Thực hiện đa dạng hóa nguồn cung cấp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chuỗi cung ứng than của công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí. (Trang 69)

3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chuỗi cung ứng than của công

3.3.3. Thực hiện đa dạng hóa nguồn cung cấp

Than thiết kế cho nhà máy là loại than anthracite - chỉ chiếm khoảng 2,5% trong tổng trữ lượng than thế giới (khoảng 25,14 tỷ tấn), với sản lượng thương mại 20 triệu tấn/năm. Do vậy, việc xây dựng dải rộng đặc tính than nhập khẩu cho NMNĐ Vũng Áng 1 là rất cần thiết để linh hoạt trong lựa chọn phương án nhập khẩu pha trộn (hay sử dụng trực tiếp), đa dạng nguồn cung cấp than cho nhà máy, tránh phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn than TKV/Đông Bắc, đảm bảo cung cấp đủ than cho vận hành nhà máy theo huy động của cơ quan Nhà nước.

Ngoài nguồn than anthracite từ Bắc Triều Tiên đã bị cấm vận, than anthracite chất lượng tương đồng với than thiết kế NMNĐ Vũng Áng 1 được sản xuất chủ yếu ở Nam Phi với khối lượng hạn chế và phải cạnh tranh với các hộ tiêu thụ lớn, trong khi các nguồn than nhiệt rất đa dạng về chủng loại và dồi dào về số lượng. Tuy nhiên, than nhiệt có chất lượng khác biệt so với than thiết kế của NMNĐ Vũng Áng 1 (độ ẩm cao, chất bốc cao), không thể sử dụng đốt trực tiếp mà phải qua pha trộn. Trong khi đó, nguồn than Nga có nhiệt lượng cao, chất bốc thấp, nguồn than dồi dào và chất lượng tương đương với than thiết kế cho nhà máy, có thể sử dụng đốt trực tiếp không cần pha trộn.

61

Hiện nay, các NMNĐ Duyên Hải 1, Vĩnh Tân 2 của EVN đã thực hiện các nghiên cứu thử nghiệm đốt than trộn giữa than trong nước (cám 6a.1 chất bốc tương đương 5a.1) và sub-bituminous nhập khẩu, với tỷ lệ trộn than sub-bituminous nhập khẩu (chất bốc 40%) lên đến 15-25%. Hiện các nhà máy đã nâng giới hạn chất bốc lên 12-15%.

Căn cứ chất lượng các nguồn than dự kiến sử dụng để pha trộn và kết quả tính tốn tỷ lệ trộn và đặc tính than sau trộn, để đảm bảo nguồn than nhập khẩu/than trong nước luôn đa dạng, không phụ thuộc vào 1 nguồn duy nhất, dải đặc tính than nhập khẩu bao gồm các loại than từ sub-bitum đến anthracite được xác định như sau:

Bảng 3.4: Dải đặc tính kỹ thuật than nhập khẩu đề xuất

TT Đặc tínhĐơn vịDải đề xuất

1 Độ ẩm - TM ar, % tối đa 12,5

2 Độ tro - ASH db, % tối đa 39

3 Chất bốc - VM db, % tối đa 21

4 Lưu huỳnh - TS db, % tối đa 0,9

5 Nhiệt trị khơ tồn phần gdb, kcal/kg 4.800 – 7.200

6 Nhiệt trị thực nhận nar, kcal/kg 4.200 – 6.086

7 HGI tối thiểu 38

8 Cỡ hạt - Size (0-50 mm) % tối thiểu 90

9

Nhiệt độ nóng chảy của tro than - Ash Fusion Temperature (AFT)

oC - T1 o C tối thiểu 1200 - T2 oC tối thiểu 1280 - T3 oC tối thiểu 1400

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí và công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh năm 2020

62 Trong đó:

- Độ ẩm tồn phần: Đã được thống nhất tại cuộc họp giữa PV Power Fuel và Ban Kỹ thuật ngày 20/3/2020;

- Độ tro cơ sở khô tối đa của nguồn than Nam Phi nhiệt trị 4.200 kcal/kg nar; - Chất bốc cơ sở khô tối đa nguồn than bitum chất bốc thấp từ Úc;

- Nhiệt lượng từ 4.800-7.200 kcal/kg gdb: nhiệt lượng khô toàn phần tối thiểu 4.800 kcal/kg db tương ứng với nguồn than nhiệt trị thực nhận 4.200 kcal/kg nar từ Nam Phi; Nhiệt lượng khơ tồn phần tối đa 7.200 kcal/kg db tương ứng với nguồn than anthracite chất bốc thấp từ Nga;

- Kích thước hạt 0-50mm:Kích thước hạt theo thông lệ mua bán than quốc tế, tuy nhiên cỡ hạt cận 50mm chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ;

- Nhiệt độ nóng chảy của tro than (AFT): tương đương với dải thiết kế của nhà máy.

Nhằm đảm bảo nguồn than ổn định và lâu dài cho nhà máy, PV Power Fuel có thể sử dụng giải pháp nhập khẩu than phù hợp với xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng than trong tương lai, để bù đắp lượng than nội địa thiếu hụt. Giai đoạn đầu sử dụng than pha trộn anthracite trong nước/nhập khẩu với than semi-anthracite, bitumious chất bốc thấp, giai đoạn sau sử dụng than pha trộn anthracite trong nước và than bituminous, sub-bituminous chất bốc cao hơn. Cụ thể:

 Giai đoạn chưa hoàn thành các nghiên cứu sử dụng than pha trộn cho

nhà máy

- Nhập khẩu than anthracite đốt trực tiếp: than anthracite chất lượng tương đương với cám 5a.1 do TKV cung cấp – thường tập trung tại hai thị trường chính là Nga và Nam Phi;

- Nhập khẩu than bituminous chất bốc thấp pha trộn với than TKV cấp để có than pha trộn thành phẩm có chất bốc từ 10% đến 12%. Đây là loại than được sử dụng khá phổ biến trên thế giới được sản xuất tại Nga, Ơ-xtrây-li-a, In-đơ-nê-xi-a .

63

 Sau khi hoàn thành nghiên cứu sử dụng than pha trộn, tăng giới hạn chất bốc sử dụng lên đến 15%, PV Power Fuel sẽ thực hiện nhập khẩu sub-bituminous pha trộn với than TKV cấp để được than chất bốc 15%.

Tuy nhiên, đối với than nhập khẩu, chi phí vận chuyển sẽ ảnh hưởng đến giá mua than cho nhà máy, có thể phát sinh phí phạt dơi nhật tàu do khơng bố trí được cầu cảng. Đối với mỗi phương án mua than cần kết hợp đàm phán với TKV bố trí lịch nhận nhận than nội địa để lập phương án logistics than nhập khẩu cho phù hợp. Một số phương án logistics có thể áp dụng linh hoạt như sau:

- Sử dụng tàu 50.000 DWT: Than nhập khẩu được vận chuyển thẳng về cảng

Lào Việt để dỡ than bằng đường bộ, vận chuyển về kho nhà máy;

- Sử dụng tàu 70.000 – 120.000 DWT: Than nhập khẩu được vận chuyển đến

điểm chuyển tải Hòn Nét hoặc Gò Gia, chuyển tải sang tàu 20.000 DWT đưa về cảng nhà máy.

Tuy nhiên, trong dài hạn nhà máy cần hoàn thiện các nghiên cứu liên quan đến sử dụng than pha trộn cho nhà máy, ngoài mở rộng dải đặc tính than sử dụng, cần nghiên cứu thêm về khả năng lưu kho, an tồn phịng chống cháy nổ khi sử dụng các loại than chất bốc cao nhập khẩu pha trộn.

3.3.4.Xây dựng và hoàn thiện phƣơng án vận chuyển than bằng đƣờng bộ về nhà máy

Trước những khó khăn, tồn tại trong công tác tiếp nhận than, để đảm bảo đủ than cho sản xuất điện, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia các năm tiếp theo, PV Power Fuel có thể thực hiện giải pháp vận chuyển than bổ sung bằng đường biển về cảng quốc tế Lào - Việt, dỡ hàng và sau đó vận chuyển đường bộ bằng ơ tơ tải về kho nhà máy. Việc lựa chọn cảng Lào - Việt chủ yếu xuất phát từ hai lý do chính như sau:

Thứ nhất, cảng Lào - Việt là cảng nước sâu nằm trong Khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, cách NMNĐ Vũng Áng 1 khoảng 7,5 km đường bộ không đi qua khu dân cư nên thuận tiện cho vận chuyển than. Cảng có điều nhiều

64

kiện tự nhiên thuận lợi để tiếp nhận tàu hàng tải trọng đến 55.000 DWT, phù hợp với việc tiếp nhận tàu biển trong nước và quốc tế.

Thứ hai, cảng bao gồm 02 bến cập tàu là bến số 1 và số 2, với hệ thống kho bãi, ít bị ảnh hưởng của gió mùa, thiết bị chuyên dụng hiện đại, có khả năng tiếp nhận tàu hàng trong mùa gió mùa, biển động, khi cảng NMNĐ Vũng Áng không tiếp nhận được tàu vào làm hàng. Cơng suất làm hàng trung bình của cảng dao động trong khoảng 8.000 tấn/ngày.

Tuy nhiên, việc vận chuyển than theo giải pháp vận chuyển than bổ sung đề xuất có phát sinh chi phí dỡ than tại cảng Lào - Việt và vận chuyển đường bộ về kho nhà máy so với phương án vận chuyển bằng đường biển về cảng nhà máy. Như vậy, chi phí logistics cho phương án (chi phí vận chuyển than đường biển về cảng Lào - Việt, dỡ hàng và vận chuyển đường bộ về kho nhà máy) cần được EVN chấp thuận để có thể thu hồi được qua giá bán điện.

Bên cạnh đó, PV Power Fuel cần phối hợp với PV Power Ha Tinh nghiên cứu tăng sức chứa kho than nhà máy thêm 70.000 – 100.000 tấn để có thể dự trữ cho phát điện, đảm bảo vận hành 2 tổ máy trong mùa mưa bão, thời tiết xấu, không thể tiếp nhận tàu để bốc dỡ.

3.4.Kiến nghị

3.4.1.Đối với Bộ Công Thƣơng

Phương án vận chuyển than bằng đường bộ có phát sinh chi phí dỡ than tại cảng Lào - Việt và vận chuyển đường bộ về kho nhà máy so với phương án vận chuyển bằng đường biển về cảng nhà máy cần được EVN chấp thuận để có thể thu hồi được qua giá bán điện. Tuy nhiên, đến nay chi phí này chưa được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đồng ý do EVN/EPTC bóc tách từng hạng mục chi phí theo Thông tư số 13/2017/TT-BCT ngày 03/8/2017 của Bộ Tài chính. Cụ thể, Thơng tư số có quy định: “Đối với nhiên liệu than của Hợp đồng mua bán than trong nước: Giá than là giá tại điểm xếp hàng của đơn vị cung cấp than, bao gồm hao hụt, phí quản lý, bảo hiểm (nếu có), khơng bao gồm cước vận chuyển (đồng/tấn), được quy đổi về đơn vị đồng/kg để tính tốn. Tuy nhiên, Thơng tư cũng

65

quy định trường hợp nếu hợp đồng mua bán than không tách được cước vận chuyển nhiên liệu, giá nhiên liệu Năm cơ sở được xác định bằng giá trong Hợp đồng mua bán than trong nước.

Vì vậy, để có thể cung cấp thêm điện năng cho nhu cầu vận hành nhà máy, kiến nghị Bộ Công thương xem xét, chấp thuận “Giải pháp vận chuyển than bằng đường bộ phục vụ vận hành NMNĐ Vũng Áng 1” để làm cơ sở cho công tác vận chuyển than và thanh tốn chi phí vận chuyển than vào giá điện.

3.4.2.Đối với Bộ Tài nguyên Môi trƣờng

Do tình trạng cảng nhập than bị bồi lắng từ 2,4m đến 3m so với thiết kế ban đầu, nên hiện nay NMNĐ Vũng Áng 1 chỉ có thể tiếp nhận tàu có trọng tải từ 20.000-25.000 DWT so với trọng tải thiết kế đến 30.000 DWT, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất của chuỗi cung ứng than. Để tạm thời khắc phục khó khăn, nhà máy đã xây dựng kho dự phòng chứa than đủ cung cấp khi có sự cố, tuy nhiên do tình trạng bồi lắng kéo dài, kho dự trữ than dần bị cạn kiệt nguyên liệu, đe dọa đến hoạt động của nhà máy và ảnh hưởng rất lớn đến an ninh năng lượng quốc gia.

Trước nguy cơ không đủ nhiên liệu để vận hành nhà máy an toàn, PV Power Ha Tinh đã nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để được nhận chìm ở một vùng biển an tồn, đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để nạo vét luồng lạch nhưng đến nay còn gặp vướng mắc về hành lang pháp lý, nguyên nhân chính là do địa phương chưa bố trí được điểm đổ thải.

Vì vậy, PV Power Fuel cần kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Bộ Giao thơng Vận tải sớm tìm điểm địa điểm đổ thải, thực hiện nạo vét luồng Vũng Áng để tăng năng lực tiếp nhận của cảng đạt như thiết kế.

Kết luận Chƣơng 3

Trong chương 3, luận văn đã đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chuỗi cung ứng than của công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí cùng với một số kiến nghị tới Bộ Công Thương và Bộ Tài Nguyên và Môi Trường để có

66

những cơ chế, chính sách giúp phát đơn vị phát huy được vai trò điều phối của mình trong chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, những giải pháp cần được thực hiện đồng bộ và thường xuyên theo dõi điều chỉnh để phù hợp nhất với hoàn cảnh thực tế.

67

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh trong bối cảnh nền kinh tế tồn cầu hóa, tất cả các doanh nghiệp đều đứng trước áp lực nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm thiểu tối đa mọi chi phí nhằm hướng tới mục tiêu tối đa lợi nhuận. Muốn đạt được mục tiêu thì tồn bộ các hoạt động đầu vào đến đầu ra, cần được phối hợp nhịp nhàng tạo thành một hệ thống hồn chỉnh và vai trị của chuỗi cung ứng nói chung và việc quản lý chuỗi cung ứng nói riêng ngày càng được các nhà quản lý chú trọng hơn, và hoàn thiện hoạt động quản lý chuỗi cung ứng hiện tại là nhiệm vụ sống còn của doanh nghiệp.

Sau khi nghiên cứu để tài “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chuỗi cung ứng than của công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí”, có thể rút ra một số kết luận sau đây:

- Thông qua phân tích thực tiễn hoạt động quản lý chuỗi cung ứng than hiện tại của cơng ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí theo các nội dung của mơ hình Mơ hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng - SCOR, có thể thấy bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác đảm bảo nguồn than sản xuất cho nhà máy vận hành an toàn, ổn định trong những năm qua, hoạt động quản lý chuỗi cung ứng vẫn tồn tại nhiều hạn chế: hoạt động lập kế hoạch trong trung và dài hạn vẫn chưa được chú trọng, hình thức đấu thầu có thời gian thực hiện khá lâu gây khó khăn khi đơn vị muốn huy động nguồn than khẩn cấp, nguồn than sử dụng cho nhà máy là nguồn than khan hiếm trên thị trường, đặc biệt công tác điều phối giao nhận than tại cảng gặp nhiều khó khăn trong một số tháng cuối năm do tình hình thời tiết thường diễn biến xấu.

- Để hồn thiện chuỗi cung ứng hiện tại của công ty dựa vào kết quả phân tích thực trạng trong chương 2 kết hợp với tình hình dự báo về nhu cầu sử dụng than cho các NMNĐ cũng như xu hướng phát triển mơ hình chuỗi cung ứng than trong tương lai, tác giả đã đề xuất một số giải pháp, bao gồm: hồn thiện cơng tác lập kế hoạch, đa dạng hóa các hình thức đấu thầu nhằm rút ngắn thời gian lựa chọn nhà cung cấp, thực hiện đa dạng hóa nguồn cung cấp giúp nhà máy vận

68

hành an toàn ổn định trong dài hạn , đồng thời xây dựng và phát triển phương án vận chuyển than bằng đường bộ về nhà máy nhằm nâng cao năng suất tiếp nhận than, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà máy.

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Bá Hùng Anh, Quản trị chuỗi cung ứng, NXB Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh 2020.

2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí và cơng ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh năm 2015.

3. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí và cơng ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh năm 2016.

4. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí và cơng ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh năm 2017.

5. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí và công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh năm 2018.

6. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí và cơng ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh năm 2019.

7. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí và cơng ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh năm 2020.

8. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí và cơng ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh năm 2021.

9. Hoàng Văn Châu, Giáo trình logistics và vận tải quốc tế, NXB Thơng tin và Truyền thông, Hà Nội 2009.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chuỗi cung ứng than của công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí. (Trang 69)