TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Công tác phát triển đảng viên ở Đảng bộ tỉnh Chăm-pa-sắc - nước Cộnghòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay (Trang 44 - 49)

3.1.Phương hướng công tác phát triển đảng viên ở Đảng bộ tỉnh Chăm-pa-sắc, nước CHDCND Lào

* Mục tiêu chung của đất nước và mục tiêu của tỉnh

Tình hình thế giới và khu vực sẽ cịn biến động phức tạp, nhưng xu hướng chung sẽ là thời đại hịa bình, hợp tác, bảo vệ và phát triển của các quốc gia dân tộc. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng NDCM Lào khẳng định phải tăng cường tinh thần của toàn Đảng, toàn dân; phát huy sức mạnh tổng hợp trong nước với sức mạnh quốc tế để đạt các mục tiêu:

Đến năm 2020, nước ta phải thốt khỏi tình trạng kém phát triển, là nước có sự ổn định về chính trị và có trật tự an tồn xã hội vững chắc; kinh tế phát triển liên tục và ổn định với nhịp độ tương đối nhanh; nhân dân có đời sống cao hơn mức hiện tại gấp ba lần, kinh tế quốc gia có cơ sở vững chắc bằng cơ cấu nơng nghiệp - lâm nghiệp gắn chặt với cơng nghiệp và dịch vụ, có khả năng hội nhập với khu vực và quốc tế; các thành phần kinh tế hợp lý có sức mạnh và phát triển một cách đồng bộ, trong đó thành phần kinh tế Nhà nước và thành phần kinh tế quốc doanh chiếm phần lớn trong kinh tế quốc dân; kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước một cách hệ thống đảm bảo yếu tố cơ bản của cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa. Chế độ chính trị dân chủ nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đảm bảo vững chắc, bản chất của Nhà nước là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân phải thể hiện một cách rõ ràng, quyền của công dân được đảm bảo bằng sự quản lý theo pháp luật một cách nghiêm minh, nhân dân các dân tộc có sự đồn kết chặt chẽ và có điều kiện phát triển bản thân tốt hơn, có trình độ giáo dục phần lớn tốt nghiệp phổ thông trung học, được nhận dịch vụ

về y tế đầy đủ, có chất lượng; nét văn hóa tốt đẹp của quốc gia phải được giữ gìn và phát triển phong phú thêm. CHDCND Lào có quan hệ hợp tác rộng rãi với quốc tế để mang quyền lợi cho Tổ quốc và có khả năng tham gia cộng đồng thế giới trong sự nghiệp hịa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển [19, tr.40-41]

CHDCND Lào cùng với thế giới đã bước vào thế kỷ XXI, thấy rằng các nước giữ vững con đường XHCN còn tiếp tục ổn định về chính trị, kinh tế phát triển lớn mạnh, nhanh; sự hợp tác về mặt kinh tế, văn hóa - xã hội của các nước ASEAN đã phát triển, mở rộng và ngày càng bền chặt hơn; tình hình trong nước, các tỉnh và các thành phố có sự ổn định về chính trị, có trật tự, an tồn vững chắc, kinh tế phát triển liên tục.

Tỉnh Chăm-pa-sắc là trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội của quốc gia, là con đường trung chuyển của khu vực, có thể nối liền với các thành phố của các nước một cách nhanh chóng; có nguồn nước, mỏ, khí hậu tốt, có đất đai giá ngày càng tăng, có cơ sở hạ tầng nhìn chung là thuận lợi; có dân số đơng đúc; nhân dân tỉnh Chăm-pa-sắc có truyền thống u nước, đồn kết, dũng cảm, cần cù, sáng tạo.

Nhưng bên cạnh đó, tỉnh Chăm-pa-sắc vẫn cịn khó khăn và trở ngại, phải cố gắng vượt qua, nhất là: mặt kinh tế về cơ bản phần lớn là sản xuất nhỏ; tài nguyên thiên nhiên có nhưng hạn chế so với nhu cầu phát triển và sự tăng lên của dân số; nguồn nhân lực cả mặt số lượng và chất lượng chưa đủ; vốn để phát triển kinh tế - xã hội chưa đủ; sự tự giác về mặt chính trị, ý thức tự chủ của nhân dân trong tỉnh một số chưa cao; tác động của mặt trái kinh tế thị trường, tồn cầu hóa, chính sách của nước lớn, việc bảo vệ hoặc chệch hướng XHCN với đảng viên và nhân dân còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Đảng bộ tỉnh Chăm-pa-sắc đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020:

Xây dựng tỉnh Chăm-pa-sắc thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa phát triển của đất nước, là đơn vị chiến lược mạnh tồn diện, cơng bằng, văn minh và hiện đại một cách liên tục.

Kinh tế phát triển với nhịp độ nhanh và có sự bền vững, ổn định, khơng thấp hơn 9.5%, tổng sản phẩm GDP, đạt khoảng 20 ngàn tỷ kíp. Nhìn chung đời sống nhân dân được đảm bảo mọi mặt.

Xây dựng cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tự chủ, có sự hài hịa giữa nơng nghiệp - lâm nghiệp, công nghiệp - thủ công mỹ nghệ, chế biến và dịch vụ theo hướng CNH, HĐH.

Nhân dân các bộ tộc có tinh thần yêu nước sâu sắc, có ý thức tự chủ, xây dựng địa phương vững mạnh bằng chính bản thân, có sự đồn kết, được quan tâm chăm sóc dịch vụ y tế. Văn hóa phong tục tập quán tốt đẹp của đất nước, của địa phương được giữ gìn và phát triển.

Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân các cấp có sự bền vững, mạnh mẽ; chính quyền Nhà nước của nhân dân, do dân nhân, vì nhân dân được thể hiện rõ ràng trong thực tế; quyền lợi và nghĩa vụ công dân được tổ chức thực hiện, đảm bảo bởi pháp luật, có hiệu lực nhiều hơn nữa.

Xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các tỉnh, thành phố của các nước và tổ chức quốc tế mở rộng hơn nữa và có khả năng tự chủ cao.

Đó là phương hướng, mục tiêu chính trị của Đảng bộ tỉnh Chăm-pa-sắc. Điều đó, địi hỏi đội ngũ đảng viên Đảng bộ tỉnh cần phát huy hơn nữa vai trò to lớn của mình để giải quyết những vấn đề trước mắt và đáp ứng những yêu cầu nhiệm vụ mới. Tuy nhiên, với đội ngũ đảng viên hiện nay thì cơng tác phát triển đảng viên cần đẩy mạnh hơn nữa mới có thể đáp ứng đủ những yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng đặt ra.

*Phương hướng công tác phát triển đảng viên ở Đảng bộ tỉnh Chăm- pa-sắc:

Nhận thức rõ vị trí và tầm quan trọng cơng tác phát triển đảng viên, Đảng bộ tỉnh Chăm-pa-sắc đã đưa ra phương hướng xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp cụ thể, thiết thực chỉ đạo tồn Đảng bộ thực hiện tốt cơng tác kết nạp đảng viên. Trên cơ sở nghị quyết, kế hoạch của Tỉnh ủy, các đảng bộ trực thuộc tỉnh đã chủ động tập trung chỉ đạo xây dựng nghị quyết chuyên đề về

phát triển đảng viên và "xóa" bản trắng đảng viên. Tập trung chỉ đạo, phổ biến, quán triệt nghị quyết chuyên đề và kế hoạch chỉ đạo của cấp trên cũng như của cấp mình đến từng chi bộ. Từng bước nâng cao nhận thức trong các cấp ủy, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và tầm quan trọng của công tác phát triển đảng viên trong tình hình mới.

Phát triển đảng viên phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của Điều lệ Đảng. Công tác phát triển đảng viên cần coi trọng việc tạo nguồn và bồi dưỡng. Quan điểm chung là phải từng bước trẻ hóa đội ngũ đảng viên, bảo đảm tính kế thừa, phát triển liên tục của Đảng, góp phần tăng cường sinh lực cho Đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên và sức chiến đấu của TCCSĐ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Gắn việc tuyên truyền thực hiện nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh với việc triển khai kế hoạch phát triển đảng viên, cùng với việc tăng cường cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong đồng bào, nhất là trong thế hệ thanh niên.

Tiến hành phân công cấp ủy viên, đảng viên phụ trách công tác phát triển đảng viên, giúp đỡ quần chúng ưu tú vào Đảng; chú trọng tới thế hệ trẻ, tập trung bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho đoàn viên, thanh niên, định hướng cho họ sống có lý tưởng, có động cơ phấn đấu vào Đảng đúng đắn, khơng định kiến, hẹp hịi với lớp trẻ, nhưng cũng khơng vì thế mà hạ thấp tiêu chuẩn đảng viên, nhằm bổ sung lực lượng trẻ, có kiến thức và năng lực cho Đảng.

Đảng bộ cơ sở mở hội nghị chuyên đề về công tác phát triển đảng viên gắn với kỷ niệm Ngày thành lập Đảng và ngày truyền thống cách mạng để tuyên truyền vận động, giáo dục quần chúng tìm hiểu và tự nguyện phấn đấu vào Đảng. Công tác quy hoạch, tạo nguồn, phân cơng nhiệm vụ cho đảng viên ở các cấp, ngành, đồn thể theo dõi, bồi dưỡng quần chúng để kết nạp đảng phải được quan tâm chỉ đạo chặt chẽ. Tiến hành đổi mới trong chỉ đạo cấp ủy cơ sở thực hiện đánh giá, phân tích chất lượng quần chúng trước khi đưa vào

quy hoạch nguồn gắn với quy hoạch cán bộ ở cơ sở. Khâu thẩm tra xác minh, lập hồ sơ kết nạp đảng viên để thông qua chi bộ, cấp ủy và ban thường vụ cấp ủy cấp trên cơ sở phải kịp thời, đảm bảo thời gian để cấp ủy xem xét ra quyết định kết nạp.

Trong chỉ đạo công tác phát triển đảng viên, cấp ủy các cấp phải chú trọng đến các địa bàn vùng cao, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và những thơn, bản, trường học cịn ít hoặc chưa có đảng viên, chưa có tổ chức đảng. Cấp ủy cấp trên cần phân công cấp ủy viên, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể theo dõi, giúp đỡ và cử cán bộ xuống giúp cơ sở làm công tác bồi dưỡng, tạo nguồn kết nạp đảng viên và giao chỉ tiêu cụ thể về phát triển đảng viên. Hằng năm lấy kết quả công tác bồi dưỡng, phát triển đảng viên ở cơ sở làm căn cứ tính điểm thi đua khen thưởng cuối năm và phân loại chất lượng cơ quan, đơn vị; phân loại chất lượng TCCSĐ, đảng viên.

Phải coi công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ thường xuyên của các tổ chức đảng và từng đảng viên; tích cực, chủ động rà sốt, đánh giá cơng tác tạo nguồn, xây dựng nghị quyết chuyên đề, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp cụ thể, thiết thực, chỉ đạo mở lớp bồi dưỡng nhận thức, giao nhiệm vụ cho quần chúng để rèn luyện, thử thách.

Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban xây dựng đảng với các đoàn thể, nhất là tổ chức đoàn, hội cựu chiến binh từ tỉnh đến cơ sở trong việc giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ, nâng cao chất lượng hoạt động, tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước thiết thực, hiệu quả, từ đó lựa chọn những nhân tố tích cực, có phẩm chất tốt để tạo nguồn phát triển đảng viên; định kỳ sơ kết, tổng kết việc phối hợp thực hiện để kịp thời rút kinh nghiệm, khắc phục những vướng mắc, hạn chế và chỉ đạo làm tốt công tác thi đua khen thưởng để động viên những nơi làm tốt công tác phát triển đảng viên

Một phần của tài liệu Công tác phát triển đảng viên ở Đảng bộ tỉnh Chăm-pa-sắc - nước Cộnghòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w