- Định nghĩa:
1. Trong tiếng Việt
VỊ NGỮ AN H VIỆT 1 Vị ngữ tiếng Việt
1. Vị ngữ tiếng Việt
1.1. Chức năng (ĐN)
● Vị ngữ trong tiếng Việt là 1 trong 2 thành phần chủ yếu của câu (có thể coi là thành phần nòng cốt của câu), có chức năng truyền đạt nội dung, nêu rõ hoạt động, tính chất, trạng thái của đối tượng được nêu ở chủ ngữ.
VD: Tôi là học sinh. 1.2. Vị trí
● Thường đứng sau chủ ngữ. VD: Tôi ngủ.
● Sau hệ từ “là”. VD: Anh ấy là giáo viên.
● Trong trường hợp đặc biệt, vị ngữ trong tiếng Việt có thể được đảo lên trước chủ ngữ với điều kiện đó là từ đa tiết.
o Trong câu cảm thán.
VD: Vinh dự thay anh kép Tư Bền!
o Trong câu nghi vấn mang tính chất tu từ: VD: Có nghĩa gì đâu một buổi chiều?
o Trong câu đảo ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh nội dung thuyết minh. VD: Lom khom dưới núi tiều vài chú.
1.3. Cấu tạo
● Vị ngữ là tính từ : VD: Cô ấy rất đẹp.
● Trong trường hợp đặc biệt, thán từ cũng có thể làm vị ngữ. VD: Nói gì cô ấy cũng ừ.
● Vị ngữ cũng có thể là một cụm từ.
VD: Mấy con chiền chiện ríu rít gọi nhau trên tàu cau. ● Vị ngữ là một cụm chủ-vị
VD: Nhà này mái dột.
● Vị ngữ có cấu tạo số từ/ giới từ + danh từ VD: Đồng hồ này ba kim.
VD: Cái nhẫn này bằng kim cương. ● Vị ngữ do thành ngữ đảm nhiệm
VD: Cậu ấy bao giờ cũng cầm đèn chạy trước ô tô. ● Vị ngữ là động từ, cụm động từ
VD: Mẹ gửi thư cho tôi. ● Vị ngữ là tình thái từ VD: anh ấy dám cãi vợ.