Cuộc đời của nhân vật Chí Phèo Trƣớc khi bị đi tù

Một phần của tài liệu Ngữ văn 11 học kì i (Trang 52 - 54)

I. Vài nét về tiểu sử và con ngƣờ

b. Cuộc đời của nhân vật Chí Phèo Trƣớc khi bị đi tù

Trƣớc khi bị đi tù

" Một người đi thả ống lươn nhặt được Chí Phèo ' trần truồng và xám ngắt trong một váy đục để bên một lò gạch bỏ không ', sau đó, chuyền tay cho người làng nuôi. Lớn lên, làm canh điền cho lí Kiến, Chí Phèo bị lí Kiến ghen, đầy vào tù. Bảy, tám năm sau, Chí Phèo ra tù "

Hoàn cảnh xuất thân: Chí Phèo không cha, không mẹ, bị bỏ rơi ở lò gạch và được

người làng chuyền tay nhau nuôi lớn. Năm Chí Phèo 20 tuổi đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến

" Hắn nôn nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. "

Tính cách, phẩm chất: Là anh canh điền hiền lành như đất, làm việc quần quật. Hắn có

một mơ ước bình dị " Có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải " . Khi hắn bị bà ba gọi lên bóp chân " Chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì "

=> Có thể nói giai đoạn trước khi đi tù Chí Phèo là người nông dân lương thiện, chăm chỉ, có ước mơ bình dị, dù trong hoàn cảnh nào vẫn giữ được lương tâm trong sáng

Chí Phèo sau khi đi tù về

Nguyên nhân đi tù: Vì Bá Kiến ghen với Chí Phèo và đã hãm hại Chí Phèo khiến Chí Phèo đi tù

=> Sự ích kỉ, vô lí, lạm quyền của tầng lớp thống trị lúc bấy giờ

Chế độ nhà tù thực dân đã biến Chí Phèo trở thành lưu manh, có tính cách méo mó và quái dị. Chí Phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại

Sự thanh đổi về ngoại hình: " Trông đặc như thằng sắng cá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế "

Sự thay đổi về nhân cách: " Du côn, du đãng, triền miên trong cơn say, đập đầu, chửi bới, phá phách và làm công cụ cho Bá Kiến "

53 Lê Văn Lân

Chí Phèo có sự thay đổi toàn diện

Bản chất Hiền lành Lương thiện

Bị đẩy vào tù Thay đổi nhân hình Thay đổi nhân tính

Ra tù Tay sai cho Bá Kiến

Con quỷ dữ của làng Vũ Đại

=> Sự tha hóa của Chí Phèo là hiện tượng mang tính quy luật

Nam Cao đã khẳng định một sự thật đau đớn ở Việt Nam trước cách mạng: Hiện tượng người nông dân lương thiện bị cướp đoạt cả nhân hình lẫn nhân tính => Thông qua việc này Nam Cao đã gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến bất công, tàn bạo

Kết luận: Chí Phèo đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính. Bị biến chất từ một người

lương thiện thành con quỷ dữ, Chí Phèo là điển hình cho hình ảnh người nông dân lao động bị đè nén đến cùng cực, và cũng là một nhân chứng tố cáo chế độ thực dân phong kiến đã cướp đi quyền làm người của Chí Phèo

Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở

Chí Phèo - con quỷ dữ của làng Vũ Đại => 2 con người dưới đấy xã hội bị rẻ rúng, khinh thường và xa lánh Thị Nở - người đàn bà dở hơi, xấu đến ma chê quỷ hơn

Sự thức tỉnh của Chí Phèo: " Khi Chí Phèo mở mắt thì trời đã sáng lâu … hãy đừng

yêu để hỏi cô thị đã "

Về nhận thức: Hắn nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống; nhận ra bi kịch trong

cuộc đời mình và sự cô đơn, cô độc đối với Chí Phèo " Cô độc còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau "

" Tỉnh dậy hắn thấy già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lý nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu... Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời "

" Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau "

Về ý thức: Chí Phèo lương thiện và muốn làm hòa với mọi người

Nguyên nhân thức tỉnh:

Chi tiết dẫn đến sự thức tỉnh trực tiếp là bát cháo hành, đưa Chí Phèo trở lại với cuộc sống đời thường, đưa Chí Phèo tỉnh lại sau những cơn say triền miên.

Nguyên nhân sâu xa chính là nhờ vào tình yêu thương của Thị Nở, tình yêu thương của con người với con người

=> Hình ảnh bát cháo hành là hình ảnh độc đáo, chân thật và giàu ý nghĩa: Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Chí Phèo được ăn trong tình yêu thương và hạnh phúc. Bát cháo

54 Lê Văn Lân

hành chính là hình ảnh mang tính biểu tượng cho tình thương giữa con người với con người, sự đồng cảm, sẻ chia của những con người cùng ở dưới đấy xã hội

Bi kịch bị cự tuyệt của Chí Phèo

" Thấy thị hỏi, bà già kia bật cười. Bà tưởng cháu bà nói đùa. Nhưng chợt nhớ rằng cháu bà vốn dở hơi. Bà bỗng trở nên hoảng hốt. Bà nhục cho ông cha nhà bà. Cũng có lẽ bà tủi thân bà. Bà nghĩ đến cái đời dằng dặc của bà, không có chồng. Bà thấy chua xót lắm. Bà uất ức, uất ức với ai không biết. Nhưng rồi đổ cái uất ức ngay lên cháu bà! " " Trời ơi! Nhục nhã ơi là nhục nhã! Hỡi ông cha nhà bà! Bà gào lên như con mẹ dại. Bà xỉa xói vào mặt cái con cháu ba mươi tuổi mà chưa trót đời. Bà bảo phắt nó:

Một phần của tài liệu Ngữ văn 11 học kì i (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)