CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
1.1. Cơ sở lý luận chung về quản lý dự án trong doanh nghiệp
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án trong doanh nghiệp
Trong q trình thực hiện cơng tác quản lý dự án tại doanh nghiệp, có rất nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án. Trên đó có thể chia làm 5 nhóm yếu tố chính sau: Nhóm yếu tố pháp lý, Nhóm yếu tố Quản lý rủi ro, Nhóm yếu tố Hiệu quả trong q trình quản lý dự án, Nhóm yếu tố Tài chính dự án và Nhóm yếu tố Chính trị và mơi trường kinh doanh.
1.1.5.1. Nhóm yếu tố pháp lý:
Các yếu tố pháp lý có ảnh hưởng nhiều đến việc quản lý dự án, hoàn thành dự án trong doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp thực hiện những dự án đầu tư công. Hardcastle và cộng sự (2005) cho rằng khả năng thực hiện dự án, đặc biệt là các dự án đầu tư công phụ thuộc chủ yếu và khung pháp lý thuận lợi, và khung pháp lý cho phép dự án được phát triển mà khơng có q nhiều giới hạn về mặt luậ pháp không cần thiết về sự tham gia của khu vực tư nhân. Theo (Yescombe, 2007), việc các dự án được thực hiện trong mơi trường có khung pháp lý phù hợp cũng thường thu hút nguồn tài chính cho dự án tốt hơn. Việc có được sự hỗ trợ ở khía cạnh pháp lý và xây dựng được các quy định về pháp luật giúp các dự án có thể được đảm bảo đầu tư dài hạn, giảm chi phí giao dịch, tránh các vấn đề tranh chấp trong thời điểm thực hiện dự án, đồng thời cũng thu hút các nhà đầu tư tư nhân hơn.
1.1.5.2. Nhóm yếu tố Quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro được nhận định là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý dự án. Trong đó, theo những nghiên cứu của Ankintoye và cộng sự (1998) đối với lĩnh vực cơ sở hạ tầng, các rủi ro liên quan đến thiết kế, chi phí xây dựng, chi phí sản xuất, hiệu quả hoạt động, hợp đồng, chậm trễ tiến độ, chi phí hoạt động, tín dụng, những thay đổi của Chính phủ là các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý dự án. Qua những nghiên cứu sau này, nhằm mục đích phận loại các rủi ro tồn tại trong dự án, J.Li và Zou (2012) trong nghiên cứu về các dự án đầu tư cơng tại Trung Quốc chia các rủi ro có thể xảy ra trong quản lý dự án thành 6 nhóm, bao gồm: (a) Nhóm rủi ro liên quan đến gia đoạn nghiên cứu khả thi: rủi ro ô nhiễm môi trường, rủi ro xảy ra các tranh chấp, rủi ro thay đổi do nhu cầu, rủi ro khi khơng có sự đồng thuận trong chính trị; (b) Nhóm rủi ro liên quan đến tài chính: rủi ro thay đổi pháp luật, rủi ro lạm pháp, rủi ro lãi suất, rủi ro về sự ổn định của thị trường tài chính; (c) Nhóm rủi ro liên quan đến thiết kế: rủi ro lỗi thiết kế, nguy cơ điều chỉnh thiết kế quá nhiều; (d) Nhóm rủi ro liên quan đến hoạt động thi công: các phát sinh vượt quá ngân sách; chậm trễ về thời gian thi công, rủi ro tác động đến môi trường, rủi ro về chất lượng thiết bị; (e) Nhóm rủi ro liên quan đến vận hành: rủi ro khi doanh thu không đảm bảo, rủi ro về
chi phí hoạt động kinh doanh; (f) Nhóm rủi ro liên quan đến việc chuyển giao: rủi ro giá trị còn lại thấp, rủi ro khi chuyển giao thất bại.
1.1.5.3. Nhóm yếu tố về Hiệu quả trong quá trình quản lý dự án.
Trong quá trình quản lý dự án, Yuan, Wang, Skibniewski và Li (2011) đã chỉ ra rằng cụm yếu tố bao gồm: Đấu thầu với giá cả phải chăng; Thiết kế, lập kế hoạch và giai đoạn lập kế hoạch bởi chủ đầu tư; Hiệu quả và kiểm sốt q trình trong Nhà thầu và Múc độ hài lòng cho các bên tham gia dự án là các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả trong quá trình thực hiện dự án. Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, ở góc nhìn của doanh nghiệp, quản lý dự án đạt hiệu quả phải: (a) Biết cách phân phối hoặc thuê ngoài các khối lượng cơng việc cho các nhà thầu phụ để có thể chuyên biệt hơn; (b) Thiết lập được các mạng lưới/ mỗi quan hệ mạnh dưới sự điều phối của nhà thầu chính; (c) Có động lực thực hiện các dự án; (d) Lập kế hoạch hợp lý, có sự ủy quyền nhiều hơn cho người đại diện trực tiếp điều hành quản lý dự án.
1.1.5.4. Nhóm yếu tố về Tài chính dự án.
Tài chính được xem như là yếu tố nền tảng trong quản lý dự án. Yếu tố này chú trọng vào tài chính và doanh thu dự kiến, theo B. Li và cộng sự (2005) chỉ ra rằng: Sự tham gia của các doanh nghiệp nhà thầu với tiềm lực tài chính mạnh và tốt; phía chủ đầu tư và cả nhà thầu có sự phân bổ rủi ro thích hợ và thị trường tài chính sắn có là u tố quan trong nhất ảnh hưởng đến quản lý dự án thành cơng.
1.1.5.5. Nhóm yếu tố về Chính trị và mơi trường kinh doanh.
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa chính trị và mơi trường kinh doanh với hoạt động quản lý dự án tại doanh nghiệp bao gồm: (a) Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định; (b) Quá trình đấu thầu minh bạch và hiệu quả; (c) Mơi trường chính trị và xã hội ổn định; (d) Khung pháp luật với hoạt động quản lý dự án của Chính Phủ là các yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý dự án tại doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các dự án có sự tham gia của Khu vực cơng có tốt hay khơng.