quan hệ, tính liên kết quốc tế có ảnh hưởng lớn nhất. Bởi lẽ yếu tố này có khả năng tác động trực tiếp, nhanh chóng lên chất lượng và năng lực của hệ thống quản lý. Thơng qua q trình hội nhập quốc tế, liên kết với các tổ chức nghề nghiệp về KTĐL thế giới, học hỏi kinh nghiệm QLNN về KTĐL tại các quốc gia phát triển, chúng ta có thể “đi tắt đón đầu”, tận dụng tinh hoa kiến thức và kinh nghiệm của thế giới để vận dụng nâng cao hiệu quả QLNN tại Việt Nam như: xây dựng hệ thống chuẩn mực kiểm tốn tiệm cận với chuẩn mực quốc tế, hồn thiện các quy định và khung pháp lý, tổ chức bộ máy quản lý,...
Yếu tố nhận thức xã hội về KTĐL được xếp thứ 2 vì cũng thuộc vào nhóm yếu tổ có thể tác động trực tiếp lên KTĐL. Nếu xã hội có nhận thức đúng đắn về vai trị, quyền và trách nhiệm của KTĐL, tự khắc sẽ hình thành một “dung mơi” lý tưởng để
KTĐL phát triển hay một “hệ miễn dịch tự nhiên” đẩy lùi các gian lận, sai phạm trong q trình kiểm tốn.
Ngồi ra, yếu tố về trình độ phát triển kinh tế và ổn định chính trị cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Chẳng hạn, trình độ phát triển kinh tế sẽ ln đi cùng với sự thừa nhận của xã hội đối với KTĐL, khi trình độ phát triển kinh tế chưa cao, sự nhìn nhận của xã hội về vai trị của KTĐL cịn chưa đầy đủ thì đương nhiên khâu quản lý, lập chiến lược phát triển KTĐL cũng gặp khó khăn. Yếu tố ổn định chính trị cũng rất quan trọng ở tầm vĩ mơ vì chính trị khơng ổn định thì cơng tác QLNN với bất cứ hoạt động nào cũng đều không thể thực hiện được, đồng thời hoạt động đó cũng khơng có mơi trường để phát triển.
2.5.2. Các yếu tố thuộc bộ máy quản lý nhà nước
Trong hoạt động QLNN đối với KTĐL hay đối với bất kỳ một ngành nghề nào khác, chủ thể bộ máy QLNN luôn luôn là trung tâm. Yếu tố mơi trường có thể thay đổi, yếu tố nội tại của lĩnh vực KTĐL cũng có thể thay đổi nhưng quan trọng là trung tâm QLNN phải có các giải pháp để nhanh chóng nắm bắt, thích ứng hoặc kiểm sốt các thay đổi đó. Trong nhóm yếu tố về chủ thể quản lý, luận văn xin đưa ra nhận định về hai thành tố sau:
(1) Phương thức quản lý của Nhà nước
Phương thức quản lý sẽ quyết định hiệu quả quản lý, nếu ngay từ đầu phương thức đã sai, đã không phù hợp thì dù nhân sự thực hiện có trình độ tốt thế nào, yếu tố mơi trường có ủng hộ ra sao thì cơng tác QLNN cũng khó đạt được hiệu quả tối đa.
Bàn về phương thức QLNN đối với KTĐL, có thể thấy rõ các vấn đề sau: - Thứ nhất, QLNN đối với KTĐL không thể tách rời sự hỗ trợ của các tổ chức nghề nghiệp.dù là tham gia theo sự ủy quyền của nhà nước dưới sự quản lý, giám sát của nhà nước; hay tổ chức nghề nghiệp sẽ đảm nhiệm quản lý KTĐL và Bộ Tài chính chỉ giám sát sau cùng. Bởi lẽ KTĐL là ngành đặc thù với tính chất chun mơn cao nên sự tham gia của các tổ chức nghề nghiệp trong công tác QLNN là điều hợp lý. Tuy nhiên phải sắp xếp đúng chức năng, đúng quyền hạn, đúng trách nhiệm thì mới đảm bảo được hiệu quả quản lý.
- Thứ hai, QLNN đối với KTĐL cần sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành liên quan, cụ thể là UBCKNN, Cục quản lý và giám sát bảo hiểm; Ngân hàng nhà nước. Vấn đề là việc kiểm tra, giám sát sẽ do cơ quan QLNN nào đảm nhiệm, cơ chế phối hợp ra sao để khơng có sự chồng chéo.
Định hướng của Nhà nước trong việc định hướng vai trị quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp, tồn diện đến QLNN đối với KTĐL.
(2) Năng lực của cán bộ QLNN
Đội ngũ cán bộ quản lý là những người trực tiếp tham gia tất cả các hoạt động QLNN đối với KTĐL, từ xây dựng chính sách, tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra, giám sát. Do đó, năng lực của cán bộ quản lý quyết định trực tiếp đến tính hiệu quả của cơng tác QLNN đối với KTĐL. Yếu tố này ở nước ta vẫn là bài tốn hóc búa và có tác động tiêu cực do lực lượng cán bộ kiểm tra cịn mỏng, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn kiểm toán, chưa đáp ứng yêu cầu về kiến thức chuyên môn, ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra, giám sát KTĐL.
2.5.3. Các yếu tố thuộc nội tại DNKT và KTV
Dựa trên phân tích lý thuyết và thực tiễn, luận văn xin đưa ra các yếu tố xuất phát từ chính các DNKT và KTV sẽ tác động đến hoạt động QLNN đối với KTĐL, xếp hạng mức độ ảnh hưởng như sau:
(1) Ý thức chấp hành pháp luật của DNKT và KTV
Ý thức quyết định hành vi, thái độ sẽ có tác động trước trình độ, một KTV hiểu rõ các quy định của pháp luật về KTĐL nhưng có ý thức chấp hành khơng tốt thì cũng sẽ khơng thực hiện theo. Do đó, luận văn đánh giá trong nhóm nhân tố thuộc nội tại DNKT và KTV, ý thức chấp hành pháp luật là yếu tố có nhiều ảnh hưởng nhất đến công tác QLNN đối với KTĐL tại Việt Nam. Đặc biệt là khi tình trạng các DNKT cạnh tranh với nhau, liên tục giảm phí kiểm tốn hoặc “thỏa hiệp” với khách hàng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc kiểm toán.
Ý thức chấp hành pháp luật của các DNKT và KTV thể hiện trên nhiều khía cạnh như: mức độ hiểu biết về các quy định của pháp luật; tinh thần giữ vững chuẩn
mực nghề nghiệp, độc lập và minh bạch; chủ động đóng góp ý kiến cho q trình xây dựng chính sách quản lý, phát triển KTĐL tại nước ta.
Khi các DNKT, KTV hành nghề đều có đạo đức nghề nghiệp tốt, ý thức chấp hành pháp luật nghiêm túc thì mới có thể tạo nên một thị trường kiểm toán độc lập được nâng cao giá trị, cạnh tranh công bằng và phát triển bền vững
(2) Năng lực tổ chức quản lý và nguồn lực của DNKT
Khả năng quản lý, điều hành và giám sát nội bộ trong các DNKT là yếu tố quan trọng tác động đến việc đưa chủ trương chính sách của nhà nước vào thực tiễn, đồng thời giúp giảm tải công tác kiểm tra, giám sát nhờ thiết lập cơ chế kiểm soát chất lượng kiểm toán ngay từ nội tại DNKT. Thực tế cho thấy, những DNKT có năng lực quản lý chưa tốt, thiếu nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất hoặc cơng nghệ hỗ trợ, ít KTV hành nghề có kinh nghiệm thì sẽ dễ xảy ra sai phạm hơn, gây khó khăn để duy trì chất lượng kiểm tốn độc lập đồng bộ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã điểm lại các nét chính của lịch sử hình thành và phát triển hoạt động KTĐL tại Việt Nam, từ cơ sở pháp lý cho đến sự mở rộng về quy mô thị trường, số lượng cơng ty kiểm tốn và KTV.
Qua q trình tìm tịi các nghiên cứu, thống kê cũng như tìm hiểu thực tế hoạt động QLNN đối với KTĐL tại công ty TNHH Nexia STT, luận văn đã khái quát được thực trạng QLNN đối với KTĐL hiện nay trên ba khía cạnh: xây dựng hệ thống pháp lý; tổ chức thực hiện các chính sách và pháp luật điều chỉnh KTĐL; và hoạt động thanh tra, kiểm tra KTĐL.
Đồng thời, quá trình nghiên cứu thực trạng cũng giúp luận văn phát hiện các yếu tố ảnh hưởng chính đến hoạt động QLNN đối với KTĐL. Các yếu tố này đến từ cả môi trường quản lý, đối tượng chủ thể quản lý (các cơ quan nhà nước) và khách thể quản lý (KTV và các công ty kiểm tốn)
Từ đó, luận văn đã đánh giá được cơng tác QLNN đối với KTĐL tại Việt Nam, chỉ ra rõ cả ưu điểm, thành tựu và những mặt còn tồn tại, hạn chế. Luận văn cũng chỉ ra từng nguyên nhân của từng hạn chế cịn tồn tại. Những phân tích này là căn cứ quan trọng để đề luận văn xuất giải pháp hoàn thiện QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam tại chương 3.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ