Lựa chọn suất chiết khấu

Một phần của tài liệu KINH TẾ HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG docx (Trang 26 - 27)

Chiết khấu là cách tính tổng của một dòng lợi ích ròng trong tương lai thành giá trị tương đương ở hiện tại. Trong nhiều dự án, giá trị này phụ thuộc rất lớn vào suất chiết khấu mà chúng ta lựa chọn sử dụng. Sử dụng suất chiết khấu quá thấp cũng có nghĩa là coi 1 đô la hiện tại gần như bằng với 1 đô la ở những thời điểm khác. Sử dụng suất chiết khấu quá cao

hàm ý rằng một đôla hiện tại có giá trị hơn nhiều so với 1 đôla trong tương lai. Do vậy, sử dụng suất chiết khấu càng cao thì chúng ta càng khuyến khích phân bổ nguồn lực vào các chương trình có lợi tức cao (tức là lợi ích cao và /hoặc chi phí thấp) trong ngắn hạn. Ngược lại, suất chiết khấu càng thấp thì chúng ta càng có xu hướng chọn những chương trình có lợi ích ròng cao trong dài hạn.

Điều quan trọng trước tiên là phải phân biệt lãi sut danh nghĩa và lãi sut thc:

• Lãi suất danh nghĩa là lãi suất quan sát được trên thị trường.

• Lãi suất thực là lãi suất danh nghĩa đã được điều chỉnh theo lạm phát. Ví dụ: Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực

Giả sử bạn gửi 100 đôla và ngân hàng với lãi suất 8%. Sau 10 năm số tiền gửi của bạn sẽ là 216 đôla. Nhưng đây chỉ là giá trị tiền tệ. Giả sử trong thời gian 10 năm đó giá cả tăng trung bình 3%/năm. Khi đó giá trị thực của khoản tiền bạn nhận được sẽ thấp hơn; trên thực tế, lãi suất thực mà số tiền gửi tích lũy chỉ là 5% (8% - 3%), do đó nếu tính theo giá trị thực thì số tiền gửi của bạn chỉ là 161 đôla sau 10 năm.15

Nguyên tắc xử lý giá trị danh nghĩa và thực là:

1. Nếu chi phí hoặc lợi ích được tính theo giá trị thực – tức là đã điều chỉnh theo lạm phát – thì dùng lãi suất thực.

2. Nếu các giá trị được tính theo giá danh nghĩa thì dùng lãi suất danh nghĩa.

3. Nếu chi phí và lợi ích được ước tính cho nhiều năm và giả định có lạm phát thì những giá trị này nên được điều chỉnh theo lạm phát. Cần dùng một chỉ số chuẩn để chuyển đổi các giá trị danh nghĩa thành giá trị thực. Vì dụ: chỉ số giảm phát chi tiêu quốc gia (gross national expenditure index) hoặc chỉ số giá thành trung gian. Chi phí và lợi ích sau khi điều chỉnh theo lạm phát sẽ được chiết khấu bằng suất chiết khấu thực.16

Lựa chọn suất chiết khấu là một đề tài còn nhiều tranh cãi trong những năm qua. Sau đây là một số lập luận chính.

Suất chiết khấu phản ánh quan điểm của thế hệ hiện tại về trọng số tương đối của các lợi ích và chi phí xảy ra trong những năm khác nhau. Tuy nhiên dễ nhận thấy rằng có hàng loạt mức lãi suất khác nhau được sử dụng cùng một thời điểm – như lãi suất tiết kiệm, chứng từ đầu tư có bảo đảm, nợ vay ngân hàng, trái phiếu chính phủ v.v. Vậy chúng ta nên dùng lãi suất nào? Có hai trường phái về vấn đề này. Một là suất chiết khấu nên phản ánh cách mà con người nghĩ về thời gian. Một người thông thường sẽ thích 1 đôla hiện tại hơn là 1 đôla sau 10 năm; theo ngôn ngữ kinh tế học, họ có một suất ưu tiên theo thời gian dương. Người ta quyết định tiết kiệm bằng cách gửi tiền và ngân hàng với mức lãi suất nhất định. Lãi suất tiết kiệm này cho thấy mức lãi suất mà ngân hàng phải đưa ra để thuyết phục mọi người hy sinh các khoản tiêu dùng hiện tại. Do đó, chúng ta có thể dùng lãi suất tiền gửi tiết kiệm trung bình của ngân hàng để phản ánh suất ưu tiên theo thời gian trung bình của các cá nhân.

Một phần của tài liệu KINH TẾ HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG docx (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)