I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Vũ Trọng Phụng ( 1912 - 1939 )
a. Cuộc đời
Vũ Trọng Phụng quê gốc ở làng Hảo - huyện Mỹ Hào - tỉnh Hưng Yên nhưng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, trong một gia đình nghèo.
Bút danh đầu tiên là Thiên Hư
Sau khi tốt nghiệp tiểu học, Vũ Trọng Phụng đi làm kiếm sống nhưng chẳng được bao lâu thì mất việc. Từ đó, ông sống chật vật bằng nghề viết báo, viết văn chuyên nghiệp.
43 Lê Văn Lân
Khoảng từ 1937 - 1938, ông mặc bệnh lao nhưng lại không có điều kiện để chữa chạy. Đến năm 1939, Vũ Trọng Phụng mất tại Hà Nội khi ông chỉ mới 27 tuổi.
b. Sự nghiệp sáng tác
Ông được mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc” với những tác phẩm như:
Phóng sự: Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm cô (1936). Tiểu thuyết: Giông tố (1936), Số đỏ (1938)
Các tác phẩm của ông toát lên niềm căm phẫn mãnh liệt cái xã hội thực dân phong kiến, xã hội tư sản thối nát đương thời.
=> Vũ Trọng Phụng được mệnh danh là " ông vua phóng sự đất Bắc ", là một trong những đại biểu xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực 1930 - 1945, một cây bút góp phần quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam
2. Tác phẩm " Số Đỏ "
Xuất xứ: được đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7 - 10 - 1936
Giá trị tác phẩm
Giá trị nội dung: Tác phẩm đả kích một cách sâu cay xã hội tư sản thành thị đang chạy
theo lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng bồi bại đương thời
Giá trị nghệ thuật: Trình độ tiểu thuyết dày dặn, bút pháp châm biếm đặc biệt sắc sảo
=> Là cuốn sách ghê ghớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học
3. Đoạn trích: Hạnh phúc của một tang gia
Vị trí: trích toàn bộ chương XV của tiểu thuyết Số Đỏ
Tóm tắt đoạn trích: Hạnh phúc của một tang gia xoay quanh câu chuyện về cái chết của
cụ Cố Hồng, một đám tang giả nhưng niềm vui thật. Cụ cố Hồng đã ngoài tám mươi tuổi mà cứ “sống mãi”. Đám con cháu hám danh hám lợi trong nhà chỉ mong cho ông lão này sớm chết. Ước mong này thành hiện thực khi Xuân Tóc Đỏ - trong một lần “nổi giận” vì tự ái đã om sòm “tố cáo” trước mặt mọi người rằng ông Phán – cháu rể của cụ tổ (chồng cô Hoàng Hôn) là “một người chồng mọc sừng”. Việc tố cáo đó thực ra do ông Phán thuê Xuân làm với giá mười đồng để trực tiếp gây ra cái “chết thật” của cụ cố tổ. Thậm chí, đến cả “cụ tổ” cũng nhờ cái “chết thật” của chính mình mà được sung sướng: “Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu...”.
Đó là một đám tang linh đình và to lớn, ai cũng sung sướng và phô trương. Vợ chồng Văn Minh hạnh phúc vì gia tài của mình không còn trên lý thuyết nữa. Tuýp và tiệm may âu hóa được dịp lăng xê những mốt tang táo bạo nhất. Cô Tuyết được dịp mặc y phục Ngây thơ để chứng tỏ mình còn trinh tiết. Cậu Tú Tân được sử dụng cái máy ảnh đã lâu không còn dịp dùng đến. Ông P hán sung sướng vì không ngờ rằng cái sừng trên đầu của mình lại có giá trị. Và từ đó có một đám tang kỳ lạ: niềm vui là thật còn nỗi buồn là giả.
44 Lê Văn Lân
II. Phân tích
1. Nhan đề trào phúng
Hạnh phúc của một tang gia => Lạ
Hạnh phúc của một tang gia
Niềm vui sướng khi
đạt được ước nguyện ><
Là nỗi đau khổ, buồn khi nhà có người mất
=> Mang tính chất mâu thuẫn và trào phúng hé mở tấn bi kịch: đám tang của người chết trở thành ngày hội của người sống
2. Niềm vui của mọi ngƣời trƣớc cái chết của cụ cố Tổ Nguyên nhân của niềm vui Nguyên nhân của niềm vui
Chính là cái chết của cụ cố Tổ , vì khi cụ cố Tổ chết đi thì gia sản sẽ chính thức được chia và chính những người ham của sống trong gia đình ấy lại mong chờ cái chết của cụ hơn ai hết
Cảnh chạy chữa bi hài:
Mời đủ thầy lang băm, đây chỉ là vẻ bề ngoài
Trong đó có một người chính là Xuân tóc đỏ, một kẻ vô học, mồ côi không hề có bằng cấp gì nhưng lại trở thành đốc tờ ( doctor ) Xuân là người chữa bệnh chính cho cụ cố Tổ Gia đình ấy lại ủng hộ tất cả những thứ thuốc mà Xuân tóc đỏ đề nghị nhưng những bài thuốc đó là những bài thuốc rởm và họ lại tin vào cái công hiệu ấy, nhưng những niềm tin ấy chỉ là những niềm phủ phiến và cái họ muốn chính là cái chết của cụ cố Tổ => Bề ngoài: Nhiệt tình nhưng thực chất mong muốn bên trong chính là muốn cụ cố Tổ nhanh chết => Thể hiện được sự bất hiếu của những con người trong gia đình
Kết quả: cụ cố Tổ chết " Ba hôm sau ông cụ già chết thật " => Thông báo ngắn gọn, chính là một hỉ tính
a. Niềm vui của những ngƣời trong gia đình
Niềm vui chung chính là chia gia sản => Từ đây ta có thể thấy đồng tiền chi phối tình người và đạo lí
Cách bộc lộ: bề ngoài thì tang gia bối rối, tất bật, lo lắng, bận rộn nhưng thật chất thì sung sướng, thỏa mãn
=> Thể hiện được sự giả dối, bất nghĩa, biến c hất và vô liêm sỉ của những thành viên trong gia đình, hé mở được chân dung của đại gia đình bất hiếu, suy thoái về đạo đức bởi đồng tiền và danh vọng
Nghệ thuật: Tạo nên mâu thuẫn trào phúng bằng thủ pháp nghệ thật đối lập đặc sắc; thu pháp phóng đại, ngôn ngữ trào phúng sắc sảo
b. Chân dung của từng thành viên Cụ cố Hồng Cụ cố Hồng
45 Lê Văn Lân
Bề ngoài cụ ho khạc, khóc mếu, lụ khụ chống gậy nhưng thực chất biểu diễn trò để thiên hạ khen ngợi cái có hiểu của cụ => Cụ là người háo danh đến quái gở
Văn Minh chồng
Bề ngoài có vẻ băn khoăn, phân vân, vò đầu, bứt tóc, mặt đăm đăm chiêu chiêu nhưng thật chất đang vui vì gia tài khổng lồ sắp được chia, suy nghĩ tìm mọi cách xử trí với Xuân tóc đỏ => Bản chất giả dối, bất nhân
Văn Minh vợ
Bề ngoài thì sốt ruột, bối rối nhưng thực chất thì đang mừng rỡ, có dịp được lăng xê các trang phục của tiệm may Âu Hóa, mặc đồ xô gai tân thời => Văn Minh vợ hiện lên là một người chạy theo lối sống văn minh rởm, lố lăng
Cậu tú Tân
Bề ngoài tỏ vẻ sốt ruột, điên người lên thế nhưng hắn lại đang mừng rỡ sướng điên lên vì sắp được trổ tài chụp ảnh trong lễ tang của cụ cố Tổ => Vô tâm và đáng lên án
Cô Tuyết
Bề ngoài mặc y phục ngây thơ, đau khổ, buồn bả nhưng thực chất cô chỉ mong chờ Xuân tóc đỏ đến => Hư hỏng, lố lăng
Ông phán mọc sừng
Có vợ ngoại tình tưởng chừng như nhục nhã nhưng thật sự ông sung sướng và tự hài vì cái sừng vô hình, chuẩn bị tiền để cảm ơn Xuân tóc đỏ => Là một người vô liêm sỉ và giả tạo
==> Tóm lại tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối lập: đám con cháu bất nhân, bất nghĩa để vạch trần bản chất xấu xa, bỉ ổi của những hạng người vì đồng tiền, danh vọng chà đạp lên đạo lí của dân tộc
III. Tổng kết 1. Nội dung 1. Nội dung 2. Nghệ thuật _______________________________________________________________________ CHÍ PHÈO - Nam Cao - Phần 1: Tác giả