có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao như, nhóm mạch điện tử tích hợp nhập khẩu ròng lên tới 16,2 tỷ USD; nhóm linh kiện, phụ tùng điện thoại nhập khẩu ròng 6,6 tỷ USD.
Về cơ cấu nhập khẩu sản phẩm CNHT cho ngành công nghiệp ô tô, giá trị nhập khẩu lớn nhất là mã HS 870829 gồm các bộ phận thuộc thân xe, cửa xe, dây đai. Trong năm 2020, giá trị nhập khẩu của mã này là 432 triệu USD, tăng 26% so với năm 2019. Nguồn nhập khẩu chủ yếu là từ ASEAN chiếm 52,3%. Nhập khẩu từ Hàn Quốc đứng thứ 2, chiếm tỷ trọng 22,4%. Nhập khẩu từ Nhật Bản có xu hướng giảm dần, năm 2020 chỉ 8,7% (SIDEC, 2020). Giá trị nhập khẩu lớn thứ hai là mã HS 870840 gồm các bộ phận hộp số và phụ tùng. Giá trị nhập khẩu của mã này năm 2020 là 346 triệu USD. Trong đó nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) chiếm tỷ trọng cao nhất. Tuy nhiên, từ 2018 trị giá nhập khẩu từ khu vực này có xu hướng giảm mạnh, giảm xuống còn 40,2%. Thị trường nhập khẩu thay thế là nhập khẩu từ Nhật Bản.
Nói chung, với thị trường Nhật Bản, một số linh kiện vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng và chiếm tỷ trọng cao trong giá trị nhập khẩu của Việt Nam. Đó là các bộ phận, linh kiện thuộc hệ thống phanh, ly hợp, hộp số, hệ thống lái, yêu cầu công nghệ chế tạo ở mức cao. Điều này cho thấy Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên, một số linh kiện nhập khẩu từ Nhật Bản đang có xu hướng giảm mạnh và bị thay thế bởi các thị trường nhập khẩu khác, đặc biệt là nhập khẩu từ các quốc gia ASEAN, chiếm trên 50% kim ngạch nhập khẩu và lớn nhất là từ Thái Lan.
2.1.5. Tình hình nội địa hóa sản xuất của CNHT cho ngành công nghiệp ô tôViệt Nam Việt Nam
Trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, các công đoạn sản xuất trong nước chủ yếu là sản xuất nội địa với các công đoạn như lắp ráp, hàn, sơn
và sản xuất một số linh kiện, phụ tùng đơn giản. Tỷ lệ thu mua linh kiện từ các công ty trong nước chỉ đạt khoảng 9,5% tổng giá trị. Các nhóm linh kiện quan trọng như linh kiện động cơ, linh kiện điện tử phải nhập khẩu tới trên 90%, nhất là đối với dòng xe dưới 9 chỗ ngồi lên đến 97% (SIDEC, 2020).
Mặc dù số doanh nghiệp hiện đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất trang thiết bị linh phụ kiện ô tô thuộc khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại tạo ra phần lớn giá trị gia tăng cho toàn ngành công nghiệp ô tô Việt Nam tính theo giá trị sản xuất. Một số doanh nghiệp hoạt động theo mô hình doanh nghiệp chế xuất, sản xuất linh kiện phục vụ xuất khẩu, chỉ cung ứng tỷ lệ rất nhỏ (1-3%) cho thị trường trong nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này cũng sử dụng phần lớn đầu vào trung gian nhập khẩu. Ví dụ, trong năm 2019, Việt Nam phải nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô với giá trị gần 2,8 tỷ USD. Nguồn nhập khẩu chủ yếu là ASEAN (36,4%), Nhật Bản (19.8%), Hàn Quốc (17,5%). Do mức thuế ưu đãi trong khu vực ASEAN, tỷ trọng nhập khẩu từ các nước ASEAN, đặc biệt là từ Thái Lan tăng nhanh.
Hình 2.3. Tình hình thu mua linh phụ kiện của các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam năm 2020 (%)
Điều đáng nói là mặc dù một số công ty của các tập đoàn lớn nước ngoài hoạt động trong CNHT cho ngành công nghiệp ô tô đã có mặt ở Việt Nam, điển hình như Denso, nhưng các công ty này cũng nhập khẩu hầu hết vật liệu và linh kiện, chỉ thực hiện một số công đoạn gia công tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp thuộc các tập đoàn ô tô hàng đầu thế giới ở Việt Nam như Honda và Toyota cũng chủ yếu sử dụng trang thiết bị linh phụ kiện nhập khẩu để lắp ráp ở Việt Nam.
Thực tế, hầu hết các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chưa đủ năng lực và công nghệ sản xuất để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp ô tô trong nước. Hiện chỉ có 2 doanh nghiệp nội địa trên tổng số 15 nhà cung ứng cho Toyota Việt Nam với tỷ lệ nội địa hóa bình quân các dòng xe của công ty này là vào khoảng gần 30%. Honda Việt Nam có khoảng 16 nhà cung ứng và đều là các công ty Nhật Bản, Thái Lan hoặc Đài Loan.
10 10 4 8 90 8 24 0 92 17 27 36 91 75 72 63 54
Hình 2.4. Tình hình thu mua linh phụ kiện của một số hãng ô tô lớn tại Việt Nam năm 2020 (%)
Nguồn: SIDEC, (2020)