0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

.3 Diện tích, sản lƣợng lúa tại khu vực nghiên cứu từ năm 2015-2017

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI CANH TÁC CÂY LÚA NƯỚC TẠI HUYỆN TÂN HƯNG, TỈNH LONG AN (Trang 43 -43 )

Đơn vị hành chính

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) Xã Vĩnh Thạnh 8.000,0 48.965,0 8.295,0 45.241,1 8.417,0 40.607,8 Xã Vĩnh Lợi 6.891,0 40.242,0 8.329,8 44.480,4 7.368,0 32.330,1 Xã Vĩnh Đại

6.163,0

36.603,3 6.268,0 34.273,0 6.298,0 29.303,2

(Nguồn: Báo cáo tình hình SXNN huyện từ năm 2015-2017)

Nhìn chung tình hình sản xuất lúa ở địa phƣơng đạt nhiều kết quả nhƣ: Diện tích lúa gieo sạ vƣợt kế hoạch đề ra; Công tác chuyển giao khoa học, kỹ thuật trong sản xuất đƣợc quan tâm chỉ đạo thực hiện, từ đó trình độ sản xuất đƣợc nâng lên; Các mô

31

hình “1 phải 5 giảm”, “3 giảm 3 tăng” giúp giảm chi phí đầu tƣ, tăng năng suất, tăng lợi nhuận; Công tác xây dựng "Cánh đồng lớn", tiếp tục đạt kết quả khả quan, giảm chi phí, đạt lợi nhuận cao hơn từ 1-2 triệu đồng so với ên ngoài tạo điều kiện cho nông dân thực hiện gắn sản xuất với tiêu thụ theo Quyết định số 62/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Một số giống lúa chủ yếu: Giống IR 50404, giống OM 4900, giống Nàng Hoa, OM,…

Bên cạnh còn có những mặt hạn chế do: Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân

gieo sạ theo lịch thời vụ có thực hiện nhƣng vẫn còn nhiều diện tích gieo sạ ngoài lịch; Diễn biến phức tạp của thời tiết cực đoan (lũ lụt, hạn hán kéo dài) gây nên tình trạng dịch hại trên cây lúa phát triển mạnh nên chi phí đầu tƣ tăng lên, năng suất lúa giảm qua các năm; Việc xây dựng trạm ơm điện đạt thấp do chƣa có điện 3 pha, hệ thống máng tƣới tiêu chƣa hoàn chỉnh nên chi phí đầu tƣ cao từ đó giá ơm nƣớc cao nên chƣa đƣợc nhiều nông dân thống nhất; Việc triển khai thực hiện cánh đồng lớn còn gặp nhiều khó khăn do phƣơng thức thu mua lúa cân tại doanh nghiệp, không thống nhất đƣợc thời điểm thu hoạch nên chƣa đƣợc nhiều nông dân tham gia; Doanh nghiệp tham gia thực hiện hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản trong xây dựng cánh đồng lớn còn ít, chƣa xây dựng dự án (hoặc phƣơng án) cánh đồng lớn theo quy định; một số xã chƣa chủ động triển khai, đa số nông dân còn canh tác theo tập quán cũ, không tuân thủ theo quy trình sản xuất do cán bộ kỹ thuật hƣớng dẫn.

1.7 Đặc điểm lũ và hệ thống đê bao trên địa bàn huyện Tân Hƣng

1.7.1 Đặc điểm lũ

Lũ hằng năm vào vùng nghiên cứu theo hai hƣớng chính: Hƣớng 1 là từ sông Tiền theo các kênh để vào nội vùng nghiên cứu. Hƣớng 2 là lũ tràn qua iên giới và vào vùng nghiên cứu.

Vào đầu mùa lũ khoảng tháng 6 và tháng 7 nƣớc từ sông Tiền theo các kênh rạch chảy vào nội đồng. Đến tháng 8, nƣớc lũ ắt đầu tràn từ bờ Nam kênh Sở Hạ đƣa

32

nƣớc vào vùng nghiên cứu và đạt đến đỉnh lũ cao nhất là vào khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10. Sau đó nƣớc bắt đầu rút dần đến khoảng cuối tháng 12 thì xem nhƣ rút hết.

Thời gian lũ kéo dài khoảng 5, 6 tháng với độ ngập sâu trung bình khoảng 0,5m- 4,0m. Trong thời gian lũ, nƣớc từ thƣợng nguồn sông Tiền ảnh hƣởng đến vùng nghiên cứu theo các kênh Sở Hạ, Tân Thành - Lò Gạch, Trung Ƣơng, 79,...nƣớc lũ làm ngập các vùng trũng thấp đến các khu vực gò cao và tạo thành lớp đệm nƣớc lũ. Lƣợng lũ theo các kênh trục nối bên kia của biên giới chảy vào khu vực nghiên cứu cũng rất đáng kể và nƣớc lũ từ biên giới đã đƣợc lắng đọng phù sa cho nên lƣợng phù sa từ nguồn này mang lại nhỏ hơn. Lũ tràn từ biên giới đã làm ngăn cản dòng chảy lũ chứa nhiều phù sa của sông Tiền vào khu vực nghiên cứu.

Sự giao thoa của hai hƣớng khác nhau của lũ đã tạo nên các giáp nƣớc. Các giáp nƣớc này biến động rất phức tạp và thay đổi liên tục. Điều này cộng với hệ thống đê bao góp phần thay đổi chế độ dòng chảy, chế độ môi trƣờng và hệ sinh thái thủy sinh, hệ sinh thái trên cạn,...

1.7.2 Hệ thống đê bao

Hiện nay, vùng nghiên cứu có 2 mô hình kiểm soát lũ và sống chung với lũ: Mô hình kiểm soát lũ theo thời gian (đê ao lửng-đê ao tháng 8), mô hình kiểm soát lũ cả năm (đê ao chống lũ triệt để).

Đê ao chống lũ triệt để là các đƣờng đê phối hợp với giao thông có cao trình khá cao và đỉnh lũ năm 2000 thƣờng đƣợc chọn làm mốc cho các công trình đê, khu vực này có thể tăng vụ hoặc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng.

Đê bao chống lũ tháng 8 hay còn gọi là đê bao lửng có mục đích là nâng dần cao trình các đƣờng giao thông nông thôn, để bảo vệ lúa vụ 2.

Các mô hình sản xuất nằm trong các dạng đê bao bao gồm có 8 mô hình sản xuất chính: Mô hình sản xuất lúa-lúa; Mô hình sản xuất lúa-lúa-lúa; Mô hình sản xuất

33

lúa- màu; Mô hình sản xuất lúa-lúa-màu; Mô hình sản xuất lúa-tôm; Mô hình sản xuất cá tra; Mô hình sản xuất chuyên màu; Mô hình sản xuất màu-màu-lúa. Việc phân bố các mô hình sản xuất trong các dạng đê bao thiếu ổn định. Nhiều mô hình tự phát, chạy theo thị hiếu thị trƣờng dẫn đến hiệu quả kinh tế và sinh thái có thể giảm sút. Bên cạnh đó, một số khu vực việc canh tác hầu nhƣ không theo một loại mô hình cụ thể, dẫn đến vùng đê ao lửng khi thì canh tác 2 vụ, lúc lại 3 vụ,...

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI CANH TÁC CÂY LÚA NƯỚC TẠI HUYỆN TÂN HƯNG, TỈNH LONG AN (Trang 43 -43 )

×