Nhận xét đánh giá

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá về tình hình sử dụng biểu tượng quốc gia hiện nay ở việt nam 2 (2) (Trang 35 - 39)

Biểu tượng quốc gia Việt Nam hiện nay được sử dụng, gìn giữ và phát huy những bản chất tốt đẹp vốn có của các biểu tượng của quốc gia Việt Nam.

Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đều có biểu tượng quốc gia riêng cho mình. Với các biểu tượng quốc gia tượng trưng cho nền văn hóa và các truyền thống lịch sử vẻ vang của đất nước, con người Việt Nam càng ngày càng trân trọng sự vốn có của nó.

Các biểu tượng quốc gia Việt Nam được người dân Việt Nam chọn lọc và lưu truyền từ đời này qua đời khác. Từ tiến trình lịch sử xuất hiện và sự phát triển của các biểu tượng được mọi người dân Việt Nam tơn vinh và ln giữ gìn chúng. Nhìn chung sự tồn tại và phát triển của các biểu tượng quốc gia từ khi ra đời cho đến nay đều có nhiều bước ngoặt và sự thay đổi lớn. Nhưng cuối cùng Việt Nam chúng ta cũng bảo vệ và phát huy được các biểu tượng thiêng liêng của nước nhà.

Các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng việc sử dụng các biểu tượng quốc gia đều là quyền và nghĩa vụ của mỗi người dân. Chúng thể hiện sự hồn thiêng của dân tộc, để có được các biểu tượng quốc gia thì trải qua các thời kỳ lịch sử và sự phát triển của đất nước thì Quốc kỳ, Quốc hiệu, Quốc ca, Quốc huy của đất nước chúng ta cũng được hình thành và phát huy cho đến tận ngày nay.

Mặc dù việc sử dụng các biểu tượng quốc gia luôn được mỗi người dân Việt Nam trân trọng và nâng niu nhưng cũng không khỏi mắc các lỗi khi sử dụng chúng.

Như chúng ta đã biết mỗi thứ tồn tại đều có hai mặt của nó và khi chúng ta sử dụng các biểu tượng quốc gia cũng vậy.

3.1.1. Ưu điểm

Hiện nay đã có các Văn bản của nhà nước về việc sử dụng các biểu tượng quốc gia như:

Điều lệ số 973-TTg ngày 21 tháng 7 năm 1956 của Thủ tướng Chính phủ về việc dùng Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Điều lệ số 974-TTg ngày 21 tháng 7 năm 1956 của Thủ tướng Chính phủ về việc dùng Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Điều lệ số 975-TTg ngày 21 tháng 7 năm 1956 của Thủ tướng Chính phủ về việc dùng Quốc ca nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.

Hướng dẫn số 3420/HD-BVHTTDL ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày Quốc hiệu trong văn bản hành chính(Theo Điều 6 chương 2 của Thơng tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính).

Thơng báo số 31/TB của Chính phủ ngày 15 tháng 02 năm 1993 của Chính phủ về việc treo Quốc kỳ, chào cờ và hát Quốc ca.

Thông tư số 01/2010/TT-BNG ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Bộ Ngoại giao về hướng dẫn sử dụng biểu tượng quốc gia và nghi thức nhà nước tổ chức một số hoạt động đối ngoại tại cơ quan đại diện nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngồi.

Quốc ca là bài ca vĩ đại, là biểu tượng của quốc gia Việt Nam, gắn với lịch sử đặc biệt, vận mệnh thiêng liêng và ý chí, khát vọng của mỗi dân tộc. Chào cờ và hát Quốc ca là một nghi lễ thiêng liêng, nghi thức quan trọng thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc và trách nhiệm của mỗi công dân đối

với đất nước, với nhân dân. Do vậy, ở Việt Nam việc hát Quốc ca được coi là nghĩa vụ, quyền lợi của công dân, được quy định hết sức nghiêm túc và theo thời gian đã trở thành nét đẹp văn hóa trong mỗi người dân và trong tồn xã hội. "Đoàn quân Việt Nam đi/ chung lòng cứu quốc/ Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa...". Tiếng hát "Tiến quân ca" đã vang lên trên Quảng trường Ba Đình lịch sử trong ngày khai sinh đất nước Việt Nam của chúng ta. "Tiến quân ca" mang theo ước vọng của cả dân tộc đi qua các cuộc trường chinh vệ quốc để non sông ca khúc khải hồn. Máu của những người con nước Việt đã tơ thắm màu cờ đỏ sao vàng, để mỗi người dân được hát vang bài hát vĩ đại của dân tộc Việt Nam trên q hương hịa bình, thống nhất. Nhiều thế hệ người Việt Nam đã hát Quốc ca với nhiệt huyết từ mỗi trái tim cho dân tộc và đất nước, cho quá khứ, hiện tại và tương lai.

Quốc ca Việt Nam là niềm tự hào của người dân Việt Nam, khi tiếng hát "Tiến quân ca" cất lên từ trái tim mỗi người Việt Nam cũng là lúc niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước trào dâng mạnh mẽ. Và như vậy, mỗi lần hát Quốc ca là một lần người Việt Nam tự bồi đắp tinh thần yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc để nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước. Điều này thật sự cần thiết đối với mỗi công dân Việt Nam, đặc biệt đối với sinh viên, học sinh để từ đó, nâng cao ý thức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân qua từng việc làm cụ thể ở từng vị trí cơng việc cụ thể. Nói cách khác, nguyện vọng của cả dân tộc chất chứa trong "Tiến quân ca" phải được chuyển thành hành động để "Nước non Việt Nam ta vững bền".

Việc treo quốc kỳ của Việt Nam hiện đang cũng đang được chú trọng và thực hiện nghiêm túc. Từ các ngày lễ lớn khắp nơi trên đất nước Việt Nam nhà nhà đều treo cờ. Như tết Nguyên đán, ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, ngày Quốc khánh, 30/4 và 1/5. Việc treo cờ của các cơ quan hành chính cũng được chú trọng. Vì quốc kỳ là vật thiêng liêng nên được mỗi người dân Việt Nam nâng niu và phát huy các truyền thống và treo cờ vào các ngày lễ lớn.

Quốc kỳ Việt Nam được treo ở địa đầu của Tổ quốc và những nơi biên giới của Tổ quốc. Nhằm bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam.

Mỗi người dân Việt Nam đều có ý thức trong việc sử dụng các biểu tượng quốc gia.

3.1.2. Hạn chế

Vẫn còn hiện tượng sử dụng Quốc kỳ bạc màu, thậm chí rách nát làm mất đi ý nghĩa cao đẹp của Quốc kỳ Việt Nam.

Trong các ngày lễ của dân tộc, mọi người dân khơng tự giác mà chỉ khi chính quyền nhắc nhở nhiều lần mới thực hiện việc treo Quốc kỳ.

Chúng ta quá lợi dụng và sử dụng sai, sử dụng không phù hợp Quốc Thiều. Lâu nay, khi chào cờ, rất ít nơi hát quốc ca. Việc chào cờ có hát quốc ca chỉ phổ biến ở các trường phổ thông, các đơn vị lực lượng vũ trang (công an, quân đội) và một số cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước. Thực trạng chào cờ mà không ai hát quốc ca đã trở thành phổ biến. Người Việt Nam mà không hát quốc ca Việt Nam, nhìn ở góc độ nào thì cũng là điều khơng thể chấp nhận được. Chính phủ thì đã ra hẳn một Nghị định từ năm 2013 để chấn chỉnh vấn đề này, thế nhưng kết quả thu được có lẽ cũng chưa được khả quan cho lắm, mà minh chứng rõ nhất là ngay ở Quốc hội, nhiều vị Đại biểu... lười hát Quốc ca. Các bạn quốc tế hát được, sao ta khơng hát? Vì khơng thuộc lời và cũng vì đã thành lệ từ lâu là khơng ai hát. Vậy thì ngay bây giờ, phải chấn chỉnh lại việc chào cờ, mọi người phải hát quốc ca.

Rất nhiều người Việt Nam không thuộc lời bài hát quốc ca. Thậm chí họ càng khơng biết bài “Tiến quân ca” là gì. Nghĩa là khơng biết rằng bài hát “Tiến quân ca” của nhạc sĩ Văn Cao chính là lời bài hát quốc ca hiện nay. Đó là một chuyện đáng buồn.

Việt Nam vẫn chưa có biểu tượng chung, có rất nhiều biểu tượng tượng tượng trưng cho đất nước, con người chưa được cơng nhận chính thức mặc dù được quần chúng thừa nhận rộng rãi trong và ngoài nước. Ngay dịp đăng cai

SEA Games 22, người ta cũng đã bàn đi tính lại mãi vẫn khơng biết biểu tượng của chúng ta là cái gì - và lúc đó mới té ngửa rằng nước ta chưa có biểu tượng, cuối cùng lấy trâu vàng làm biểu tượng cho SEA Games 22, nhưng dù sao đó vẫn chỉ là biểu tượng tạm thời của SEA Games 22 chứ chưa được tất cả người dân ủng hộ để trở thành biểu tượng thống nhất và bền vững của Việt Nam. Trong khi đó, hiện nay hầu như các ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, tổ chức của nước ta đều đua nhau tổ chức cuộc thi thiết kế logo, biểu tưởng của riêng mình… thì biểu tượng chung của cả đất nước lại chưa có.

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá về tình hình sử dụng biểu tượng quốc gia hiện nay ở việt nam 2 (2) (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w