Thực trạng và quy cách sử dụng Quốc ca tại Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá về tình hình sử dụng biểu tượng quốc gia hiện nay ở việt nam 2 (2) (Trang 31 - 35)

Quốc ca có thể hát bằng lời hoặc cử bằng nhạc: - Khi làm lễ chào cờ;

- Khi khai mạc và bế mạc những cuộc mít tinh, những buổi họp long trọng do chính quyền hoặc đồn thể tổ chức;

- Hàng ngày khi bắt đầu buổi phát thanh thứ nhất và khi kết thúc buổi phát thanh cuối cùng của Đài tiếng nói Việt Nam.

Trong những cuộc duyệt binh hoặc mít tinh lớn có cử quốc ca bằng nhạc, đồng thời có bắn đại bác thì có thể cử Quốc ca một lần hay nhiều lần.

Khi cử Quốc ca, mọi người phải bỏ mũ, đừng nghiêm (ở trong phịng họp, có treo quốc kỳ sau Chủ tịch Đồn, thì khi chào cờ, Chủ tịch Đồn đứng nhìn về phía trước mình, khơng phải quay mặt vào quốc kỳ. Cịn những người khác thì đứng nhìn về phía quốc kỳ),

Cử Quốc ca của ta và quốc ca một nước bạn: Trong những buổi lễ (ví dụ như lễ kỷ niệm ngày Quốc Khánh một nước bạn hoặc đặc biệt trong những buổi biểu diễn long trọng của những đồn nghệ thuật nước bạn), có cử quốc ca của ta và Quốc ca của bạn thì, khi khai mạc cũng như khi bế mạc, cử Quốc ca của bạn trước và Quốc ca ta sau.

Quốc ca Việt Nam có thể hát trên lời hoặc cử chỉ nhạc khi làm lễ chào cờ, khai mạc các buổi họp long trọng. Khai mạc hát đoạn 1 của bài Quốc ca, bế mạc hát đoạn 2. Kỷ niệm ngày 1/5, khai mạc hát Quốc ca, bế mạc hát Quốc tế ca. Quốc ca kết hợp với các bài khác. Đại hội Đảng, lễ kết nạp đảng viên hát quốc ca và quốc tế ca. Đại hội Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh hát quốc ca và đồn ca.

Quốc ca được chơi tại buổi lễ và lễ hội quốc gia và cũng gắn liền với các sự kiện thể thao. Trong các cuộc thi đấu thể thao, như SEA games, quốc ca của vận động viên đoạt huy chương vàng được chơi tại mỗi buổi lễ trao huy chương.

Mùa hè năm 2014, khi Trung Quốc ngang ngược hạ đặt khái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển nước ta, ca sĩ Minh Quân và ca sĩ Nguyễn Ngọc Anh đã thực hiện dự án âm nhạc MV Quốc ca với sự tham gia của 1 300 người, trong đó có 300 nghệ sĩ nổi tiếng, gây niềm xúc động sâu sắc trong lịng cơng chúng.

2.5. Một số biểu tượng quốc gia khơng chính thức ở Việt Nam hiện nay

Cần phân biệt giữa một biểu tượng chính thức quốc gia với các biểu tượng khơng chính thức và thường liên quan đến đến hình ảnh du lịch hoặc linh vật, biểu tượng cho các sự kiện quan trọng có tầm quốc gia, quốc tế.

Tuy nhiên biểu tượng chính thức được xác định bởi quy định của nhà nước bằng pháp luật hoặc tuyên bố chính thức của nhà nước.

Hiện nay, ở Việt Nam ngoài các biểu tượng chính thức như Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc hiệu. Việt Nam cịn có nhiều biểu tượng tượng trưng cho đất nước, con người chưa được cơng nhận chính thức. Một số biểu tượng khơng chính thức như chim lạc, hoa sen, cây tre, con trâu được một số ý kiến đồng thuận, được quần chúng thừa nhận rộng rãi trong và ngoài nước.

(Một số biểu tượng quốc gia khơng chính thức - Phụ lục 04)

Ở Việt Nam, chỉ ngay dịp đăng cai SEA Games 22, người ta cũng đã bàn đi tính lại mãi vẫn khơng biết biểu tượng của chúng ta là cái gì - và lúc đó mới té ngửa rằng nước ta chưa có biểu tượng, cuối cùng lấy trâu vàng làm biểu tượng, nhưng dù sao đó vẫn chỉ là biểu tượng tạm thời của SEA Games 22 chứ chưa được tất cả người dân ủng hộ để trở thành biểu tượng thống nhất và bền vững của Việt Nam. Trong khi đó, hiện nay hầu như các ngành, đoàn thể, cơ quan,

đơn vị, tổ chức của nước ta đều đua nhau tổ chức cuộc thi thiết kế logo, biểu tưởng của riêng mình… thì biểu tượng chung của cả đất nước lại chưa có.

Đã có nhiều ý kiến đề nghị bình chọn Quốc hoa của Việt Nam là Hoa sen. Loại hoa này rất đặc biệt, mặc dù sống ở nơi bùn lầy nhưng vẫn giữ được sự thanh khiết và mùi thơm tinh tế. Hoa sen tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang và thuần khiết mang tính dân tộc Việt. Tuy nhiên, hoa sen cũng đã được chọn làm Quốc hoa và biểu tượng của nhiều quốc gia mang ảnh hưởng tinh thần Phật giáo như Ấn Độ, Sri Lanka, Nhật Bản, Macau, Ai Cập.

Tại một cuộc thăm dò ý kiến của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam về bình chọn Quốc hoa và Quốc phục, quốc tửu được tổ chức nhân dịp Hội hoa Xuân tại Hà Nội năm 2011, đa số (40%) người bình chọn đã chọn hoa sen là quốc hoa. Tuy nhiên, cuộc thăm dò ý kiến này cũng gây nhiều tranh cãi vì chỉ được thăm dị tại Hà Nội, trong một lễ hội nhỏ. Sau đó, cũng năm 2011, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng có ý định triển lãm hoa sen và lấy ý kiến người dân tại Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Tháng 2 năm 2012, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã trình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xem xét, phê duyệt đề án quốc hoa Việt Nam, trong đó đề cử hoa sen là quốc hoa.

Hoa súng, hoa lúa, hoa lài, hoa mai trắng cũng được đề nghị chọn làm quốc hoa Việt Nam. Những loại hoa này thể hiện đậm đà bản sắc dân tộc và nét riêng độc đáo của quốc gia Việt Nam.

Cây tre cũng được xem là biểu tượng của Việt Nam. Cây tre tượng trưng cho tính chất, bản sắc riêng của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam như là tính kiên cường, bất khuất đối mặt với nhiều khó khăn gian khổ của người Việt. Cây tre còn là biểu tượng cho tâm hồn Việt.

Áo dài đang được đề nghị là Quốc phục của Việt Nam. Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam, che thân người từ cổ đến hoặc quá đầu gối, dành cho cả nam lẫn nữ. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội trang trọng, hoặc nữ sinh mặc khi đi học.

Trên đây là khái niệm, lịch sử và các quy cách sử dụng biểu tượng quốc gia hiện nay ở Việt Nam. Nhìn chung thực trạng việc sử dụng các biểu tượng quốc gia hiện nay ở nước ta được quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Mặc dù có những biểu tượng, hình ảnh rất quen thuộc và được mọi người đồng ý đó là các biểu tượng quốc gia như hoa sen, áo dài,… tuy nhiên biểu tượng quốc gia chính thức được xác định bởi quy định của nhà nước bằng pháp luật hoặc tuyên bố chính thức của nhà nước, nên hiện tại nước Việt Nam chỉ có 4 biểu tượng quốc gia, đó là: Quốc hiệu, Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc hiệu.

Chương 3

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá về tình hình sử dụng biểu tượng quốc gia hiện nay ở việt nam 2 (2) (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w