Các giải pháp

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá về tình hình sử dụng biểu tượng quốc gia hiện nay ở việt nam 2 (2) (Trang 39 - 43)

Hoàn thiện và ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn về sử dụng biểu tượng quốc gia.

Việt Nam cần có các biểu tượng chung cho đất nước như Quốc phục (Áo dài), Quốc hoa (hoa sen)….

Nâng cao ý thức của mỗi người dân Việt Nam trong việc thực hiện, sử dụng các biểu tượng quốc gia.

Để kịp thời khắc phục những thiếu sót nêu trên và tiếp tục thực hiện nghiêm túc về việc hát Quốc ca khi tiến hành nghi thức chào cờ, Ban Thường vụ yêu cầu các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội các cấp, các đơn vị lực lượng vũ trang trên cả nước thực hiện tốt một số nội dung sau: Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền để cán bộ, đảng viên, hội viên, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân Thủ đơ hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của lễ chào cờ Tổ quốc và việc hát Quốc ca, từ đó có ý thức tự giác trong việc thực hiện.

Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị trên cả nước thực hiện nghiêm việc hát Quốc ca khi tiến hành nghi thức chào cờ trong các lễ mít tinh, kỷ niệm những ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của đất nước; hát Quốc ca và Quốc tế ca (đối với đảng viên) khi tiến hành nghi thức chào cờ trong các sinh hoạt của Đảng, như: mít tinh kỷ niệm ngày thành lập Đảng, đại hội Đảng, trao Huy hiệu Đảng, kết nạp Đảng... Tổ chức cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên học hát Quốc ca, Quốc tế ca (đối với Đảng viên), bảo đảm đúng lời, đúng nhạc, đúng tinh thần trang trọng, tự hào.

Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội các cấp, các đơn vị lực lượng vũ trang thực hiện nền nếp việc tổ chức nghi thức chào cờ Tổ quốc, hát Quốc ca và sinh hoạt dưới cờ vào mỗi sáng thứ hai hằng tuần;

Đảng uỷ Khối các trường đại học - cao đẳng, các Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cấp uỷ, ban giám hiệu các trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục - đào tạo khác nhau trên cả nước duy trì nền nếp việc tổ chức nghi thức chào cờ Tổ quốc, hát Quốc ca và sinh hoạt dưới cờ vào thứ hai hằng tuần.

Trên đây là nhận xét và đánh giá về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình sử dụng biểu tượng quốc gia hiện nay ở Việt Nam. Từ đó đưa ra giải pháp thiết thực để thực hiện tốt việc sử dụng biểu tượng quốc gia ở Việt Nam.

KẾT LUẬN

Với sự bảo tồn và phát huy những gì cha ơng ta để lại thì người dân Việt Nam đã tự hào khi được sống trên mảnh đất thiêng liêng hình chữ S và khốc cho mình tên Việt Nam với bản Quốc ca hùng tráng cùng với lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên bầu trời Việt Nam. Thật đáng quý và tự hào khi là người Việt Nam. Vì những lẽ đó chúng ta cần phát huy vai trị là một người dân đất Việt để bảo tồn những bản sắc văn hóa dân tộc. Qua q trình tìm tịi về biểu tượng quốc gia Việt Nam em đã hiểu rõ hơn về quá trình hình thành nên những biểu tượng quốc gia của Việt Nam. Có thể nói, biểu tượng quốc gia là một phần hình thành nên quốc gia Việt Nam. Biểu tượng quốc gia Việt Nam được chúng ta gìn giữ và phát huy từ khi hình thành đến nay. Ý nghĩa của các biểu tượng quốc gia cũng cho chúng ta biết được các biểu tượng quốc gia có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với lịch sử của dân tộc. Do hạn chế về thời gian nên bài tiểu luận không thể mở rộng, đi sâu nghiên cứu, trình bày đầy đủ và sâu sắc. Tuy nhiên, với những nội dung đã trình bày và những giải pháp đưa ra trong bài, hi vọng góp phần nâng cao hiệu quả trong cơng cuộc thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng biểu tượng quốc gia của Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá về tình hình sử dụng biểu tượng quốc gia hiện nay ở việt nam 2 (2) (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w