KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế nông lâm: Nghiên cứu chiến lược sản phẩm hạt giống bắp lai của Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam (Trang 40 - 42)

- Kênh ba cấp: bao gồm ba người trung gian Những người bán sỉ nhỏ mua

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng ngành sản xuất nông nghiệp Việt Nam

Sau 20 năm đổi mới và kể từ khi Bộ chỉ thị ra Nghị quyết 10 (5/4/1988) về khoán sản phẩm đến người lao động, SXNN đã có những bước tiến vượt bậc. Thứ nhất, hộ nông dân được làm chủ ruộng đất và trở thành đơn vị sản xuất cơ bản trong nông nghiệp, thay cho cơ chế sản xuất tập thể, các hợp tác xã. Thứ hai, sản xuất trồng trọt và chăn nuôi đều phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Trồng trọt vẫn là ngành có giá trị sản xuất lớn nhất trong cơ cấu giá trị SXNN nhưng có xu hướng giảm dần, thay vào đó là ngành chăn nuôi. Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm dần từ 79,3% năm 1990 xuống còn 73,5% năm 2006 - giảm 5,8% trong 16 năm.

Hình 4.1. Biểu Đồ Cơ Cấu Giá Trị SXNN Năm 1990 - 2006

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

4.1.1. Thực trạng ngành sản xuất giống bắp ở Việt Nam

Ngành giống cây trồng ở nước ta mới đang giai đoạn đầu phát triển, nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước trong việc khuyến khích các cá nhân, Tổ chức, DN

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 20000 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 Năm K h ối l ư ợng ( tấn)

tham gia vào ngành sản xuất các hạt giống cây trồng được ban hành. Được tạo nhiều thuận lợi trong môi trường kinh doanh, các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước tích cực tham gia nghiên cứu, lai tạo và sản xuất hạt giống và kết quả đã cung ứng nhiều giống bắp lai trên thị trường, góp phần làm phong phú và đa dạng chủng loại hạt giống bắp lai. Điều đó được thể hiện qua việc tình hình SXKD hạt giống bắp tại các địa phương và một số DN đại diện từ năm 1990 đến năm 2007 liên tiếp tăng qua các năm (số liệu được thể hiện ở phụ lục 2).

Hình 4.2. Biểu Đồ Khối Lượng Hạt Giống Bắp Lai Sản Xuất qua Các Năm

4.1.2. Các Công Ty điển hình

Năm 1990 là năm đánh dấu việc sử dụng thành công giống ngô lai lần đầu tiên tại VN. Sau đó không lâu thì giống ngô lai đã trở nên phổ biến trên đồng ruộng. Sự phát triển của SX ngô lai ở VN đã kéo theo sự ra đời ồ ạt của các DN giống cây trồng với nhiều loại hình khác nhau. Theo thống kê hiện nay cả nước có 159 DN, đơn vị SXKD giống cây trồng với mục đích thương mại. Các đơn vị này có thể chia ra thành các nhóm:

+ DN giống cấp quốc gia (bao gồm cả các DNNN, cổ phần hóa): có 2 Cty là Cty Cổ phần giống cây trồng miền Nam (SSC) tại TP.HCM và Cty Cổ phần giống cây trồng Trung ương (NSC) tại thành phố HN.

+ Các đơn vị giống địa phương (DN hoặc trung tâm giống): Hiện nay cả nước có 68 đơn vị SXKD giống bắp cấp tỉnh, 45 đơn vị ở phía Bắc và 20 đơn vị ở phía Nguồn: Báo cáo hiện trạng ngành giống cây trồng VN, 2007

Nam. Nhiệm vụ chủ yếu của các đơn vị này là sản xuất và/ hoặc cung ứng các loại giống cây trồng theo yêu cầu của địa phương.

+ DN giống tư nhân: Số lượng DN giống tư nhân tăng lên nhanh chóng. Từ 14 doanh nghiệp năm 2003 lên 69 DN năm 2007.

+ DN giống liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài: Sự phát triển mạnh mẽ của SX ngô lai ở VN đã kéo theo sự đầu tư và mở rộng thị phần của các doanh nghiệp nước ngoài. Xí nghiệp Bioseed Genetic, Cty TNHH hạt giống CP là những DN tiên phong thâm nhập thị trường giống VN. Cuối thập kỷ 90, các công ty đa quốc gia như Syngenta, Monsanto và vào khoảng năm 2002, Siminis tham gia hoạt động tại VN.

4.2. Tình hình SXKD sản phẩm hạt giống bắp lai của Công Ty 4.2.1. Thị trường tiêu thụ 4.2.1. Thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế nông lâm: Nghiên cứu chiến lược sản phẩm hạt giống bắp lai của Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)