triệu đôla chia cho lãi suất (1 triệu /0,1 = 10 triệu). Nhưng chúng ta không chịu chi phí này ngay bây giờ. Hiện giá của 10 triệu đôla xảy ra vào năm 50 là 10 triệu /(1+r)50 = 85.196 đôla.
Cá nhân A Cá nhân B Cá nhân C
Thiệt hại môi trường giảm ($/năm) 60 80 120
Chi phí giảm ô nhiễm ($/năm) 40 60 80
Chênh lệch 20 20 40
Chi phí và thiệt hại giảm cho cá nhân A và B khác nhau, nhưng chênh lệch lợi ích – chi phí là như nhau (20$/năm), do đó tỷ lệ của phần chênh lệch này với thu nhập là bằng nhau. Do đó đối với hai cá nhân này, chương trình là cân bằng theo chiều ngang. Điều này lại không đúng đối với cá nhân C vì cá nhân này nhận được lợi ích ròng 40$/năm. Do cá nhân C
được giảđịnh là có cùng mức thu nhập với A và B, anh ta rõ ràng là hưởng lợi nhiều hơn từ chương trình này; và công bằng ngang không đạt được trong trường hợp này.
Công bằng dọc đề cập đến việc một chính sách tác động như thế nào đối với các cá nhân
trong những hoàn cảnh khác nhau, cụ thể là đối với các cá nhân có mức thu nhập khác nhau.
Hãy xem xét những con số trong Bảng 6-3. Những con số này phản ánh tác động bằng tiền của 3 chương trình cải thiện chất lượng môi trường khác nhau đối với 3 cá nhân có thu nhập thấp, trung bình và cao. Mỗi cá nhân hưởng lợi từ chương trình do thiệt hại giảm đi và gánh chịu các chi phí dưới dạng phần chi phí xử lý mà mỗi cá nhân phải chịu. Phần “chênh lệch” phản ánh lợi ích ròng của mỗi cá nhân: thiệt hại giảm đi trừ chi phí xử lý. Những con số trong ngoặc là tỷ lệ phần trăm theo thu nhập của các giá trị chi phí và lợi ích tương ứng. Những giá trị phần trăm này minh họa ba loại tác động phân phối của chương trình. Đó là: tác động theo tỷ lệ, tác động nghịch và và lũy tiến.
1. Tác động theo tỷ lệ. Chương trình lấy đi thu nhập theo một tỷ lệ như nhau đối với các cá nhân. Trong Bảng 6-3, chương trình 1 có tác động theo tỷ lệ vì lợi ích ròng đối với mỗi cá nhân là 1% thu nhập cá nhân.
2. Tác động nghịch. Chương trình cung cấp lợi ích ròng nhiều hơn cho các cá nhân có
thu nhập cao hơn so với các cá nhân có thu nhập thấp, tính theo tỷ lệ theo thu nhập. Chương trình 2 có tác động nghịch vì cá nhân có thu nhập cao nhận lợi ích ròng 5% thu nhập trong khi tỷ lệ này giảm khi thu nhập giảm.
3. Tác động lũy tiến. Chương trình cung cấp cho các cá nhân có thu nhập thấp lợi ích
ròng theo tỷ lệ cao hơn so với các cá nhân có thu nhập cao. Chương trình 3 có tác động lũy tiến vì cá nhân có thu nhập thấp nhất nhận được tỷ lệ lợi ích ròng theo thu nhập cao nhất. Tỷ lệ lợi ích ròng trên thu nhập giảm khi thu nhập tăng.
Do đó một chương trình môi trường (hay bất kỳ chương trình nào khác) có tác động tỷ lệ, nghịch hay lũy tiến hay không còn tùy thuộc vào tỷ lệ của lợi ích ròng so với thu nhập là như cũ, cao hơn hay thấp hơn đối với người có thu nhập thấp so với người có thu nhập cao. Bảng 6-3 cũng minh họa một vấn đề công bằng khác – các chi phí và lợi ích được phân phối như thế nào cho các nhóm cá nhân. Ví dụ, mặc dù tác động tổng quát của chương trình 2 là nghịch, chi phí xử lý của chương trình này được phân phối một cách lũy tiến (tức là chi phí cao hơn cho người có thu nhập cao). Nhưng trong trường hợp này thiệt hại giảm đi được phân phối nghịch đến mức tác động chung là nghịch. Tương tự, trong chương trình 3, mặc dù tác động chung là lũy tiến, chi phí xử lý được phân phối nghịch.
Bảng 6-3: Công bằng dọc (*)
Cá nhân A Cá nhân B Cá nhân C
Thu nhập 5.000 20.000 50.000
Chương trình 1
Thiệt hại giảm 150 (3.0) 300 (1.5) 600 (1.2)
Chi phí xử lý 100 (2.0) 100 (0.5) 100 (0.2)
Chênh lệch 50 (1.0) 200 (1.0) 500 (1.0)
Chương trình 2
Thiệt hại giảm 150 (3.0) 1.400 (7.0) 5.500 (11.0)
Chi phí xử lý 100 (2.0) 800 (4.0) 3.000 (6.0)
Chênh lệch 50 (1.0) 600 (3.0) 2.500 (5.0)
Chương trình 3
Thiệt hại giảm 700 (14.0) 2.200 (11.0) 3.000 (6.0)
Chi phí xử lý 300 (0.6) 1.000 (5.0) 1.500 (3.0)
Chênh lệch 400 (0.8) 1.200 (6.0) 1.500 (3.0)
* Các con số trong bảng biểu diễn giá trị bằng tiền. Các con số trong ngoặc cho biết tỷ lệ phần trăm trên thu nhập.
Những định nghĩa trên về tác động phân phối có thể dẫn đến quyết định sai lệch. Một chương trình tác động nghịch có thể thực sự phân phối phần lớn lợi ích ròng cho người nghèo. Giả sử một chính sách tăng thu nhập ròng của một người giàu lên 10%, nhưng tăng thu nhập của 1.000 người nghèo lên 5% mỗi người. Chính sách này về mặt kỹ thuật là tác động nghịch, mặc dù phần lớn tổng lợi ích ròng lại dành cho người nghèo.
Thông thường rất khó ước lượng tác động phân phối của các chương trình môi trường. Để làm điều đó, cần phải có rất nhiều thông tin về tác động theo các nhóm thu nhập, chủng tộc, và các yếu tố khác. Nói chung, thông tin về môi trường và sức khỏe không được thu thập theo thu nhập và chủng tộc. Do vậy, thông tin về các căn bệnh liên quan đến môi trường thông thường không cho phép so sánh giữa các nhóm kinh tế, xã hội và chủng tộc khác nhau. Cũng không dễ để ước tính các chi phí được phân phối như thế nào cho các nhóm này, bởi vì điều này phụ thuộc vào các nhân tố phức tạp liên quan đến hệ thống thu thuế, cơ cấu tiêu dùng, sự sẵn có của các phương án thay thế v.v. Bất chấp những khó khăn này, phân tích lợi ích - chi phí cũng nên đề cập việc tổng lợi ích ròng được phân phối như thế nào trong dân cư càng sâu càng tốt. Các vấn đề phân phối sẽ được đề cập trong suốt những chương sau của quyển sách này.