Sơ đồ nguyên lí hoạt động của cắt cỏ BDR 700

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, tính toán, thiết kế, chế tạo máy cắt cỏ chuyên dùng chăm sóc vườn cây ăn trái (Trang 30 - 32)

Trong đó: 01 và 02 bánh răng trụ; 03, 04 và 06 pulley đai; 05 dây đai, 07 và 08 cụm tang trống lắp đĩa dao.

Chuyển động quay ngược chiều nhau của hai cụm tang trống có dao cắt của máy BDR 700 được thực hiện thông qua bộ truyền động hai cấp:

Cấp 1: pulley đai 04 nhận nguồn năng lượng từ động cơ với trục có phương thẳng đứng và quay theo chiều kim đồng hồ. Nguồn chuyển động từ pulley 04 được dẫn động đến pulley đai 03 và 06 thông qua dây đai 05. Với truyền động cấp 1, thì cụm tang trống 07 đã nhận được momen và chuyển động xoay từ động cơ. Ngoài ra, để thay đổi momen và số vòng quay cụm tang trống 07, ta có thể thay đổi tỉ số truyền của pulley đai 04 so với hai pulley đai 03 và 06. Nói cách khác, ta có thể thay đổi tỉ lệ kích thước pulley đai 04 so với kích thước pulley đai 03 và 06 (pulley đai 03, 06 phải có kích thước bằng nhau nhầm thuận lợi trong việc tạo chuyển động xoay ngược chiều và cùng tốc độc của hai tang trống 07 và 08) để tăng hoặc giảm momen quay của hai trống.

Cấp 2: cụm tang trống 08, được cấp momen thông qua bộ truyền bánh răng trụ với tỉ lệ 1: 1 gồm: bánh răng chủ động 02 và bánh răng bị động 01 nhầm tạo ra chuyển

động xoay ngược chiều và cùng tốc độ so với cụm tang trống 07. Để nhận được chuyển động xoay thì bánh răng chủ động 02 phải được thiết kế và lắp ráp cùng trục với pulley đai 03.

Bảng 1.6: Thông số kỹ thuật của máy BDR 700. Thông số kỹ thuật Thông số kỹ thuật

Động cơ GCV 160 (động cơ 4 thì, dung tích 160 cc)

Momen xoắn 9,4 N.m

Công suất động cơ 5,5 HP Chiều rộng làm việc 70 cm

Chiều cao cắt 3,5 cm

Tốc độ di chuyển 2,8 – 3,5 Km/h Độ dốc làm việc tối đa 30°

Khối lượng 88 Kg

Phân tích, đánh giá máy BDR 700.

Ưu điểm

Kết cấu đơn giản, nhỏ gọn có tính thẫm mỹ cao.

Nguyên lý bộ truyền chuyển động đơn giản gồm bộ truyền đai và bộ truyền bánh răng trụ nên dễ thay thế và sửa chữa.

Nhược điểm:

Năng suất làm việc thấp (do chiều rộng làm việc chỉ 70 cm)

Sử dụng loại động cơ với trục quay có phương thẳng đứng (Honda GCV 160), loại này không được sử dụng phổ biến ở nước ta. Nên khi động cơ gặp hư hỏng thì khó có phụ tùng tương ứng thay thế.

Nguyên lý truyền chuyển động của máy BDR 700 ngoài yếu tố đơn giản thì nó tồn tại một nhược điểm lớn nhất là: khi tải trọng làm việc hai bên cụm tang trống không đồng đều hoặc một bên tang trống quá tải, với bộ truyền đai nó sẽ xãy ra hiện tượng trượt giữa đai và pulley. Hệ quả là tang trống có lắp các dao cắt cũng xoay theo puly đai một góc so với vị trí lắp ráp ban đầu (ban đầu hai tang trống phải được lắp sao cho các lưỡi dao đan xen nhau tránh tình trạng va chạm khi làm việc). Do tang trống lắp dao có thể xê dịch độc lặp với nhau nên nó tìm ẩn nhiều nguy hiểm khi các dao có thể xê dịch tới cùng một vị trí và gây ra hiện tượng tự va chạm. Hiện tượng này có thể làm hư hỏng dao hoặc tạo ra các mãnh văng từ dao gây nguy hiểm cho người sử dụng và người xung quanh.

1.2.2.Máy BELLON MFB 800 của Italia.

Máy BELLON MFB 800 được thiết kế như Hình 16. Bộ phận làm việc được che kín phía trong màng bảo vệ. Màng bảo vệ vừa có khả năng hạn chế các mảnh văng

gặp phải trong quá trình làm việc văng ra môi trường xung quanh gây ảnh hưởng tới người sử dụng và người xung quanh. Đồng thời còn làm tăng tính thẩm mỹ cho tổng thể máy cắt. Máy MFB 800 của Italia đại diện cho các mẫu máy có trục động cơ nằm vuông góc với mô đun làm việc và sử dụng trục các – đăng để truyền chuyển động từ động cơ tới bộ phận cắt cỏ.

Hình 1.16: Máy cắt cỏ BELLON MFB 800 của Italia [27].

Nguyên lý hoạt động:

Hình 1.17: Kết cấu bộ phận làm việc của máy cắt cỏ BELLON MFB 800 [28].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, tính toán, thiết kế, chế tạo máy cắt cỏ chuyên dùng chăm sóc vườn cây ăn trái (Trang 30 - 32)