I. Vài nét về tiểu sử và con ngƣờ
2. Hình tƣợng nhân vật Chí Phèo a Sự xuất hiện của nhân vật
a. Sự xuất hiện của nhân vật
" Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết. "
Chí Phèo xuất hiện với 1 hình ảnh: say rượu, vừa đi vừa chửi
Hắn chửi: Trời ( thế nhưng có hề gì trời có của riêng nhà nào? ) Đời ( là tất cả nhưng cũng chẳng là ai ) Cả làng Vũ Đại ( cả làng lại nghĩ chắc hắn trừ mình ra ) Cha đứa nào không chửi nhau với hắn Đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn
Đối tượng của tiếng chửi thu hẹp dần
Tiếng chửi không có người nghe và không có người đáp lại. Chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượu
52 Lê Văn Lân
Ý nghĩa của tiếng chửi
Là sự bộc phát của những tức giận, phẫn uất bị dồn nén lâu ngày, bật ra thành tiến chửi Tiếng chửi đã thể hiện khát khao được giao tiếp với mọi người, sự phản kháng, là nỗi đau, bi kịch bị từ chối của con người bị xã hội cự tuyệt
Là biểu hiện của sự bất lực, bế tắc, cô đơn của Chí Phèo giữa cuộc đời
=> Cách vào truyện độc đáo tạo sự bất ngờ, tò mò, gây ấn tượng cho người đọc
=> Nghệ thuật: Tác giả sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật đa giọng điệu, tả, kể linh hoạt, có sự đan xen các lời kể điệp cú pháp, liệt kê, câu văn ngắn dồn dập tạo kịch tính