ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 2 XÃ NHÂN CHÍNH VÀ NHÂN ĐẠO, HUYỆN LÝ NHÂN, TỈNH HÀ NAM (Trang 30)

3, Yêu cầu nghiên cứu:

3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA

Nhân Chính và Nhân Đạo

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Nhân Chính nằm ở phía Bắc Hụn Lý Nhân, có diện tích tự nhiên 598,58ha, mật độ dân số là 1.702 người/km2. Cách trung tâm huyện lỵ thị trấn Vĩnh Trụ 3.5 km. Xã Nhân Chính có tuyến đường QL38B, đường tỉnh đường nối hai cao tốc Pháp Vân cầu Dẽ - Hà Nội, Hải Phòng tuyến đường ĐT 492 và các đường liên xã, liên huyện là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu với các tỉnh và các xã lân cận, là cơ sở cho việc thúc đẩy kinh tế - văn hóa - xã hội. Địa giới hành chính của xã như sau

- Phía Đơng Bắc giáp xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân. - Phía Đơng Nam giáp Đức Lý, huyện Lý Nhân. - Phía Tây Nam giáp xã Bình Nghĩa huyện Bình Lục. - Phía Tây Bắc giáp xã Chính Lý, huyện Lý Nhân.

Xã Nhân Đạo nằm ở phía Đơng hụn Lý Nhân, có diện tích tự nhiên là 661,59 ha, Dân số 3960 người, mật độ dân số 558 người/ km2. Cách trung tâm huyện 9 km. Nhân Đạo Có đường tỉnh lộ ĐT 491 đi qua và các đường liên xã, liên huyện do đó xã Nhân Đạo có điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Địa giới hành chính của xã như sau.

- Phía Bắc giáp xã Chân Lý, huyện Lý Nhân. - Phía Nam giáp xã Nhân Hưng, huyện Lý Nhân.

- Phía Đơng giáp Sơng Hờng và huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình - Phía Tây giáp xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân.

3.1.1.2. Khí hậu ,thủy văn và sơng ngịi.

sau:

- Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 25oC, trung bình cao 28oC, trung bình thấp 19,5oC, nóng nhất có ngày lên tới 38,5oC, rét nhất có ngày xuống tới 9-10oC,

- Lượng mưa: lượng mưa trung bình cả năm của khu vực này vào khoảng 1600-1800mm, riêng tháng 7, tháng 8 lượng mưa trung bình cao nhất trong năm khoảng 2500-2700mm chiếm khoảng 86-90% lượng mưa trong năm.

- Sông ngòi: hệ thống sơng ngòi khá phong phú, xã Nhân Chính có sơng Châu Giang chảy qua, xã Nhân Đạo có Sơng Hồng chảy qua. Ngồi ra còn có hệ thơng kênh Long Xuyên mương, kênh rạch, ao, hồ cũng cung cấp đủ nước tưới tiêu tốt rất thuận lợi cho việc sản xuất nơng nghiệp.

- Địa hình địa mạo: Do nằm trong vùng đồng bằng sơng Hồng nên địa hình hai xã Nhân Chính và Nhân Đạo tương đối bằng phẳng, hàng năm được bồi đắp của phù sa sơng Hồng, có độ dốc nhỏ hơn 3o từ Tây sang Đơng và từ Bắc xuống Nam, độ cao trung bình 2,5 - 6,0 m so với mặt nước biển.

3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Hai xã Nhân Chính và Nhân Đạo chủ yếu là đất nơng nghiệp chiếm diện tích đất nơng nghiệp xã Nhân Chính chiếm 69,57% diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nơng nghiệp xã Nhân Đạo chiếm 65.66% diện tích đất tự nhiên, đất phi nơng nghiệp xã Nhân Chính chiếm 30.36%, đất phi nơng nghiệp xã Nhân Đạo chiếm 34.19% diện tích đất tự nhiên, đất chưa sử dụng của xã Nhân Chính là 0.07%, xã Nhân Đạo là 0.14%.

3.1.2.2. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của hai xã Nhân Chính và Nhân Đạo chủ yếu tồn tại 2 nguồn nước chính sau:

- Nước mặt: Nguồn nước mặt của hai xã khá dồi dào được cung cấp bởi hệ thống sông ngòi và lượng nước mưa tại chỗ. Nhu cầu về nước chủ yếu là tưới cho cây trồng nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, thủy cầm và sinh hoạt hàng ngày.

- Nước ngầm: Cũng như nước mặt, nước ngầm ở địa bàn hai xã Nhân Chính và Nhân Đạo khá hoàn thiện. Đây là nguồn nước dùng để sinh hoạt chủ

yếu qua các hệ thống giếng khơi, giếng khoan. Chất lượng khơng đồng đều về hàm lượng khống hóa.

Nhìn chung tài nguyên nước của hai xã Nhân Chính và Nhân Đạo khà dồi dào và phong phú đặc biệt là nước mặt.

3.1.2.3 Tài nguyên nhân văn

* Tài nguyên nhân văn:

Xã Nhân Chính và Nhân Đạo nằm trong vùng Đồng Bằng sông Hồng, là vùng chiêm trũng của huyện Lý Nhân và của tỉnh Hà Nam. Trước đây quanh năm lụt, lội, nơi đây có nhiều di tích lịch sử như đền Trần Thương thờ vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo thuộc xã Nhân Đạo, Đình làng Mạc Hạ xã Nhân Chính được nhà nước xếp hạnh di tích lịch sử cấp quốc gia Các lễ hội truyền thống của các thôn được phát triển mạnh, mang đậm nét bản sắc dân tộc. Đây là vùng dân cư có từ lâu đời, có các làng nghề thủ công mỹ nghệ như đan lát, thêu ren, nghề mộc của huyện Lý Nhân nói chung xã Nhân Chính và Nhân Đạo nói riêng .

Tiềm năng con người là một trong những thế mạnh, với lực lượng lao động lớn có trình độ KH, kỹ thuật, có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm là điều kiện tiên quyết cho việc khai thác và sử dụng đất đai hợp lý trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển KT - XH. Xã Nhân Chính và Nhân Đạo còn là cái nơi của nền văn minh lúa nước, nhân dân tồn vùng đã trải qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh với thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm để dựng nước và giữ nước, đã được tích luỹ, đúc kết thành “tấc đất, tấc vàng” đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị.

3.1.2.4. Thực trạng về mơi trường

Xã Nhân Chính và Nhân Đạo là hai xã nơng thơn, Công nghiệp chưa phát triển xong đã có sự tác động của chất thải cơng nghiệp và chất thải trong chăn nuôi gây ơ nhiễm nguồn nước. Địa bàn xã Nhân Chính nguồn nước sơng Châu Giang do bắt nguồn từ sơng Nḥ có nhiều nhà máy và khu công nghiệp xả thải gây ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến các hộ dân nuôi thủy sản. Rác thải sinh hoạt chưa được thu gom triệt để gây ô nhiễm mơi trường khu dân cư.

3.1.3.1. Thuận lợi

- Có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu và phát triển kinh tế – văn hoá - xã hội, những lợi thế về địa lý và giao thông là yếu tố rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội

- Địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu ơn hồ, nguồn nước phong phú, độ ẩm tương đối cao cho phép phát triển .

- Với hệ thống sông ngòi, kênh mương nội đồng, ao hồ và nguồn nước ngầm phong phú đảm bảo cung cấp đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

- Đất đai, nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện khí hậu, mơi trường thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp, đa dạng hệ thống cây trồng tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, th- ương mại và dịch vụ trong những năm sau này.

- Là một vùng quê văn hiến, miền đất với nhiều di tích lịch sử, văn hoá, lễ hội truyền thống và các phong tục tập quán phong phú tạo cho địa bàn nghiên cứu có nhiều tiềm năng tham quan du lịch và phát triển văn hoá truyền thống.

- Với cơ chế mới vừa phát huy tốt những tiềm năng, lợi thế vừa khai thác tốt các yếu tố tích cực từ bên ngồi, Xã Nhân Chính và xã Nhân Đạo có thể phát triển nhanh, tồn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

3.1.3.2. Khó khăn

- Lượng mưa phân bố khơng đều giữa các mùa trong năm làm úng ngập, hạn hán cục bộ vẫn còn xảy ra ở một số vùng đã gây khó khăn cho sản xuất nơng nghiệp, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng cũng như hiệu quả lao động.

- Hai xã Nhân Chính và Nhân Đạo còn có một số vùng trũng thấp, đất bị glây hoá, bị ngập úng thường xuyên nên việc thâm canh tăng vụ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó do q trình canh tác thiếu khoa học dẫn đến đất bị bạc màu, khó canh tác, phần lớn diện tích đất chua, nghèo lân và kali, mơi trường đất yếm khí… đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến sản xuất nông nghiệp.

Để khắc phục những hạn chế, khai thác những tiềm năng thế mạnh, địa phương cần phải có những chính sách đầu tư, quản lý thích hợp, phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi và hạ tầng cơ sở, tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ các

ngành kinh tế - xã hội nhất là các ngành có lợi thế. Có như vậy mới tạo điều kiện cho địa phương có một nền kinh tế - xã hội ổn định và phát triển.

3.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI

3.2.1. Dân số và lao động

Tính đến năm 2019 tồn xã Nhân Chính tổng số 3.217 hộ, dân số 10.168 người, và xã Nhân Đạo có 3.960 người, 1.703 hộ, 100% là dân tộc Kinh.

Thực trạng phát triển dân số hai xã Nhân Chính và Nhân Đạo giai đoạn 2009 - 2019 (thể hiện qua bảng 3.1)

Bảng 3.1: Thực trạng phát triển dân số hai xã Nhân Chính

xã Nhân Đạo giai đoạn 2009 - 2019

xã Dân số (khẩu) Tỷ lệ

PTDS Tổng số hộ 2009 2010 2011 2012 2013 2019 Nhân Chính 9.770 9.853 9.933 10.00 9 10.09 1 10.16 8 1,01 3.217 Nhân Đạo 3.478 3.548 3.628 3.705 3.885 3.960 1,015 1.703

(Nguồn: số liệu thống kê dân số xã Nhân Chính và Nhân Đạo)

Những năm qua dưới sự chỉ đạo của cấp đảng ủy, chính quyền hai xã phong trào kế hoạch hóa gia đình được tun truyền sâu rộng tới từng hộ gia đình, được kết hợp giữa giáo dục, tuyên truyền với các biện pháp, hành chính, bước đầu đã thu được kết quả khả quan: tỷ lệ sinh giảm, hạn chế việc sinh dày, sinh sớm và sinh con thứ 3. Tỷ lệ sinh tự nhiên giảm từ 1.6% năm 2001 xuống còn 1.015% năm 2009.

Mặc dù mức sinh giảm đáng kể nhưng kết quả chưa thật vững chắc, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn cao (1.15% năm 2009). Sự gia tăng dân số kéo theo nhiều sức ép về việc làm, đời sống, y tế, văn hóa, giáo dục…Đây là thách thức lớn đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong sự bền vững. Nhìn chung số lao động tham gia vào lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn hai xã chưa hợp lý. Có thể nói nguồn nhân lực của địa phương khá dồi dào, song chất lượng nguồn nhân lực chưa thật sự cao, tổng số lao động trong độ tuổi lao động của hai xã là 10.035 người. Số người có việc làm là 9.915

người, số người thất nghiệp là 120 người, số người không tham gia hoạt động kinh tế là 4.532 người.

3.2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng

3.2.2.1. Giao thông

Giao thông là một trong nhiều yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội, ở đâu có hệ thống giao thơng thuận lợi ở đó sự đi lại giao lưu bn bán tấp nập, đời sống nhân dân được nâng cao và sự hội nhập thơng tin xã hội kịp thời. Hai xã có tổng diện tích đất giao thơng là 86.20 ha với hệ thống đường nhựa và bê tông chất lượng tốt tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu trao đổi hàng hóa và đi lại của người dân.

Nhìn chung hệ thống giao thơng trên địa bàn hai xã được phân bố khá hợp lý, thuận lợi về hướng, tuyến tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng hóa và hội nhập nền kinh tế thị trường với các xã, phường, thị trấn lân cận. Song các tuyến đường còn nhỏ hẹp, chất lượng đang dần xuống cấp. Do đó để tăng cường hơn nữa hiệu quả phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương thì trong những năm tới vấn đề cải tạo nâng cấp và dành quỹ đất mở rộng các tuyến đường là hết sức quan trọng cần thiết.

Chạy qua địa bàn 2 xã có quốc lộ 38B với chiều dài hơn 3.6km. Hệ thống đường liên xã và đường ở các thôn cũng đang nâng cấp với 100% là đường bê tông.

3.2.2.2. Thủy lợi:

Hai xã đều sử dụng tốt nguồn nước sạch từ những nhà máy nước trong thành phố, cùng với nhiều hệ thống ao, hồ, cống…nên việc cấp thoát nước hàng ngày tương đối ổn định ngay cả trong những tháng mưa nhiều.

Hàng năm mạng lưới thủy lợi và các cơng trình phục vụ thủy lợi của hai xã được quan tâm cải tạo, nâng cấp nhằm đáp ứng yêu cầu sinh hoạt và sản xuất.

3.2.2.3. Thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn hai xã ngày càng được hiện đại hóa đáp ứng nhu cầu thơng tin liên lạc cũng như giao lưu với các vùng xung quanh của người dân địa phương. Bưu điện văn hóa của hai xã được củng cố nâng cấp và tăng cường trang thiết bị hiện đại, tăng nhanh tỷ lệ dùng điện thoại 90%

Hệ thống truyền thanh hàng năm được đầu tư xây dựng, sửa chữa nâng cấp đảm bảo cung ứng kịp thời những thơng tin về tình hình kinh tế - xã hội, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, 100% dân số của địa phương được xem truyền hình.

3.2.2.4. Hệ thống điện

Trong những năm qua việc điện khí hóa rất được địa phương chú trọng nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Công tác quản lý an toàn lưới điện được chú ý, đã từng bước hạ thấp giá điện phục vụ người dân theo quy định của Nhà nước.

3.2.2.5. Hệ thống nước sạch

Nước sạch đang là mối quan tâm hàng đầu của người dân. Đến nay đã có đường ống dẫn nước truyền tải dẫn đến tất cả các điểm dân cư, 99% số hộ được dùng nước sạch.

3.2.3. Văn hóa, giáo dục, y tế

3.2.3.1. Sự nghiệp giáo dục đào tạo

Sự nghiệp giáo dục đào tạo của hai xã trong những năm qua đã có những chuyển biến đáng khích lệ cả về số lượng lẫn chất lượng.

Hiện tại địa phương đã thực hiện phổ cập giáo dục cơ sở một cách triệt để. Chính vì vậy các trường học đều được trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh của trường. Song song với sự chú trọng về vật chất, địa phương luôn phát động những phong trào thi đua và kết quả đạt được những thành công đáng kể như phong trào “Dạy tốt học tốt”.

Đội ngũ cán bộ giáo viên trong những năm qua cũng từng bước được chuẩn hóa, đổi mới phương pháp giảng dạy và ln nhiệt tình thương yêu giúp đỡ học sinh.

3.2.3.2. Sự nghiệp y tế - kế hoạch hóa gia đình

Cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được thực hiện tốt, mọi chế độ quy định được duy trì thường xuyên nề nếp, các hoạt động y tế từng bước được nâng cao chất lượng trong việc phục vụ khám chữa bệnh. Cơ sở vật chất trang thiết bị ngày càng được nâng cấp, đầu tư mua sắm mới. Toàn bộ cán bộ y tế đều được nâng lên về năng lực, trình độ quản lý, trình độ chun mơn

qua các đợt tập huấn và đào tạo tại chức.

Chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản đã được các cấp quan tâm. Công tác giáo dục tuyên truyền được phổ biến đến từng hộ gia đình đã làm thay đổi nhận thức của nhân dân về sức khỏe sinh sản góp phần hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm.

Tuy nhiên công tác y tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, lạc hậu, thiếu bác sỹ giỏi, khả năng khám chữa bệnh cho nhân dân cũng chỉ dừng ở mức khám chữa bệnh thơng thường. Thời gian tới ngồi việc đầu tư nâng cấp trang thiết bị y tế, số lượng cán bộ y tế cần tiếp tục nâng cao trình độ nghiệp vụ, tăng số lượng y, bác sỹ nhằm đáp ứng hơn nữa khả năng khám chữa bệnh cho nhân dân.

3.2.3.3. Sự nghiệp văn hóa - thể thao

Trong những năm qua hoạt động văn hóa thể thao có những chuyển biến

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 2 XÃ NHÂN CHÍNH VÀ NHÂN ĐẠO, HUYỆN LÝ NHÂN, TỈNH HÀ NAM (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w