nhiều..
Do những hạn hẹp về khả năng ngân sách, không phải lúc nào nhà
nước cũng dễ dàng lựa chọn phương án trợ cấp cho doanh nghiệp. Một
lựa chọn phổ biến hơn là: nhà nước kiểm soát giá để điều tiết hành vi và
tác động vào sự lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp, buộc nó phải hoạt động ở mức có hiệu quả hơn đối với xã hội, song sự kiểm soát này phải đảm bảo sao cho doanh nghiệp vẫn có động cơ ở lại trong ngành lâu dài.
Như điểm cân bằng dài hạn trong ngành cạnh tranh hoàn hảo đã chỉ ra:
doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động của mình một cách dài hạn khi lợi
nhuận kinh tế của nó bằng không (= 0). Vì thế, người ta đưa ra phương
pháp kiểm soát giá trên cơ sở chi phí trung bình. Theo cách này, doanh nghiệp phải lựa chọn sản lượng sao cho taị đơn vị sản phẩm cuối cùng, mức giá P đúng bằng chi phí trung bình AC. Như ở trên hình 10.7 , lúc
này doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng Q1 thay cho mức sản lượng Qm trước đây. Tại mức sản lượng Q1 đó doanh nghiệp hòa vốn (lợi
nhuận kinh tế bằng không). Tuy Q1 chưa phải là mức sản lượng hiệu quả
Pareto (tức Q*), song so với mức sản lượng độc quyền trước khi bị điều
tiết Qm, mức sản lượng này lớn hơn rõ rệt. Nhờ đó, tổn thất hiệu quả giảm
xuống một cách đáng kể. Trong trường hợp này, nhà nước không cần
phải bù lỗ song vẫn giữ được doanh nghiệp ở lại ngành một cách lâu dài.
* Xử lý ngoại ứng: Khi ngoại ứng xuất hiện, sản lượng thị trường thường
lớn hơn hay nhỏ hơn mức sản lượng hiệu quả và điều đó gây ra tổn thất
hiệu quả. Can thiệp của nhà nước trong trường hợp này không phải nhằm
xóa bỏ hoàn toàn hiện tượng gây ra ngoại ứng (ví dụ như xóa bỏ hoàn toàn việc gây ra ô nhiễm môi trường từ việc sản xuất hay tiêu dùng của
các doanh nghiệp hay người tiêu dùng hầu như là điều không thể, trừ phi
là xã hội phải dừng việc sản xuất hay tiêu dùng hoặc phải chấp nhận những phí tổn to lớn. Trong kinh tế học, người ta quan tâm đến mức ô
nhiễm “tối ưu” hơn là mức ô nhiễm bằng không) mà là làm thế nào để
quyết định của các bên có liên quan vẫn đem lại hiệu quả đứng trên quan
điểm xã hội. Nói cách khác, chính sách xử lý ngoại ứng của nhà nước chỉ
có hiệu quả khi nó được thiết kế sao cho các chi phí hay lợi ích xã hội
vốn bị bỏ qua do sự xuất hiện của ngoại ứng lại được mọi người tính đến
khi ra quyết định. Nếu làm được như vậy, thực chất không còn cái gọi
“ngoạiứng”.
Vì hướng tác động đến hiệu quả của ngoại ứng tiêu cực và tích cực
là khác nhau nên cách xử lý của nhà nước đối với chúng cũng cần phải
khác nhau.
- Đối với ngoại ứng tiêu cực: hướng can thiệp tổng quát của nhà
nước là làm cho sản lượng thị trường cắt giảm về sản lượng hiệu quả xã hội thông qua việc buộc những người (sản xuất hay tiêu dùng) gây thiệt
hại có tính chất “ngoại ứng” (tức là loại thiệt hại mà người gánh chịu không được đền bù) cho người khác giờ đây phải chịu trách nhiệm và trả
chịu các chi phí “ngoại ứng”, người sản xuất hay tiêu dùng sẽ phải cân
nhắc để có các quyết định hợp lý. Hành vi của họ sẽ được điều chỉnh theo hướng cắt giảm sản lượng thị trường về mức hiệu quả xã hội. Để làm
được như vậy nhà nước có thể sử dụng các công cụ hay cách thức cụ thể khác nhau như: thiết lập quy chế, luật lệ điều tiết ngoại ứng tiêu cực; thu
thuế hay phí ngoại ứng tiêu cực; xác định các quyền sở hữu tài sản một
cách rõ ràng…
Trong việc kiểm soát các hành vi gây ô nhiễm môi trường (một loại
ngoại ứng tiêu cực điển hình và quan trọng nhất đối với xã hội), quy chế hay luật lệ của nhà nước đóng vai trò rất quan trọng. Chẳng hạn, nhà
nước có thể đưa ra những quy định về bảo vệ môi trường bằng cách cấm đoán hoặc hạn chế những hoạt động xâm hại môi trường. Nhà nước có
thể đề ra bộ tiêu chuẩn trong đó quy định mức ô nhiễm tối đa được phép đối với một hoạt động sản xuất nào đó. Khi doanh nghiệp vi phạm quy định này (sản xuất với mức gây ô nhiễm môi trường cao hơn mức được
phép), nó sẽ bị trừng phạt (bị rút giấy phép kinh doanh, bị phạt tiền…).
Với các quy chế kiểm soát ô nhiễm như vậy, doanh nghiệp buộc phải sử
dụng những cách thức sản xuất, công nghệ sản xuất thích hợp, cho phép
hoạt động sản xuất của nó đảm bảo được các tiêu chuẩn môi trường mà
nhà nước quy định. So với khi không bị nhà nước điều tiết, giờ đây chi
phí sản xuất chung của doanh nghiệp tăng lên (do phải bỏ ra khoản chi phí đầu tư để đổi mới công nghệ). Nhờ đó, sản lượng mà nó cung ứng và sản lượng chung trên thị trường sẽ giảm xuống.
Không phải lúc nào nhà nước cũng dễ dàng kiểm soát “đầu ra” của
ô nhiễm (môi trường). Đo lường mức ô nhiễm môi trường thực sự mà các doanh nghiệp gây ra luôn là công việc khó khăn, tốn kém. Trong một số trường hợp, để tránh việc này, nhà nước thay vì kiểm soát “đầu ra” lại áp
dụng phương thức kiểm soát “đầu vào”: ví dụ, nhà nước quy định các
doanh nghiệp trong một ngành cụ thể nào đó phải sử dụng các công nghệ
ít gây hại về môi trường có tính chất chuẩn mực nào đó. Chắc chắn việc đầu tư cho những công nghệ ít gây hại cho môi trường này cũng gây ra
MCXH≡ MCTN
sau thuế
MCTN
cũng tác động đến hành vi của doanh nghiệp theo hướng tích cựcđối với
xã hội.
Đánh thuế ô nhiễm hay buộc doanh nghiệp phải trả phí ô nhiễm
cũng là một hướng chính sách nhà nước có thể áp dụng để bảo vệ môi trường, đưa sản lượng thị trường về mức hiệu quả. Chẳng hạn, đường
MCTN là đường chi phí biên tư nhân của các doanh nghiệp. Do quá trình sản xuất của các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, nên nếu tính cả
khoản chi phí này thì chi phí biên của xã hội MCXHsẽ phải cao hơn MCTN
và do đó, đường MCXHsẽ nằm cao hơn đường MCTN. Khi chưa bị nhà nước điều tiết, sản lượng thị trường cân bằng ở mức QT, gắn với đường MCTN.
Khi nhà nước thu thuế (hay phí) ô nhiễm, những thiệt hại xã hội do ô
nhiễm môi trường giờ đây trở thành một khoản chi phí mà doanh nghiệp
phải bỏ ra đền bù. Đường chi phí biên tư nhân sau thuế MCTN sẽ trở thành
đường chi phí biên xã hội MCXH. Kết cục là sản lượng thị trường sau thuế
sẽ là sản lượng hiệu quả xã hội Q*, gắn liền với đường MCXH.
P, MC…
0 Q
Q* QT
Hình 10.8: Đánh thuế ô nhiễm. Khi không bị điều tiết, sản lượng thị trường là
QT. Khi đánh thuế vào mỗiđơn vị hàng hóa một mức thuế là T, đúng bằng mức chi phí ô nhiễm,MCTNsau thuế sẽ bằngMCXH. Sảnlượng thịtrường sẽ trở về sảnlượng hiệu quả