Nguồn: NHNN, NHTM, VCBS tổng hợp
Bên cạnh đó, một số ngân hàng quy mơ nhỏ thường có xu hướng tối ưu hóa nguồn vốn huy động thơng qua các tổ chức tín dụng quốc tế. Đây cũng là hình thức huy động vốn được đa số các ngân hàng áp dụng trong nhiều năm gần dây. Trong đó, hai tổ chức cấp vốn quen thuộc và phổ biến nhất là Cơng ty Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Các đơn vị này thường yêu cầu ngân hàng được cấp hạn mức sử dụng nguồn vốn theo một số khía cạnh nổi bật sau: mục đích tốt, có hệ thống quản trị rủi ro tốt,… Mức lãi suất của các khoản cấp vốn này cũng thường neo theo lãi suất liên ngân hàng quốc tế và hiện tại ở mức khoảng 1%/năm.
Sau khi huy động nguồn vốn ngoại tệ, các ngân hàng thường phải quy đổi sang tiền VND thông qua hoạt động mua/sử dụng hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo (SWAP). Hiện nay khi thị trường đang có xu thế giữ và tăng giá tiền VND, chi phí hàng năm cho các hợp đồng năm giảm tích cực. Tổng chi phí huy động ngoại tệ giảm còn khoảng 4%/năm cho kỳ hạn dài và thấp hơn với các hợp đồng kỳ hạn ngắn. Nhờ vậy, một số ngân hàng quy mơ nhỏ như VIB, SeaBank,…có kế hoạch tăng sử dụng nguồn vốn huy động ngoại tệ để tối ưu hóa chi phí vốn (Hình 2.3).
47
Hình 2.3 Nguồn vốn từ tổ chức Quốc tế được tận dụng để giảm chi phí vốn ở các ngân hàng quy mô nhỏ
Nguồn: NHNN, NHTM, VCBS tổng hợp
b.Biên lãi ròng (Net Interest Margin – NIM):
Trong 7 năm trở lại đây, biên lãi rịng (NIM) tồn ngành có xu hướng tăng và hiện tại đang ở mức cao nhờ 3 yếu tố chính. Đầu tiên, tỷ trọng dư nợ bán lẻ tăng đồng nghĩa với việc thúc đẩy biên lãi ròng phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, sự sụt giảm trong giới hạn cho vay (room tín dụng) của ngân hàng đã làm cho mức độ cạnh tranh của cấp tín dụng giảm xuống rõ rệt, góp phần khuyến khích sự gia tăng của biên lãi ròng. Và tác động cuối cùng là nhờ sự thắt chặt trong công tác quản lý đã hạn chế được tối đa hoạt động cho vay lãi ngồi. Cùng với đó, chi phí rủi ro có xu hướng giảm nên làm cho mức lợi nhuận trên cùng một quy mô tài sản của các ngân hàng TMCP tăng mạnh.
Hình 2.4 đã thể hiện rõ được sự chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại các ngân hàng. Trong đó, có thể thấy được tốc độ giảm của lãi suất cho vay chậm hơn rất nhiều so với lãi suất huy động. Cũng vì thế khiến cho biên lãi rịng tồn ngành chạm mức đỉnh ngắn hạn trong nửa đầu năm 2021. Tuy vậy đến quý 3/2021, biên lãi ròng lại giảm nhẹ so với khoảng thời gian trước đấy do phần lớn các ngân hàng TMCP giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế nước nhà trong đại dịch Covid- 19.
48