Nhịn được đến bằng này tuổi thì nhịn hẳn; ai lại đi lấy thằng Chí Phèo! "

Một phần của tài liệu Ngữ văn 11 học kì i (Trang 54 - 57)

Nguyên nhân dẫn đến bi kịch bị cự tuyệt: Thứ nhất là do định kiến xã hội không chấp nhận một con người đã bị biến chất. Thứ hai đến từ sự ích kỉ của bà cô, bởi vì bà cô Thị Nở cũng là 1 người không có chồng và đến đây thì tủi cho thân bà, bà nghĩ đến cái đời dài dằng dặc của bà " Ừ! Mà có lấy thì lấy ai chứ?... Ðàn ông chết hết cả rồi sao, mà lại

đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy thằng chỉ có một nghề là đi rạch mặt ra ăn vạ "

Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối

" Nhưng thị làm gì mà hắn chửi? Mà hắn có quyền gì chửi thị? Ồ, thị điên lên mất! Thị dẫm chân xuống đất, rồi lại nhảy cẫng lên như thượng đồng. Hắn thú vị quá, lắc lư cái đầu cười. Lại còn cười! Nó nhạo thị, trời ơi! Thị điên lên mất, trời ơi là trời! Thị ch ống hai tay vào háng, vênh vênh cái mặt, và tớn cái môi vĩ đại lên, trút vào mặt hắn tất cả những lời bà cô. Hắn nghĩ ngợi một tí rồi hình như hiểu. Hắn bỗng nhiên ngẩn người. Thoáng một cái, hắn lại như hít hít thấy cái hơi cháo hành. Hắn cứ ngồi ngẩn mặt không nói gì. Thị trút giận xong rồi. Cái mũi đỏ dị xuống rồi lại bạnh ra. Thị hả hê lắm lắm. Thị ngoay ngoáy cái mông đít ra về. Hắn sửng sốt đứng lên gọi lại. Ai mà thèm lại! Còn muốn lôi thôi cái gì? Hắn đuổi theo thị, nắm lấy tay thị. Thị gạt ra, lại giúi thêm cho một cái. Hắn lăn khoèo xuống sân. Ðã lăn ra thì hắn phải kêu: bao giờ chả thế. Hắn nhặt một hòn gạch toan đập đầu. Nhưng hình như hắn chưa thật say. Vì hắn nghĩ đập đầu ở đây chỉ thiệt; đập đầu ở đây để mà ăn vạ ai? Hắn phải tự đến cái nhà co n đĩ Nở kia. Ðến để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó. Nếu không đâm được, lúc ấy hãy đập đầu kêu làng. Muốn đập đầu, phải uống thật say. Không có rượu, lấy gì làm cho máu nó chảy? Phải uống thêm chai nữa. Và hắn uống. Nhưng tức quá, càn g uống càng tỉnh ra. Tỉnh ra, chao ơi, buồn! Hơi rượu không sặc sụa. Hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức. Rồi lại uống. Hắn ra đi với một con dao ở thắt lưng. Hắn lảm nhảm: “Tao phải đâm chết nó!” "

Diễn biến hành động: không tin, cười và lắc lư cái đầu

55 Lê Văn Lân

Uất ức, tuyệt vọng, uống rượu cho say nhưng càng uống càng tỉnh Ôm mặt khóc rưng rức rồi lại cầm dao đi trả thù

" Hắn phải tự đến cái nhà con đĩ Nở kia. Ðến để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó " => Ý muốn nói đến bà cô của Thị Nở

Thế nhưng nay khi càng uống rượu Chí càng tỉnh thì suy nghĩ ấy dần như tan biến đi và chỉ còn một hành động cuối cùng Chí lại đi đến nhà Bá Kiến => Chính hành động ấy là hành động mà Chí Phèo đã hoàn toàn thức tỉnh, thức tỉnh để nhận ra được nguyên nhân dẫn đến cuộc đời của Chí bây giờ

Hành động đâm chết Bá Kiến và tự sát của Chí Phèo

Sau khi cầm dao đến nhà Bá Kiến thì Chí Phèo đã có một cuộc cãi nhau với Bá Kiến và cuối cùng Chí kết thúc mọi việc bằng cách đâm chết Bá Kiến rồi tự sát, có thể nói hành động đâm chết Bá Kiến ở đây Chí Phèo là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân bị tha hóa

Đâm chết Bá Kiến là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống

Cái chết của Chí Phèo là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn trên ngưỡng của trở về cuộc sống làm người

" Hắn dõng dạc:

- Tao muốn làm người lương thiện!

Bá Kiến cười ha hả:

- Ồ tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ. Hắn lắc đầu:

- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không? Chỉ có một cách... biết không! Chỉ có một cách là... cái này biết không? "

Tao muốn làm ngƣời lƣơng thiện: Tiếng kêu tuyệt vọng của người cùng đường, đó

cũng là lời cầu cứu của con người bị cự tuyệt quyền làm người

Ai cho tao lƣơng thiện?: Một sự thật phủ phàng vô cùng đau dớn của một con người mà

lại không được làm người

Tao không thể làm ngƣời lƣơng thiện nữa: Đây là lời xác nhận sự thật

3. Nhân vật Bá Kiến

56 Lê Văn Lân

Giọng nói, cái cười mang tính điển hình cao: Tiếng quát " rất sang ", " cái cười Tào Tháo " ( " Người ta bảo cụ hơn người cũng bởi cái cười " )

57 Lê Văn Lân

Tính cách, bản chất:

Thao túng mọi người bằng cách đối nhân xử thế và thủ đoan mền nắn rắn buông

" Nhưng kìa cụ ông đã về … Không bảo người nhà đun nước, mau lên! "

Khôn róc đời: Biến Chí Phèo thành tay sai cho mình

Bá Kiến đã dựng lên quanh mình một thế lực vững chãi để cai trị và bốc lột, giẫm lên vai người khác một cách thật tinh vi

Bá Kiến có đủ thói xấu xa: Háo sắc, ghen tuông, sợ vợ, hám quyền lực. Lão làm tha hóa và tan nát bao nhiêu cuộc đời con người lương thiện

=> Bá Kiến chính là tiêu biểu cho giai cấp thống trị: Có quyền lực, gian hùng, nham hiểm

III. Tổng kết

1. Nội dung 2. Nghệ thuật 2. Nghệ thuật

Một phần của tài liệu Ngữ văn 11 học kì i (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)