Nhận xét:
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty Cổ Phần Tiếp Hàng Hóa Việt không ngừng tăng trưởng. Doanh thu năm 2014 tăng 1.087.208.803 VNĐ so với năm 2013, tương ứng với tỉ lệ tăng là 12%; mức tăng doanh thu của 2015 so với năm 2014 là: 811.782.570VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 7,9%.
Nhìn chung lợi nhuận qua ba năm của công ty luôn giữ ở mức ổn định là do công ty đã năng động linh hoạt trong việc kinh doanh của mình, tận dụng được lợi thế một công ty có quy mô nhỏ là không bị thiệt hại nhiều do khủng hoảng kinh tế xảy ra. Mặt khác, công ty có kết quả như vậy là do công ty biết nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.
2.3 Thực trạng hoạt động nhập khẩu ở công ty Cổ Phần Tiếp Vận Hàng Hóa Việt (VICA logistics) Việt (VICA logistics)
2.3.1 Các đại lý giao nhận của VICA ở nước ngoài và dịch vụ logistics hàng nhập. hàng nhập.
Với sự năng động của mình cho nên dù là một công ty nhỏ nhưng VICA cũng xây dựng mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với khá nhiều đại lý giao nhận vận tải khác trên thế giới.
SV: Phạm Thị Ngọc Hà Trang 39 Điều này đã tạo khá nhiều thuận lợi cho công ty VICA. Trước hết VICA đã trở thành đại lý giao nhận cho các đại lý tại Việt Nam. Nhờ đó, VICA có nhiều cơ hội để phát triển kinh doanh của mình thông qua việc tiến hành giao nhận vận chuyển các lô hang nhập khẩu. Sau đây là một số đại lý giao nhận của công ty ở nước ngoài:
• Thái Lan: Integra Logistics (Thái Lan) co.,ltd
• Hàn Quốc: Blue Ocean Logistics co.,ltd
• Nhật: Tokyo Trade & Transportation co.,ldt
• Hồng Kông : H & T International Transportion ltd
• Ý: Greenshiel DS Project Cargo SRL…..
• Jakatta: Samphire Line…và một số đại lý khác.
2.3.2 Quy trình thực hiện dịch vụ logistics nhập khẩu hàng FCL tại công ty Cổ Phần Tiếp Vận Hàng Hóa Việt
Hình 2.3: Sơ đồ quy trình nhập khẩu hàng FCL:
Nhận thông tin chi tiết từ đại lý nước ngoài
Kiểm tra chứng từ đại lý nước ngoài
Trình Manifest cho hải quan
Làm giấy báo hàng đến gửi khách hàng
Làm thủ tục hải quan Lên tờ khai hải quan
Liên hệ khách hàng để đối chiếu và hỏi thông tin cần thiết
Lấy nhận giao hàng (D/O) Quy trình cung cấp dịch vụ vận tải quốc tế và quan hệ đại lý Quy trình cung Quy trình dịch vụ trọn gói
SV: Phạm Thị Ngọc Hà Trang 40
Bước 1: Nhận chứng từ chi tiết lô hàng (pre-alert) từ đại lý của VICA ở nước ngoài:
Nhân viên chứng từ của VICA tiếp nhận chứng từ nhập khẩu của đại lý ở nước ngoài gửi về và tiến hành xem xét, báo giá cho đại lý.
Sau khi hoàn tất việc xuất hàng và giao bộ chứng từ cần thiết cho hãng tàu thì đại lý của VICA ở nước ngoài sẽ gửi chuyển phát nhanh chứng từ sang cho Công ty VICA. Tuy nhiên, trong thực tế làm việc tại công ty VICA để tiết kiệm chi phí cũng như tránh sự mất mát chứng từ trong lúc vận chuyển. Các đại lý VICA ở nước ngoài đa phần gửi bill đã qua surendered và trên bill có ghi telex release (giao hàng không cần vận đơn) cho VICA thông qua hệ thống email hoặc fax. Bao gồm các nội dung được đính kèm file:
• Master Bill of Lading (MB/L), (đã surrendered)
• House Bill of Lading, (HB/L)
• Thông tin về con tàu và ngày dự kiến tàu đến, các nội dung yêu cầu VICA kiểm
tra và xác nhận… Trong đó :
SV: Phạm Thị Ngọc Hà Trang 41
❖ Master Bill of Lading là vận đơn do hãng tàu cấp thể hịên mối quan hệ giữa người
gửi hàng và người nhận hàng (forwarder). (xem phụ lục 1)
❖ House Bill of Lading là vận đơn do forwarder phát hành thể hiện mối quan hệ giữa
người người gưi và người nhận hàng chính thưc (xem phụ lục 2)
Bước 2: Kiểm tra chứng từ của đại lý gửi về:
Sau khi nhận được chứng từ từ đại lý nước ngoài. Nhân viên chứng từ của VICA lập hồ sơ lô hàng và tiến hành kiểm tra chứng từ, một cách cẩn thận bằng cách xem thông tin trên vận đơn có trùng khớp và đầy đủ không, như: tên người gửi, người nhận, tên tàu và ngày tàu đến, số container và số seal, chi tiết hàng hóa.
Bộ chứng từ bao gồm:
• Hợp đồng thương mại (1 bản sao) (xem phụ lục 3)
• Hoá đơn thương mại (1 bản sao) (xem phụ lục 4)
• Phiếu đóng gói (1 bản sao) (xem phụ lục 5)
• Vận tải đơn: 1 bản gốc, 1 bản sao. Trong đó, 1 bản gốc (nhân viên giao nhận sẽ
đến công ty khách hàng để lấy sau) dùng để lấy lệnh giao hàng, 1 bản sao dùng để khai Hải quan.
• Phyto ( giấy chứng nhận Kiểm dịch nước ngoài để đăng ký kiểm dịch)
• Giấy kiểm dịch động vật
Trong trường hợp không trùng khớp các số liệu giữa các chứng từ với nhau, nhân viên chứng từ có nhiệm vụ liên lạc với đại lý để kịp thời bổ sung và điều chỉnh gấp. Một số trường hợp do lỗi của đại lý không bổ sung chứng từ cho VICA kịp thời thì phải chịu trách nhiệm về các khoản chi phí điều chỉnh về sau.
Việc kiểm tra chi tiết bộ chứng từ là rất cần thiết. Nó giúp người giao nhận hình dung rõ về lô hàng mình đang làm, tránh được những sai xót và bảo vệ quyền lợi khách hàng khi có những tình huống phát sinh không hay xảy ra.
SV: Phạm Thị Ngọc Hà Trang 42
Bước 3: Trình Manifest cho hải quan:
Manifest là bảng lược khai chi tiết hàng hóa viết tắt là MNF. Trình MNF là việc hãng tàu khai chi tiết thông tin lô hàng mình chở cho hải quan, ví dụ như tên hàng, số lượng, trọng lượng…
Việc trình MNF được nhân viên chứng từ của VICA thực hiện sau khi được hãng tàu phân quyền. Trước đây Manifest được trình bằng giấy, nhưng hiện nay, việc trình MNF được thực hiện bằng phương thức điện tử thông qua cổng thông tin một của Quốc Gia. Tuy nhiên, đối với hàng lẻ (LCL) vừa phải trình MNF bằng điện tử và kèm theo MNF giấy để tiện cho hải quan kho kiểm tra khi nhân viên giao nhận của VICA ra kho nhận hàng.
Trường hợp có sai lệch giữa chứng từ và MNF thì khách hàng không thể nhận được hàng. Nhân viên chứng từ phải chỉnh MNF, nếu còn trong thời hạn trình MNF thì việc điều chỉnh MNF không phát sinh phí. Nhưng khi tàu đã thông quan, việc điều chỉnh này phát sinh thêm chi phí từ hai trăm ngàn đến năm trăm ngàn cho một lần điều chỉnh tùy vào từng lỗi.
Bước 4: Làm giấy báo hàng đến gửi khách hàng (Arrival Notice):
Khi có thông tin tàu đến, hãng tàu sẽ gửi cho VICA giấy báo hàng đến. Nhân viên chứng từ của VICA dựa vào giấy báo này làm giấy báo hàng đến gửi cho khách hàng (xem phụ lục 6) và thông báo ngày đến nhận D/O.
Trên giấy báo hàng đến ghi đầy đủ các thông tin:
• Tên tàu
• Cảng đi, cảng đến, cảng dỡ hàng
• Ngày đi, ngày đến
• Số bill
• Số container, số seal
SV: Phạm Thị Ngọc Hà Trang 43
• Các loại phí phải đóng như: phí THC, D/O, Handling…
Bước 5: Lấy lệnh giao hàng (D/O)
Để có được lệnh giao hàng nhân viên giao nhận của VICA phải lên hãng tàu để lấy lệnh. Những giấy tờ cần thiết mà nhân viên giao nhận cần mang theo để nhận lệnh giao hàng:
• Giấy giới thiệu của công ty VICA (có con dấu và chữ ký của giám đốc và tên nhân
viên đi nhận hàng)
• Vận đơn gốc (bill of lading) (nếu có)
• Giấy báo hàng đến (Arrival notice)
Đối với lô hàng sử dụng vận đơn surrendered chỉ cần mang theo giấy giới thiệu của VICA và giấy báo hàng đến, nếu trường hợp sử dụng vận đơn gốc có dấu ký hậu của ngân hàng phải mang theo vận đơn gốc và giâý giới thiệu của công ty VICA .
Công ty VICA sẽ tạm ứng tiền trước cho nhân viên giao nhận (tùy theo giá trị lô hàng, các phí cần đóng, các phí có thể phát sinh mà nhân viên giao nhận sẽ được ứng một khoản tiền phù hợp).
Nhân viên giao nhận khi đến lấy lệnh giao hàng phải đóng các phí THC (phí xếp dỡ), phí D/O phí chứng từ, phí handing.... Sau khi hoàn thành việc đóng phí, Nhân viên VICA ký tên vào hóa đơn thu tiền có chữ PAID (đã thu đủ phí) của hãng tàu và nhận 4 bản D/O từ hãng tàu.
Chú ý: Nhân viên chứng từ phải kiêm tra kỹ các thông tin trên B/L, Manifest và
lệnh giao hàng phải trùng khớp với nhau về Tên hàng, số Bill of Lading, số lượng, trọng
lượng, tên và địa chỉ của người nhận hàng, cảng bốc, cảng dở container, số seal… nếu có sai sót thì khách hàng không thể nhận hàng.
Đối với hàng FCL khi khách hàng muốn mượn container về kho riêng có thể đến hãng tàu trực tiếp đóng tiền cược container và được hãng tàu đóng dấu « giao thẳng » trên D/O hoặc khách hàng có thể nhờ nhân viên giao nhận của VICA cược giúp nếu có nhu
SV: Phạm Thị Ngọc Hà Trang 44 cầu. Nhân viên giao nhận VICA sẽ ghi lại đầy đủ thông tin về công ty, địa chỉ kho đưa hàng về, số container, số B/L, tên tàu, ngày cập cảng….sau đó nhân viên VICA nhận giấy mượn container (giấy mượn container gồm 3 liên, hãng tàu giữ một liên, hai liên còn lại đưa cho nhân viên của VICA. Một liên dùng để lấy container, liên kia dùng để hạ rỗng) và phiếu thu (phiếu thu dùng để lấy lại tiền cược, sau khi trả container cho hãng tàu). Trong trường hợp, khách hàng muốn lấy hàng tại cảng thì hãng tàu sẽ đóng dấu « rút ruột tại bãi » trên D/O.
Nhân viên chứng từ VICA dựa trên D/O của hãng tàu để làm D/O cho khách hàng của mình (xem phụ luc 7).
Nếu khách hàng chỉ thuê dịch vụ vận tải (buôn cước) thì quy trình nhập khẩu của công ty VICA đến bước này là hoàn tất, việc làm thủ tục và nhận hàng tại cảng do khách hàng tự đảm nhiệm. Nhưng khi khách hàng muốn thuê dịch vụ trọn gói, gồm : dịch vụ vận tải, thông quan và giao nhận hàng hóa thì quy trình tiếp tục với các bước sau :
Bước 6: Liên hệ khách hàng để đối chiếu và hỏi những thông tin cần thiết để làm thủ tục hải quan.
Sau khi có đầy đủ chứng từ, bộ phận chứng từ liên hệ khách hàng để đối chiếu những thông tin sau:
•Tên công ty bằng tiếng Việt
•Địa chỉ công ty bằng tiếng Việt
•Mã số thuế
•Tên mặt hàng bằng tiếng Việt (nếu cần thiết thì yêu cầu khách hàng mô tả
mặt hàng để tiện cho việc lên tờ khai)
Nếu mặt hàng này đã từng nhập, thì yêu cầu khách hàng cung cấp mã HS của mặt hàng này, hoặc gửi fax tờ khai NK cũ để giúp cho việc áp mã thuế cũng như lên tờ khai hải quan được dễ dàng hơn.
SV: Phạm Thị Ngọc Hà Trang 45 Đồng thời lấy những thông tin cân thiết từ công ty khách hàng để truy cập hệ thống hải quan điện tử VNACCSVCIS, như:
• Chữ ký số.
• Mật khẩu.
Bước 7: Lên tờ khai
Tờ khai hải quan là chứng từ quan trọng và bắt buộc phải có trong quá trình làm thủ tục hải quan. Đó là cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm của người khai hải quan trước pháp luật, là cơ sở để xác định thuế nhập khẩu của lô hàng.
Kể từ ngày 01/01/2011 tất cả các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu ở ba loại hình: kinh doanh, sản xuất xuất khẩu và gia công trên địa bàn TPHCM đều phải thực hiện
việc thông quan bằng hình thức hải quan điện tử (HQĐT).
Tờ khai hải quan có những tab quan trọng mà người khai cần điền là: ❖ Tab “Phần thông tin chung”:
Phần thông tin chung được chia làm ba phần:
1. Nhập thông tin cơ bản tờ khai:
Phần này có các tiêu chí bắt buộc phải điền là:
• Mã loại hình: trên hệ thống VNACCS hiện nay mã loại hình được thay đổi rút gọn còn 40 loại hình cơ bản, ô mã loại hình được điền vào loại hình mà khách hàng đăng ký kinh doanh cho lô hàng.
• Cơ quan hải quan: chọn đơn vị hải quan khai báo.
• Mã bộ phận xử lý tờ khai: ô này nhằm chỉ rõ tờ khai được chuyền đến bộ phận cấp đội thủ tục nào của chi cục hải quan khách hàng chọn.
• Phân loại cá nhân/tổ chức
• Mã hiệu phương thức vận chuyển: chọn mã phù hợp với hình thức vận chuyển hàng hóa, như đường biển, đương sắt, đường hàng không….
SV: Phạm Thị Ngọc Hà Trang 46
2. Thông tin về đơn vị xuất nhập khẩu:
Người nhập khẩu:
Nhập những thông tin công ty khách hàng của VICA, thông tin này sẽ được chương trình lấy tự động khi đăng ký thông tin doanh nghiệp trong lần đầu chạy chương trình. Hoặc chỉ cần nhập mã số thuế, các thông tin về tên, địa chỉ sẽ do hệ thống tự động trả về.
Người xuất khẩu:
Ghi đầy đủ thông tin tên, địa chỉ, mã số thuế, mã bưu chính và số điện thoại của công ty đối tác với khách hàng công ty VICA. Nếu hai công ty này thường xuyên hợp tác với nhau có thể chọn đối tác thường xuyên từ danh mục có sẵn bằng cách nhấn vào dấu ba chấm.
3. Thông tin vận đơn:
Nhân viên chứng từ VICA nhập vào các thông tin về vận chuyển hàng hóa như: số vận đơn, phương tiện vận chuyển, cảng địa điểm dỡ/ xếp hàng, phương tiện vận chuyển, số lượng kiện, số lượng container…