Lịch sử hình thành Quốc ca

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá về tình hình sử dụng biểu tượng quốc gia hiện nay ở việt nam 2 (2) (Trang 29 - 30)

Cũng tại Quốc hội khóa I, cùng lúc thơng qua Quốc kỳ, Quốc hội cũng đã nhất trí lấy bài hát Tiến quân ca của Nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1944 làm Quốc ca chính thức. Trước đó, Tiến qn ca là Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1945 đến năm 1976.

Ngay từ khi ra đời, bài hát được coi là bài hát chính thức của Mặt trận Việt Minh. Trong thời kỳ cách mạng tháng 8 năm 1945, thay vì “Đồn qn Việt Nam đi”, những người tham gia Việt Minh thường hát là “Đoàn quân Việt Minh đi”.

Khi được chọn chức thức làm Quốc ca, phần lời của Quốc ca đã được sửa đổi khác đôi chỗ so với bản gốc “Tiến quân ca” của Văn cao. Thông thường, khi cử Quốc ca trong các buổi lễ, chỉ có lời một của bài hát được sử dụng.

Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức duyệt Tiến quân ca làm Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, trong cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội trước nhà hát lớn. Tiến quân ca lần đầu tiên đã được cất lên trước đông đảo quần chúng nhân dân.

Ngày 19 tháng 8 năm 1945, trong khí thế của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, dưới cờ đỏ sao vàng, dàn đồng ca Đội Thiếu niên Tiền phong đã hát vang Tiến quân ca. Đặc biệt, ngày 02 tháng 9 năm 1945, Tiến quân ca chính thức được cử hành trọng thể trong Lễ Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.

Năm 1945, lần đầu tiên, Tiến quân ca được cất lên trong hoạt động đối ngoại của nước ta do đồng chí Võ Ngun Giáp chủ trì lúc tổ chức lễ đón phái đồn Mỹ do Đại tá Patti dẫn đầu tại trung tâm Hà Nội.

Như vậy, nếu tính từ tháng 8 năm 1945 đến nay, Quốc ca Việt Nam đã hơn 70 năm, bằng tuổi của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong chặng đường hơn 70 năm đó, Tiến qn ca đã hịa nhịp trong mỗi bước đi đầy gian lao mà vô cùng oanh liệt của đất nước.

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá về tình hình sử dụng biểu tượng quốc gia hiện nay ở việt nam 2 (2) (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w