Dự báo về định hƣớng phát triển chuỗi cung ứng than cho các NMNĐ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chuỗi cung ứng than của công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí. (Trang 62 - 66)

Việt Nam

3.1.1.Dự báo về nhu cầu than

Theo dự thảo “Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (viết tắt là QH điện VIII), để đáp nhu cầu điện tăng cao của nền kinh tế, cùng với việc thúc đẩy huy động các nguồn điện khác, nhất là nguồn điện năng lượng tái tạo, nguồn nhiệt điện than cũng được tăng cường, mặc dù với quy mô, tốc độ giảm so với các quy hoạch trước đây. Để đáp ứng định hướng phát triển nhiệt điện than nêu trên, theo dự thảo QH phân ngành than trong QH tổng thể về năng lượng quốc gia (NLQG) thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (viết tắt QH phân ngành than), nhu cầu than của nền kinh tế nói chung và của sản xuất điện nói riêng đến năm 2050 được dự báo như sau:

Bảng 3.1: Nhu cầu than của Việt Nam đến năm 2050

Đơn vị: 1.000 tấn

Nhu cầu than 2025 2030 2035 2040 2045 2050

Tổng nhu cầu 114.886 137.350 144.937 150.542 137.447 134.886

- Cho SX điện 71.553 93.007 103.360 110.191 101.229 98.577

Nguồn: Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 – Phân ngành than (Dự thảo tháng 4/2021).

Việc đáp ứng nhu cầu than phải đảm bảo các yêu cầu: Đủ, kịp thời, ổn định với giá cả hợp lý và phải tuân thủ nguyên tắc và theo trình tự ưu tiên như sau:

Trước hết, đáp ứng bằng nguồn than nội địa. Việc khai thác than trong nước không chỉ để đáp ứng nhu cầu mà còn đảm bảo tính tự chủ trong việc cung ứng than, hiệu quả kinh tế - xã hội, việc làm và giảm thiểu rủi ro gián đoạn nguồn cung

54

than do mọi nguyên nhân. Điều này đã được tái khẳng định rõ rệt, thuyết phục nhất qua cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 đang diễn ra ở cả Việt Nam và các nước trên thế giới.

Thứ hai: Phần nhu cầu còn thiếu sẽ được đáp ứng bằng nguồn than nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở chiến lược bài bản, đảm bảo sự chắc chắn, ổn định lâu dài về nguồn cung với giá cả hợp lý.

Thứ ba: Cần xác lập hệ thống dự trữ than đồng bộ, trong đó có dự trữ than quốc gia phù hợp với nhu cầu than và sản lượng than nhập khẩu ngày càng tăng cao nhằm mục tiêu “đảm bảo an ninh năng lượng là trên hết”.

Bảng: 3.2: Dự kiến sản lƣợng than khai thác trong nƣớc đến năm 2050 nhƣ sau

Đơn vị: 1000 tấn

Sản lượng than 2025 2030 2035 2040 2045 2050

Than nguyên khai 53.699 55.661 50.301 52.810 53.542 53.460

Than thương phẩm 46.797 48.731 44.029 46.340 46.092 46.277

Nguồn: Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 – Phân ngành than (Dự thảo tháng 4/2021)

Với tình hình tài nguyên than có mức độ thăm dò còn thấp (trữ lượng chỉ chiếm khoảng 5% tổng tài nguyên than), điều kiện khai thác ngày càng khó khăn, phức tạp (khai thác lộ thiên xuống sâu và sẽ cạn kiệt trữ lượng sau năm 2030, chủ yếu chuyển sang khai thác hầm lò nhiều rủi ro về khí mỏ, bục nước, phay phá, v.v...), yêu cầu bảo vệ môi trường ngày càng nghiêm ngặt, nhất là ở vùng Quảng Ninh, cộng với chính sách thuế phí tăng cao làm cho giá thành than ngày càng tăng cao, trong khi năng lực tài chính của doanh nghiệp cịn hạn hẹp, do vậy trong thời gian tới ngành than không những phải đối mặt với nguy cơ bị lỗ mà việc huy động vốn cho đầu tư phát triển sẽ vơ cùng khó khăn.

Cân đối cung cầu than nội địa và nhu cầu nhập khẩu than. Việc cân đối than nội địa cho các hộ tiêu thụ trong nước thực hiện theo nguyên tắc sau: Ưu tiên cấp

55

tối đa than cho sản xuất điện (bao gồm các chủng loại than cám 4b, cám 5, cám 6, cám 7 và cám khơng phân loại); sản lượng than cịn lại cân đối cho các hộ theo thứ tự ưu tiên là: Phân bón → Hóa chất → Xi măng → Các hộ tiêu thụ khác. Than xuất khẩu là loại trong nước khơng có nhu cầu, hoặc ít dùng. Chủng loại than xuất khẩu chủ yếu là than đặc chủng, chất lượng và giá cao, đáp ứng yêu cầu của các hộ tiêu thụ quốc tế, đặc biệt là các khách hàng lâu năm có hợp đồng dài hạn, hoặc các hợp tác thương mại mang tính quan hệ đối tác chiến lược.

Bảng 3.3: Cân đối cung - cầu than nội địa đến năm 2050

Đơn vị: 1000 tấn

Sản lƣợng than 2025 2030 2035 2040 2045 2050

Cung cấp:

Cho SX điện 36.382 38.428 34.836 38.051 38.024 37.211

Cho nhu cầu khác 8.479 8.586 7.441 6.658 6.387 7.335

Cho xuất khẩu 1.936 1.887 1.751 1.631 1.682 1.732

Cân đối cung-cầu

Thiếu tổng số -70.025 -90.506 -102.660 -105.833 -93.036 -90.340

Thiếu cho điện -35.171 -54.579 -68.524 -72.140 -63.205 -61366

Thiếu cho SX khác -34.854 -35.757 -34.136 -33.693 -29.831 -28.974

Nguồn: Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 – Phân ngành than (Dự thảo tháng 4/2021)

Việc nhập khẩu than, ngoài phần đáp ứng nhu cầu sử dụng trực tiếp còn thiếu nêu trên còn phải nhập cả các chủng loại than pha trộn với than nội địa để tận dụng nguồn than trong nước chất lượng thấp nhằm nâng cao sản lượng đáp ứng nhu cầu.

56

3.1.2.Dự báo về định hƣớng phát triển chuỗi cung ứng than cho các NMNĐ

Mục tiêu lớn nhất của chuỗi cung ứng than cho sản xuất điện là đảm bảo được nguồn cung ổn định trong dài hạn (theo vòng đời nhà máy điện) với giá cạnh tranh. Để thực hiện được mục tiêu đó, cần phải triển khai nhiều giải pháp đồng bộ đảm bảo nguồn cung như sau: Đa dạng hoá nguồn cung; Đầu tư chiếm lĩnh thị trường đảm bảo thị phần chắc chắn, ổn định; Áp dụng phương thức mua và định giá than phù hợp.

Theo đó, trước mắt và trung hạn cần bổ sung nguồn than nhập khẩu từ các thị trường than có thị phần lớn trên thế giới như In-đơ-nê-xi-a, Ơ-xtrây-li-a và Nam Phi. Trong dài hạn, cần tập trung mở rộng sang thị trường Nga và một số thị trường tiềm năng khác như Mông Cổ, Bắc Triều Tiên, Hoa Kỳ, Cô-lôm-bi-a...

Tuy nhiên, hiện nay các NMNĐ tại Việt Nam thường có vị trí xa cảng, sâu vào đất liền, trong khi đó than nhập khẩu cung ứng cho các NMNĐ chủ yếu sẽ được vận chuyển bằng đường biển vì các quốc gia xuất khẩu than chủ yếu khơng có biên giới đất liền với Việt Nam. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu cung ứng than nhập khẩu và đảm bảo việc cung cấp than an toàn và ổn định cho các NMNĐ, việc xu hướng sử dụng cảng trung chuyển để tiếp nhận các tàu hàng rời cỡ lớn sử dụng cho vận chuyển than thương mại, sau đó sử dụng các phương tiện bốc dỡ, vận chuyển đường sông, đường bộ… về tới nhà máy là phương án tất yếu.

57

Hình 3.1: Mơ hình định hƣớng phát triển chuỗi cung ứng than cho NMNĐ

Nguồn: Nghiên cứu xây dựng chuỗi cung ứng than nhập khẩu đường biển cho các trung tâm nhiệt điện tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (Phạm Việt Hùng, 2016, trang 47)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chuỗi cung ứng than của công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí. (Trang 62 - 66)