- Tiếp tục cải tiến sản phẩm hiện có về chất lượng, bao bì; liên kết chặt chẽ vớ
5.2.2. Đối với Nhà nước
- Mặc dù VN đã có một hệ thống các văn bản pháp luật khá toàn diện nhưng còn nhiều nội dung cần điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn sản xuất, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các quy định về giống cần phải hài hòa với thông lệ quốc tế, đảm bảo thông thoáng hơn, đơn giản và nâng cao hiệu lực thực thi trong thực tế. Hơn nữa hệ thống văn bản hiện tại mới hầu như chỉ tới được các cán bộ nông nghiệp cấp tỉnh và một số huyện, chưa đến được cấp cơ sở và người dân, thậm chí một số nhà sản xuất. Vì vậy cần phải tăng cường tập huấn, phổ biến, giáo dục pháp luật tới mọi thành phần trong ngành giống, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở và người dân. Các văn bản pháp luật về giống cây trồng cần phải được “biết đến dễ dàng” và “đơn giản khi thực hiện”.
- Khuyến khích mọi cá thể, tổ chức trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu, lai tạo và sản xuất giống tốt, cung ứng cho nhu cầu thị trường.
- Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học về giống, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc duy trì giống gốc, giống đầu dòng, sản xuất, chế biến giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng, giống ưu thế lai, nhập nội giống mới và vật liệu chọn giống.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà Nước về kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng hạt giống.
- Có chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư nghiên cứu chọn tạo giống, sản xuất, chế biến giống được hưởng các chính sách ưu đãi về giao đất, thuê đất, về thuế theo Luật đầu tư.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc vay tín dụng để đầu tư trang thiết bị chế biến giống.