Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của CNHT cho ngành công nghiệp ô

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. (Trang 27 - 30)

1.2. Phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của CNHT cho ngành công nghiệp ô

Theo quan niệm về phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô đã phân tích ở trên, thì để đánh giá sự phát triển của CNHT có thể sử dụng hệ thống các nhóm tiêu chí khác nhau và mỗi nhóm tiêu chí này có thể lại tiếp tục được phân nhỏ để đánh giá về sự chuyển biến cả về lượng và về chất. Lượng thể hiện ở mặt quy mô, số lượng, giá trị tuyệt đối… trong khi các tiêu chí về chất liên quan đến các vấn đề về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu, hiệu quả…

Về cơ bản, để đánh giá sự phát triển của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô, luận văn sử dụng hệ thống các tiêu chí sau đây:

Số lượng, tăng trưởng và phân bố doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô

Số lượng là một chỉ tiêu ban đầu cho biết quy mô về mặt số lượng các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực CNHT cho ngành công nghiệp ô tô. Các chỉ tiêu tăng trưởng cho biết tốc độ thay đổi về lượng của chỉ tiêu nghiên cứu. Cùng với chỉ tiêu số lượng, các chỉ tiêu tăng trưởng cho biết tốc độ mở rộng của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô theo thời gian. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu phân bố cho biết sự phân bổ về mặt số lượng của doanh nghiệp trong lĩnh vực CNHT cho ngành công nghiệp ô tô qua không gian và thời gian.

Các tiêu chí này được khai thác theo hình thức sở hữu doanh nghiệp và loại hình sản xuất sản phẩm như cùng loại chí tiết, linh kiện, cả ở số lượng các doanh nghiệp tham gia vào nhiều cấp trong mạng lưới sản xuất. Số lượng các doanh nghiệp tham gia cung cấp cùng loại chi tiết thiết bị thể hiện sự phát triển theo chiều ngang còn số lượng các doanh nghiệp tham gia vào nhiều cấp trong mạng sản xuất hoặc chuỗi cung ứng cho thể hiện mối liên kết kinh tế theo chiều dọc.

Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô

Nếu các chỉ tiêu về lượng và tăng trưởng về lượng cho biết phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô theo chiều rộng, thì các chỉ tiêu về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp cho biết thông tin về sự phát triển của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô theo chiều sâu.

Các chỉ tiêu cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu được phân tích theo quy mô doanh nghiệp, theo hình thức sở hữu doanh nghiệp và loại hình sản xuất sản phẩm. Ngoài ra, cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô cũng được phân tích theo vùng lãnh thổ.

Quy mô giá trị sản xuất của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô

Nhóm chỉ tiêu giá trị sản xuất được sử dụng để đánh giá năng lực sản xuất của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô so với các ngành CNHT khác trong nền kinh tế. Các chỉ tiêu này được khai thác ở cả hai chiều số lượng và chất.

Các tiêu chí về lượng thể hiện ở các tiêu chí quy mô giá trị gia tăng tạo ra hằng năm. Các chỉ tiêu về chất thể hiện qua các tiêu chí tốc độ tăng trưởng, cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ CNHT cho ngành công nghiệp ô tô. Các chỉ tiêu cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu được phân theo quy mô doanh nghiệp, hình thức sở hữu, loại hình sản xuất sản phẩm, và theo vùng lãnh thổ.

Tình hình thương mại quốc tế của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô

Nhóm chỉ tiêu này cho biết mức độ hội nhập của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô của một quốc gia vào thị trường quốc tế. Nhóm chỉ tiêu này có thể khai thác theo hai chiều xuất khẩu và nhập khẩu. Các chỉ tiêu này được khai thác ở cả hai chiều lượng và chất tương tự như nhóm chỉ tiêu giá trị gia tăng.

Tình hình nội địa hóa sản xuất của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô

Đây là nhóm chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ phát triển của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô. Nó cho biết sự thay đổi về chất, tức là phát triển theo chiều sâu của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô. Chỉ tiêu này phản ánh năng lực và mức độ huy động nguồn lực sản phẩm trong nước trong quá trình sản xuất sản phẩm cuối cùng. Sự phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô đến một ngưỡng mà các doanh nghiệp có thể tham gia vào mọi công đoạn của quá trình sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh là chiếc ô tô thì lúc đó sự phát triển của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô đã đạt đến tỷ lệ nội địa hóa 100%, đồng nghĩa với việc quốc gia đó có thể tự sản xuất tất cả các trang thiết bị, linh kiện, phụ tùng để lắp ráp thành sản phẩm ô tô hoàn chỉnh.

Tính đa dạng sản phẩm của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô

Cùng với chỉ tiêu nội địa hóa, tính đa dạng hóa sản phẩm cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ phát triển của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô. Nó cho biết mức độ đa dạng hóa sản phẩm, hay cụ thể hơn là các loại sản phẩm trang thiết bị, linh kiện, phụ tùng mà CNHT cho ngành công nghiệp ô tô có thể sản xuất được ở một thời điểm cụ thể.

Tổ chức CNHT cho ngành công nghiệp ô tô

Nhóm tiêu chí này cho phép đánh giá mức độ tập trung của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô ở một quốc gia cụ thể. Theo lý thuyết, CNHT, nhất là CNHT cho ngành công nghiệp ô tô cần có sự tập trung cao để có thể giảm thiểu chi phí giao dịch, tận dụng hiệu quả sản xuất nhờ quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động. Vì vậy, việc xem xét hoạt động sản xuất các sản phẩm CNHT cho ngành công nghiệp ô tô được tập trung tại các khu vực (khu, cụm công nghiệp) hay phân bố rải rác ở các vùng lãnh thổ khác nhau có thể đưa ra những nhận định về tính hiệu quả của lĩnh vực CNHT cho ngành công nghiệp ô tô của một quốc gia.

Năng lực phát triển của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT cho ngành công nghiệp ô tô

Để đánh giá sự phát triển của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô việc đi sâu vào việc tính toán và đánh giá các chỉ tiêu cụ thể bình quân doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Các chỉ tiêu được tính toán để phản ánh những thay đổi cả về lượng và về chất theo không gian và thời gian. Bên cạnh đó, những chỉ tiêu này cũng được tính toán và đánh giá theo quy mô, hình thức sở hữu, và loại hình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.

Cụ thể, các chỉ tiêu được tính toán và đánh giá bao gồm: (i) Quy mô và thực trạng sản xuất bao gồm các chỉ tiêu: quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu; lao động và tiền lương; giá trị gia tăng, doanh thu và lợi nhuận; xuất khẩu và nhập khẩu); (ii) Hiệu quả sản xuất); (iii) Năng lực KH&CN và đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w