1.3. Xây dựng sơ đồ chuỗi giá trị hiện tại
1.3.2. Thu thập thông tin vẽ sơ đồ chuỗi giá trị hiện tại
Các bước tiến hành xây dựng sơ đồ chuỗi giá trị (VSM) •Bước 1: Chuẩn bị
Bước chuẩn bị bao gồm: thu thập thông tin và chuẩn bị hậu cần
Thu thập thông tin:
Thu thập tài liệu thực tế: Số ca, số ngày, thời gian/ca… Xác định phạm vi bắt đầu và kết thúc của quá trình;
Xác định các yêu cầu: Số lượng sản phầm, chất lượng sản phẩm…
Đánh giá/ thiết lập dụng cụ đo: Sử dụng các thang đo về thời gian, ngày/ phút…
Chuẩn bị hậu cần
Người tham gia: Manager, Workforce… Vị trí, tư liệu.
•Bước 2: Thu thập thông tin vẽ sơ đồ chuỗi giá trị hiện tại
Quan sát và thu thập dữ liệu:
Đầu tiên, nhóm tác giả sẽ tiến hành đi đến hiện trường.
Tiếp theo, nhóm tác giả theo dõi các ghi chú về sản phẩm và dòng chảy thông tin và thu thập dữ liệu cho mỗi bước trong dòng chảy (số ca làm việc trong ngày, thời gian mỗi ca, lịch bảo trì phòng ngừa, số công nhân mỗi trạm, thời gian chu kỳ, chuyển đổi ở mỗi công đoạn, lượng tồn sản phẩm dở dang tại mỗi công đoạn, tỷ lệ tái chế, tỷ lệ phế phẩm).
Sau đó, nhóm tác giả thực hiện thống nhất các ký hiệu, biểu tượng để vẽ sơ đồ và tiến hành phác thảo sơ đồ hiện trạng, sau khi phác thảo sơ đồ hiện trạng sẽ tiến hành xác
định các thông tin còn thiếu liên quan tới vẽ sơ đồ (dòng chảy thông tin, dòng chảy nguyên vật liệu).
Cuối cùng, nhóm tác giả thực hiện vẽ sơ đồ VSM hiện tại. •Bước 3: Vẽ sơ đồ VSM hiện tại.
Thứ nhất, Takt – time = Thời gian làm việc yêu cầu một ngày / Nhu cầu khách hàng hằng ngày.
Khách hàng Wolverine đặt hàng với số lượng 2100 đôi/tuần (đối với 1 chuyền may) cho mã giày QUEST MID. Tương đương với 350 đôi/ngày vì mỗi tuần công ty làm việc 6 ngày từ thứ 2 đến thứ 7.
Thời gian làm việc của tất cả các công đoạn là như nhau nên Takt – time của các công đoạn đều bằng nhau. Thời gian làm việc quy định là 1 ca 8 tiếng từ 7h đến 17h, nghỉ buổi trưa 1 tiếng.
𝑇𝑎𝑘𝑡 − 𝑡𝑖𝑚𝑒 = 8 ∗ 60 ∗ 60
350 = 82.29 (𝑔𝑖â𝑦)
Thứ hai, Value Added Time (VAT) – Thời gian tạo ra giá trị gia tăng: Đây là thời gian mà công nhân hoặc máy móc có các tác động trực tiếp làm thay đổi hình dạng, tính chất sản phẩm. Thời gian dành để cải thiện kết quả của một quá trình, thường chỉ thời gian xử lý liên quan đến sản xuất.
Thực hiện đo thời gian của các hoạt động tạo ra giá trị bằng đồng hồ bấm thời gian, số lần đo sẽ là 5 lần, sau đó tính trung bình cộng ta sẽ được VAT của công đoạn, cộng tất cả các VAT công đoạn lại ta sẽ được VAT quá trình.
Thứ ba, Non – Value Added Time (NVAT) – Thời gian không tạo ra giá trị gia tăng: Tất cả các khoảng thời gian khác không liên quan đến một quy trình, chẳng hạn như thời gian chờ và thời gian xếp hàng, không đóng góp gì vào kết quả được coi là thời gian không có giá trị gia tăng. Khái niệm này được sử dụng để xác định các hoạt động không mang lại giá trị gia tăng và loại bỏ chúng khỏi một quá trình, do đó tổng thời gian cần thiết để hoàn thành một quá trình được giảm xuống. Khi thời gian của một quá trình sản xuất được rút ngắn theo cách này, đó có thể là một lợi thế cạnh tranh vì một doanh nghiệp có thể đáp ứng nhanh hơn như cầu của khách hàng.
Thứ tư, Cycle Time (C/T): Thời gian cần thiết (thực tế) để làm ra một sản phẩm (sản phẩm dở dang).
Thứ năm, Down Time: Đây là thời gian xảy ra 7 lãng phí thường gặp trong quá trình vận hành chuỗi cung ứng.