- Định nghĩa:
2. Vị ngữ tiếng Anh 1 Chức năng (ĐN)
2.1. Chức năng (ĐN)
● Vị ngữ trong tiếng Anh là bộ phận nòng cốt của câu, là thành phần giải thích cho chủ ngữ (Có động từ chính và xung quanh có các thành phần bổ nghĩa cho nó).
● Trong tiếng Anh, vị ngữ động từ luôn luôn có hình thái ngôi, thời, thể. 2.2. Vị trí
● Thường đứng sau chủ ngữ. VD: I go to school.
Đứng một mình VD: (At 7 a.m) Come on
Trong một số trường hợp có thể đảo lên trước TĐT VD: So am I.
2.3. Cấu tạo
● Trong tiếng Anh, vị ngữ thường do động từ đảm nhiệm
o Vị ngữ là nội động từ, không yêu cầu tân ngữ trong nòng cốt câu. VD: I run.
o Vị ngữ là ngoại động từ, yêu cầu có tân ngữ (1 hoặc 2) trong nòng cốt câu. VD: I gave her a book.
● Tính từ tiếng Anh không bao giờ làm vị ngữ nó phải kết hợp với các động từ như : to be, feel, become…..
VD: It is cold, wet, and windy. ● Vị ngữ tiếng Anh có thể là :
o vị ngữ có thể là 1 động từ chỉ hành động hoặc trạng thái + (tân ngữ) + to V VD: I decided to stay at home.
He used this pen to write the letter.
o vị ngữ có thể là V + (tân ngữ) + cụm giới từ/tính từ VD: You look cool.
I make her happy.
o vị ngữ có thể là V + Danh từ VD: I wrote this book.
● Một vị ngữ có thể là một từ hoặc nhiều từ. o Có/ không có trợ động từ..
VD: I sleep.
VD: I don’t love you.
3. Đối chiếu
3.1. Giống nhau 3.1.1. ĐN
● Vị ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh đều là bộ phận nòng cốt của câu,thành phần trung tâm của cấu trúc chủ vị, truyền tải nội dung của người, sự vật được nêu ở chủ ngữ. VD: Tôi đi học.
I go to school.
3.1.2. Vị trí:
● Đều thường đứng sau chủ ngữ trong câu trần thuật
3.1.3. Cấu tạo:
● Động từ chính trong vị ngữ đều có thể là nội động từ hoặc ngoại động từ. VD:
- Vị ngữ là nội động từ
I sleep. Tôi ngủ. - Vị ngữ là ngoại động từ
I readbooks. Tôi đọc sách.
● Tiếng Việt và tiếng Anh đều có vị ngữ phức. VD: Nó ăn xong rồi đi ngủ.
She watches film and does homework at the same time.
● Vị ngữ có thể được chèn thêm 1 số thành phần phụ khác để truyền tải nội dung, biểu thị ý nghĩa sự tình (hoạt động, trạng thái, tính chất…) của người, sự vật được nêu ở chủ ngữ. VD: Thành đang làm việc.
Thanh is working.
3.2. Khác nhau 3.2.1. Về cấu tạo 3.2.1. Về cấu tạo
● Trong tiếng Việt, trường hợp đặc biệt thán từ cũng có thể làm vị ngữ còn tiếng Anh thì không.
VD: Nó “ừ” ngay khi tôi vừa rủ đi chơi.
● Trong Tiếng việt, TÍnh từ, danh từ có thể làm vị ngữ, trong khi tiếng anh phải kèm theo động từ nối. ( be, become….)
VD: I became a student.
● Trong tiếng Việt, vị ngữ có thể là 1 kết cấu chủ ngữ - vị ngữ; trong tiếng Anh không có hiện tượng này.
VD: Cái bàn này chânbị gãy.
● Trong tiếng Việt, vị ngữ có thể là kết cấu số từ + danh từ; trong tiếng Anh phải thông qua to be.
VD: Cô ấy 20 tuổi.
She is20 years old.
● Trong tiếng Việt, vị ngữ có thể là thành ngữ; trong tiếng Anh phải có to be đi kèm. VD: Nó nghèo rớt mùng tơi.
She is as poor as a church mouse.
● Trong tiếng Việt, vị ngữ có thể là kết cấu giới từ + danh từ; trong tiếng Anh phải kèm theo động từ to be.
VD: Bàn này bằng gỗ.
The book is on the table.
● Trong Tiếng Việt có thể chèn thêm phó từ chỉ thời, thể hoặc cách thức (đã, đang, sẽ,…) vào phía trước để thể hiện thể, thời còn tiếng Anh thì ý nghĩa này được biểu hiện ngay ở động từ, trợ động từ.
VD: đã xem = saw
● Trong tiếng Anh vị ngữ có thể có trợ động từ; trong tiếng Việt không có. VD: I don’t know.
3.2.2. Về vị trí
● Trong một số trường hợp, vị ngữ ở tiếng Anh đảo lên trước trợ động từ trong trường hợp đảo ngữ.
VD: Not a tear did she shed when the story ended in a tragedy.
● vị ngữ ở tiếng Việt có thể đứng trước chủ ngữ nhằm nhấn mạnh. VD: Lom khom dưới núi tiều vài chú.