MRPL1 ( K= K1)

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vi mô (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh (Trang 68 - 70)

A MRP L2 ( K= K2)

MRPL1 ( K= K1)

L1 L2 L2

đường MRPL2, gắn với điều kiện K = K2. Đường cầu về lao động nối liền các điểm A, C…là một đường thoải hơn so với các đường MRPL. Nói một

cách khác, cầu dài hạn về một yếu tố sản xuất của doanh nghiệp có độ co

giãn theo giá lớn hơn so với cầu ngắn hạn tương ứng.

w

w1

w2

0 L

Hình 7.8: Đường cầu dài hạn về lao động của doanh nghiệp: đường AC

Cầu thị trường về yếu tố sản xuất

Đường cầu thị trường về một loại yếu tố sản xuất là đường tổng

hợp các đường cầu của tất cả các doanh nghiệp về yếu tố sản xuất này. Có những yếu tố sản xuất chuyên biệt chỉ được sử dụng trong một ngành công nghiệp nhất định. Trong trường hợp này, đường cầu thị trường cũng chính là đường cầu của ngành: nó được suy ra bằng cách cộng theo chiều ngang các đường cầu của các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, các yếu tố sản xuất như ô tô tải, lao động lành nghề… có thể được sử dụng ở

nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Khi đó, để có đường cầu thị trường

về một loại yếu tố sản xuất này, cần cộng gộp theo chiều ngang các đường cầu của các ngành lại. Bước cộng cuối cùng này cũng tương tự như việc cộng các đường cầu cá nhân để có được đường cầu thị trường

trên thị trường hàng hóa đầu ra. Ở đây, điểm cần lưu ý chính là cách xây dựng đường cầu của ngành.

Trong một ngành độc quyền, đường cầu của ngành cũng chính là

đường cầu của doanh nghiệp. Vấn đề sẽ phức tạp hơn nếu trong ngành có nhiều doanh nghiệp. Để minh họa, chúng ta phân tích trường hợp một

ngành là ngành cạnh tranh hoàn hảo.

Một ngành cạnh tranh hoàn hảo bao gồm nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động. Với một doanh nghiệp, khi quy mô của nó tương đối nhỏ so

với quy mô chung của ngành, sự thay đổi sản lượng của nó không làm giá sản phẩm đầu ra thay đổi. Tuy nhiên, trên phạm vi ngành, khi các doanh nghiệp cùng tăng sản lượng, giá sản phẩm đầu ra sẽ hạ xuống.

Giả sử khi mức giá đầu ra là P1, tại mức lương w1, lượng cầu về lao động của một doanh nghiệp là L1, phù hợp với nguyên tắc MVPL = w (=

w1). Sự lựa chọn này tương ứng với điểm A1 trên đường MVPL1, được vẽ

gắn với mức giá P1 (phần a trên hình 7.9). Ở phần b của hình 7.9 , đường

MVPL1 là đường tổng hợp theo chiều ngang các đường MVPL1 của các

doanh nghiệp. Nó cho chúng ta biết lượng cầu của ngành về lao động ứng

với mức lương w1 là LN1 (điểm B1). Bây giờ giả định rằng mức lương thị trường hạ xuống thành w2. Nếu giá sản phẩm đầu ra vẫn giữ nguyên, doanh nghiệp sẽ di chuyển dọc theo đường MVPL1 đến điểm A2 để lựa

chọn lượng đầu vào lao động thích hợp là L2 và ngành cũng sẽ di chuyển đến điểm B2 dọc theo đường MVPL1, với mức lao động tương ứng cần được thuê là LN2. Tuy nhiên, khi mỗi doanh nghiệp đều thuê thêm lao

động và tạo ra nhiều sản phẩm đầu ra hơn, cung về sản phẩm đầu ra của

toàn ngành sẽ tăng lên. Giá của nó sẽ không còn là P1 mà bị kéo xuống

thành P2. Điều này làm cho các đường MVPL1 và MVPL1 dịch chuyển sang trái thành các đường MVPL2 và MVPL2. Kết quả là, ứng với mức lương w2, mỗi doanh nghiệp chỉ còn thuê lượng lao động là L2’ (điểm A2’

trên đồ thị) và số lao động toàn ngành thuê là LN2’ (điểm B2’ đồ thị). Bằng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cách nối các điểm B1, B2’… chúng ta được đường cầu về lao động của

ngành. Mặc dù đường này được hình thành trên cơ sở các đường MVPL

song nó không phải là một trong các đường này. Nó cũng là đường có độ

A1A2 A2

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vi mô (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh (Trang 68 - 70)