THỊ TRƯỜNG VỐN VÀ ĐẤT ĐA

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vi mô (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh (Trang 117 - 129)

A MRP L2 ( K= K2)

THỊ TRƯỜNG VỐN VÀ ĐẤT ĐA

Sự phân tích thị trường vốn và đất đai cũng tuân thủ các khuôn

mẫu chung về phân tích các thị trường yếu tố sản xuất mà chúng ta đã nghiên cứu từ chương 7. Tuy nhiên, tương tự như việc chúng ta đã xét thị trường lao động, chúng ta sẽ hoàn thành việc khảo cứu về thị trường các

yếu tố sản xuất bằng cách xem xét các thị trường vốn hiện vật và thị trường đất đai với sự nhấn mạnh những đặc điểm tương đối riêng biệt của mỗi thị trường. Đối với thị trường vốn và đất đai, cần phân biệt thị trường

dịch vụ yếu tố sản xuất với bản thân thị trường các yếu tố sản xuất (bản

thân các yếu tố sản xuất là hàng hóa). Người ta có thể thuê một ca máy ủi đất song cũng có thể mua cả chiếc máy ủi để sử dụng nó như một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Việc thuê một mảnh đất để canh tác trong

một thời gian nhất định khác với việc mua hẳn mảnh đất đó. Từ trước đến nay để đảm bảo sự thống nhất trong mô hình phân tích, chúng ta ngầm

giả định rằng khi nói cầu, cung, giá cả và lượng giao dịch trên một thị trường yếu tố sản xuất là nói cầu, cung, giá và lượng giao dịch về dịch vụ

yếu tố sản xuất đó (thị trường lao động thật ra chỉ là thị trường dịch vụ

yếu tố sản xuất). Ở chương này, ngoài việc đề cập tới thị trường dịch vụ

yếu tố sản xuất (thị trường thuê, cho thuê vốn và thị trường thuê, cho thuê

đất đai), trên nền tảng ấy, chúng ta còn giải thích sự vận hành của bản

thân thị trường vốn và đất đai khi các yếu tố sản xuất này trở thành đối tượng mua, bán và quyền sở hữu về chúng thực sự được chuyển giao.

Phân tích các thị trường lao động, vốn và đất đai với tư cách là

những đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất, một mặt là cơ sở để chúng

ta hiểu được nguồn gốc hình thành thu nhập của các cá nhân trong nền

kinh tế thị trường, mặt khác, cũng là một xuất phát điểm quan trọng để

chúng ta có thể nghiên cứu và giải thích các xu hướng phân phối thu nhập

Thị trường vốn

Khi nói đến vốn với tư cách là một yếu tố đầu vào thực sự của quá

trình sản xuất, chúng ta ngầm giả định rằng, đó là nói đến vốn hiện vật

chứ không phải là vốn tài chính.

Vốn hiện vật được hiểu là các dự trữ hàng hóa, vốn dĩ được tạo ra

trong một quá trình sản xuất trước song lại được sử dụng để sản xuất ra

các hàng hóa hay dịch vụ khác.

Nhà xưởng, máy móc, thiết bị, các công cụ sản xuất… là những

hình thức biểu hiện khác nhau của vốn hiện vật. Chúng là những thứ nói chung là do con người tạo ra song lại không được sử dụng như những vật

phẩm tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của con người. Chúng được sử dụng trong quá trình sản xuất như một yếu tố đầu

vào bên cạnh các đầu vào khác như lao động, đất đai… Cùng với đất đai,

vốn hiện vật là những tài sản hữu hình quan trọng của các doanh nghiệp

và của nền kinh tế. Chúng là tài sản vì chúng có thể tồn tại và sử dụng lâu

bền, có thể bảo lưu và giữ gìn giá trị trong một thời gian dài. Chúng mang tính chất hữu hình bởi vì chúng là những yếu tố đầu vào thực sự, tồn tại dưới dạng hiện vật mà người ta có thể sờ mó, cảm nhận được. Chỉ có vốn

với tư cách là vốn hiện vật (đôi khi trong thực tế chúng ta thường nói tắt

vốn hiện vật là vốn) mới thực sự là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Điều đó dĩ nhiên khác với vốn tài chính (tiền, các loại giấy tờ có giá như

cổ phiếu, trái phiếu…) là những thứ không thể sử dụng để trực tiếp tạo ra

các hàng hóa hay dịch vụ khác được, mặc dù người ta có thể dùng chúng

để mua hay chuyển đổi thành những yếu tố sản xuất thực sự.

Thị trường dịch vụ vốn hiện vật

Như chúng ta đã một lần nói đến, dịch vụ thể hiện một dòng lợi ích người ta có thể thu nhận được trong một khoảng thời gian nhất định, phát

Dịch vụ vốn (hiện vật) chính là dòng lợi ích mà người ta có thể khai thác được ở hàng hóa vốn (máy móc, thiết bị, nhà xưởng…) trong

một khoảng thời gian nào đó. Khi chúng ta muốn sử dụng dịch vụ của

chiếc máy cày trong 8 giờ đồng hồ để cày ruộng, chúng ta không phải

mua cả chiếc máy cày đó mà chỉ cần thuê nó trong khoảng thời gian cần

thiết trên. Thuê chiếc máy cày có nghĩa là ta đã tham gia vào thị trường

dịch vụ vốn.

Thị trường dịch vụ vốn chính là thị trường thuê và cho thuê tài sản

vốn. Cái mà người ta mua, bán ở đây không phải là chính bản thân tài sản

vốn mà chỉ dịch vụ vốn. Đơn vị tính ở đây bao giờ cũng gắn với yếu tố

thời gian. Ví dụ chúng ta không thể nói thuê 10 chiếc máy cày chung chung mà là thuê 10 chiếc mày cày trong 8 giờ. Lượng dịch vụ máy mà chúng ta thuê ở đây là 80 giờ máy. Giá cả ở đây không phải là giá mua, bán tài sản vốn mà tiền thuê một đơn vị dịch vụ vốn.

*Cầu về dịch vụ vốn

- Cầu về dịch vụ vốn của doanh nghiệp

Cầu về dịch vụ vốn của một doanh nghiệp, cũng giống như cầu về lao động (hay đúng hơn là dịch vụ lao động), do doanh thu sản phẩm biên của vốn quyết định. Đường cầu về dịch vụ vốn thực chất là phần dốc

xuống của đường doanh thu sản phẩm biên của vốn (MRPK). Áp dụng cách phân tích chung mà chúng ta đã tiến hành ở chương 7, có thể đưa ra

ngay một số kết luận chính sau: 1) Đường cầu dịch vụ vốn là một đường

dốc xuống chủ yếu phản ánh tính chất giảm dần của doanh thu sản phẩm biên khi lượng vốn sử dụng tăng lên. 2) Sự dịch chuyển của đường cầu

dịch vụ vốn của doanh nghiệp (tức sự thay đổi trong nhu cầu về dịch vụ

vốn của doanh nghiệp) bị quy định bởi các yếu tố sau: i- số lượng các yếu

tố đầu vào khác phối hợp với vốn. Nếu số lượng này tăng lên, sản phẩm

biên của vốn sẽ tăng, cầu về dịch vụ vốn cũng sẽ tăng. Trong trường hợp này, đường cầu về dịch vụ vốn sẽ dịch chuyển sang phải (và lên trên).

MRP’K

MRPK

K1 K2 K (số lượng dịch vụ vốn)

cầu về dịch vụ vốn cũng giảm, đường cầu về dịch vụ vốn sẽ dịch sang trái

(và xuống dưới); ii- công nghệ sản xuất. Nếu doanh nghiệp có điều kiện

áp dụng một cách thức hay một công nghệ sản xuất tiên tiến hơn, có năng

suất cao hơn, sản phẩm biên của mỗi đơn vị vốn cũng tăng lên. Trong

trường hợp này, đường cầu về dịch vụ vốn của doanh nghiệp sẽ dịch

chuyển sang phải. Sự thụt lùi về công nghệ, ngược lại, sẽ làm giảm nhu

cầu về dịch vụ vốn của doanh nghiệp mặc dù trường hợp này hiếm xảy ra;

iii- giá cả hay doanh thu biên của sản phẩm đầu ra. Nếu những yếu tố này

tăng, doanh thu sản phẩm biên ở từng đơn vị vốn đều tăng, do đó, cầu về

dịch vụ vốn của doanh nghiệp cũng tăng. Trong trường hợp ngược lại, khi

thị trường đầu ra suy thoái, giá cả hay doanh thu biên đầu ra giảm, cầu về

dịch vụ vốn sẽ giảm.

R (giá thuê vốn)

R1

R2

0

Hình 9.1: Đường cầu về dịch vụ vốn của doanh nghiệp thực chất là phần

dốc xuống của đường doanh thu sản phẩm biên của của vốn (MRPK). Khi giá thuê

vốn là R1, lượng cầu về dịch vụ vốn là K1. Khi giá thuê vốn giảm xuống thành R2, lượng cầu về dịch vụ vốn tăng lên thành K2. Những yếu tố ảnh hưởng đến MPK cũng như MR của đầu ra đều làm đường cầu về dịch vụ vốn dịch chuyển.

- Cầu thị trường về dịch vụ vốn

Cầu thị trường về một loại dịch vụ vốn phản ánh tổng hợp quan hệ

trường sẵn sàng mua tương ứng với các mức giá (tiền thuê vốn). Cách phân tích nhu cầu thị trường về dịch vụ vốn cũng tương tự như cách mà chúng ta đã áp dụng cho thị trường lao động. Đường cầu chung về một loại

dịch vốn trên thị trường là đường tổng hợp theo chiều ngang các đường

cầu của các ngành riêng biệt về cùng một loại dịch vụ này. Các xe tải

chẳng hạn có thể được sử dụng trong nhiều ngành khác nhau. Muốn biết

nhu cầu thuê về xe tải nói chung, rõ ràng ta phải tổng hợp nhu cầu thuê xe tải ở ngành dệt, xây dựng, sản xuất và lắp ráp ô tô… lại với nhau. Còn

đường cầu về một loại dịch vụ vốn của một ngành thì lại được xây dựng trên cơ sở tổng hợp theo chiều ngang các đường cầu tương ứng của các doanh nghiệp trong ngành. Vì giá các sản phẩm đầu ra thay đổi khi ngành

thay đổi sản lượng nên đường cầu của ngành về dịch vụ vốn sẽ dốc hơn đường tổng hợp đơn giản theo chiều ngang các đường doanh thu sản phẩm

biên về dịch vụ vốn của các doanh nghiệp.

Những yếu tố chi phối cầu và làm dịch chuyển đường cầu về một

loại dịch vụ vốn của doanh nghiệp khi được nhìn nhận chung trên phạm

vi cả ngành hay cả thị trường sẽ giúp chúng ta hiểu lý do làm nhu cầu về

một loại dịch vụ vốn trên thị trường thay đổi. Khi chuyển từ phân tích cầu

của doanh nghiệp sang phân tích cầu của thị trường, ta cần chú ý thêm

đến số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong ngành và số lượng ngành cùng sử dụng loại dịch vụ vốn mà ta đang phân tích. Về nguyên tắc, nếu

số lượng này tăng lên (nghĩa là quy thị trường mở rộng) trong điều kiện

các yếu tố khác là giữ nguyên, nhu cầu dịch vụ vốn tương ứng mà ta đang

nghiên cứu cũng sẽ tăng lên và ngược lại.

*Cung về dịch vụ vốn

Cung ứng về dịch vụ vốn xuất phát từ những người sở hữu tài sản

vốn. Chính những người sở hữu những chiếc xe tải, máy ủi đất… là những người cho thuê những yếu tố sản xuất này. Những người đi thuê (các doanh nghiệp) có thể sử dụng những đầu vào nói trên trong những

khoảng thời gian nhất định nhờ hành vi đi thuê. Khi chính họ sở hữu

dịch vụ vốn khỏi thị trường tài sản vốn, trong trường hợp này ta coi những doanh nghiệp sở hữu các tài sản vốn (mua hẳn các tài sản vốn: như

sắm máy móc, thiết bị, xây nhà xưởng để sử dụng trong quá trình sản

xuất chứ không đi thuê) đang cho chính mình thuê dịch vụ vốn một cách

dài hạn.

Trong nền kinh tế, lượng cung ứng dịch vụ vốn của một người chủ

sở hữu vốn hay của cả thị trường phụ thuộc vào tổng số dự trữ tài sản

vốn. Lượng xe tải hiện có sẽ quy định số giờ xe có thể cho thuê được

trong một khoảng thời gian nào đó. Trong một thời gian quá ngắn, dự trữ

một loại tài sản vốn trong cả nền kinh tế gần như cố định. Ví dụ, để xây

dựng thêm một nhà máy, lắp ráp thêm một dây chuyền sản xuất người ta

cần có thời gian. Lượng nhà máy hay dây chuyền sản xuất sẵn có trong

nền kinh tế được coi là cố định trong một thời điểm nào đó. Trên cơ sở

nhận xét này, người ta giả định lượng cung về một loại dịch vụ vốn trong

ngắn hạn của cả nền kinh tế là cố định – đường cung tương ứng là một đường thẳng đứng. Tất nhiên, khẳng định như vậy chỉ đúng một cách tương đối. Ngay cả trong ngắn hạn, dù tổng lượng tài sản vốn là cố định,

tổng lượng cung dịch vụ vốn vẫn có thể thay đổi theo mức tiền thuê. Vấn đề là người ta có thể sử dụng tài sản vốn cho cả những mục đích phi sản

xuất hay cho những nhu cầu dự trữ cá nhân. Nếu tiền thuê quá thấp,

lượng dịch vụ vốn được tung ra cung ứng thường không phải là lượng tối đa có thể cung ứng từ quỹ tài sản vốn hiện có. Tuy nhiên, khi tiền thuê vốn tăng lên, người ta có thể cho thuê vốn với tổng số giờ thuê cao hơn

bằng cách hy sinh số giờ dịch vụ vốn được giữ lại làm dự trữ cho nhu cầu

cá nhân. Ngoài ra, có nhiều tài sản vốn mà người ta có thể tăng dự trữ tài sản lên một cách không quá khó khăn, thậm chí trong một thời gian ngắn.

Một người mua ô tô để cho thuê vẫn có thể dễ dàng sắm thêm những

chiếc ô tô mới một khi thấy thị trường cho thuê ô tô đang mở rộng nhanh

chóng. Vì lẽ đó, khẳng định đường cung dịch vụ vốn trong ngắn hạn là một đường dốc lên song rất kém co giãn so với đường cung dịch vụ vốn

tài sản vốn để cho thuê của mình, dù tài sản đó là tài sản loại gì) có lẽ gần

với sự thực hơn.

Trong ngắn hạn, đường cung dịch vụ vốn gắn với những tài sản

vốn chuyên dụng, có tính đặc thù riêng của từng ngành, hoặc những tài sản vốn khó di chuyển hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng là một đường tương đối thẳng đứng ngay cả xét trong phạm vi ngành. Trong trường hợp

này, dù tiền thuê vốn có tăng lên, ngành cũng không thu hút thêm được

các dịch vụ vốn từ các ngành khác di chuyển sang. Tính chất cố định hay

kém co giãn của nguồn cung trong ngành thật ra cũng tương tự như điều chúng ta đã khẳng định đối với cả nền kinh tế. Tuy nhiên, đối với những

tài sản vốn được sử dụng ở nhiều ngành, đồng thời tính linh động hay khả năng di chuyển của chúng từ ngành nọ sang ngành kia cao, đường cung

dịch vụ vốn của ngành trở nên co giãn hơn: khi tiền thuê vốn ở một ngành

nào đó tăng lên, lượng cung về dịch vụ vốn sẽ tăng mạnh nhờ cả vào việc

thu hút các tài sản vốn từ các ngành khác chuyển sang.

Quyết định mua sắm tài sản vốn để cho thuê của những người sở

hữu vốn là một quyết định đầu tư có tính chất dài hạn. Vì vậy ở đây

chúng ta sẽ tập trung vào phân tích khía cạnh dài hạn của quyết định cung ứng dịch vụ vốn. Xét về ngắn hạn, sự cung ứng dịch vụ vốn phụ thuộc

nhiều vào lượng tài sản vốn đã mua sắm, do đó thực chất bị chi phối bởi

các quyết định dài hạn.

Trong điều kiện thị trường dịch vụ vốn mang tính cạnh tranh, về

dài hạn điểm cân bằng thị trường sẽ bảo đảm cho những người cung ứng

có lợi nhuận kinh tế bằng không. Nếu lợi nhuận của những người cung ứng còn cao hơn mức này, sự nhập ngành của những người cung ứng mới

sẽ làm nguồn cung dịch vụ vốn tăng lên, giá thuê vốn hạ xuống và lợi

nhuận của những người cho thuê vốn giảm. Ngược lại, trong trường hợp

lợi nhuận kinh tế của những người cho thuê vốn hiện hành là âm, thì sự

rút lui khỏi ngành của một số người cung ứng sẽ là cơ chế để đẩy lợi

nhuận của những người cung ứng dịch vụ vốn còn lại lên. Vì vậy, giá

Nó đảm bảo cho những người sở hữu vốn (tức những người cung ứng

dịch vụ vốn) có lợi nhuận kinh tế bằng không.

Giá thuê vốn cần có là mức tiền thuê vốn đảm bảo cho người sở

hữu vốn bù đắp được tất cả các chi phí cơ hội cần thiết phát sinh từ việc

cung ứng dịch vụ vốn (cho thuê vốn) và có mức lợi nhuận kinh tế bằng

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vi mô (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh (Trang 117 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)