Khái niệm về các loại chứng từ trong xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại: Giải pháp phát triển xuất khẩu tại thị trường Mỹ của Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre – Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 31 - 37)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.4.1. Khái niệm về các loại chứng từ trong xuất nhập khẩu

 Hoá đơn thương mại

Theo Vân, Đ.T.H. (2016) Hóa đơn thương mại là chứng từ cơ bản của khâu thanh tốn, là u cầu của người bán địi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hoá đơn. Trong hoá đơn phải nêu được đặc điểm của hàng hoá, đơn giá, tổng giá trị hàng hoá, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán, phương tiện vận tải,...

Hoá đơn thường được lập thành nhiều bản được dùng trong nhiều việc khác nhau: xuất trình cho ngân hàng để địi tiền hàng, xuất trình cho cơng ty bảo hiểm để tính chi phí bảo hiểm, cho hải quan để tính thuế,...

Ngồi hố đơn thương mại (Commercial Invoice) trong thực tế ta còn gặp nhiều loại hoá đơn khác như: hoá đơn tạm thời (Provisional Invoice), hố đơn chính thức (Final Invoice), hố đơn chi tiết (Detailed Invoice), hoá đơn chiếu lệ (Proforma Invoice).

 Vận đơn đường biển

Theo Vân, Đ.T.H. (2016) đây là chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho người gửi hàng nhầm xác nhận việc hàng hoá đã được tiếp nhận để vận chuyển. Tuy mỗi hãng tàu có mẫu vận đơn riêng, nhưng về nội dung chúng có những điểm chung. Ở mặt trước của B/L có ghi rõ tên người gửi người nhận (hoặc “theo lệnh”…), tên tàu, cảng bốc hàng,

cảng dỡ hàng, tên hàng, ký mã hiệu, số lượng kiện, trọng lượng, giá cả, tổng giá trị, cách trả cước (cước trả trước hay trả tại cảng đến), tình hình xếp hàng, số bản gốc đã lập, ngày tháng cấp vận đơn,... Mặt sau ghi các điều kiện chuyên chở. Khi chuyên chở hàng vừa có hợp đồng vừa có vận đơn thì quan hệ giữa người vận tải và người nhận hàng do vận đơn điều chỉnh, còn quan hệ giữa người gửi hàng và người vận tải do hợp đồng thuê tàu điều chỉnh.

B/L có ba chức năng cơ bản sau:

- Là một biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng để chở.

- Là một bằng chứng về việc thực hiện những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường biển.

- Là một chứng từ sở hữu hàng hoá, quy định hàng hoá sẽ giao cho ai ở cảng đích, do đó cho phép người mua bán hàng hố bằng cách chuyển nhượng B/L. Chính vì chức năng đặc biệt này mà việc thay thế B/L bằng thủ tục EDI là việc rất khó khăn hiện nay. Có nhiều loại vận đơn:

Nếu xét theo dấu hiệu trên vận đơn có ghi chú xấu về hàng hố hay khơng, thì vận đơn chia thành hai loại: Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L) và Vận đơn khơng hồn hảo (Unclean B/L). Nếu xét theo dấu hiệu người vận tải nhận hàng khi hàng đã xếp lên tàu hay chưa, thì vận đơn chia thành hai loại: Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board B/L) và Vận đơn hàng để xếp (Received for shipment B/L).

Nếu xét theo dấu hiệu quy định người nhận hàng sẽ có các loại vận đơn: Vận đơn theo lệnh (B/L to order), Vận đơn đích danh (Straight B/L) và Vận đơn xuất trình (Bearer B/L).

Nếu theo dấu hiệu hàng hố được chuyển bằng một hay nhiều tàu thì có các loại vận đơn: Vận đơn đi thẳng (Direct B/L), Vận đơn suốt (Through B/L) và Vận đơn địa hạt (Local B/L).

Ngoài các loại B/L cơ bản kể trên trong thực tế còn gặp các loại B/L khác như: Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter party B/L), Vận đơn hỗn hợp (Combined B/L) và Vận đơn rút gọn (Short B/L).

 Chứng từ bảo hiểm

Vân, Đ.T.H. (2016) đã nêu, Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do người/tổ chức bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm, nhằm hợp thức hoá hợp đồng bảo hiểm và được dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm. Trong mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường cho những tổn thất xảy ra vì những rủi ro mà hai bên thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, còn người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm một số tiền nhất định là phí bảo hiểm.

Chứng từ bảo hiểm thường được sử dụng là đơn/hợp đồng bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm.

 Giấy chứng nhận chất lượng

Vân, Đ.T.H. (2016) đã nêu đây là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng thực giao và chứng minh phẩm chất hàng phù hợp với các điều khoản của hợp đồng, giấy chứng nhận chất lượng có thể do người cung cấp hàng, cũng có thể do cơ quan giám định hàng hố cấp, tuỳ theo sự thoả thuận của hai bên mua và bán.

 Giấy chứng nhận trọng lượng

Theo như Vân, Đ.T.H. (2016) thì đây là chứng từ xác nhận số lượng/trọng lượng của hàng hoá thực giao. Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng cũng có thể do người cung cấp hoặc tổ chức giám định hàng hoá cấp, tuỳ theo sự thoả thuận trong hợp đồng.

Khi thoả thuận về các giấy chứng nhận chất lượng, số lượng hoặc trọng lượng cần đặc biệt quan tâm đến giấy chứng nhận lần cuối, bởi các giấy này sẽ có tác dụng quyết định trong việc giải quyết tranh chấp sau này. Phải quy định rõ kiểm tra lần cuối sẽ được thực hiện tại đâu, ai tiến hành kiểm tra và cấp giấy chứng nhận.

 Giấy chứng nhận xuất xứ

Vân, Đ.T.H. (2016) đã chỉ ra rằng, theo Nghị định 19/2006/NĐ-CP thì “Giấy chứng nhận xuất xứ” là văn bản do tổ chức thuộc các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoá cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hố đó.

Nội dung của C/O bao gồm: Loại mẫu C/O - nhằm thể hiện C/O được cấp theo một Quy tắc xuất xứ cụ thể tương ứng; Tên và địa chỉ của người mua, tên và đại chỉ của người bán; Tiêu chí về vận tải (tên phương tiện vận tải, cảng đại điểm xếp hàng/dỡ hàng, vận tải đơn,... ); Tiêu chí về hàng hố (tên hàng, bao bì, nhãn mác, số lượng, trọng lượng, giá trị, ký hiệu mã,... ); Tiêu chí về xuất xứ hàng hố (tiêu chí xác định xuất xứ, nước xuất xứ hàng hố); Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

• Form B

Vân, Đ.T.H. (2016). Đây là loại C/O cấp cho hàng hóa xuất xứ tại việt Nam xuất khẩu sang các nước, trong các trường hợp sau:

- Nước nhập khấu khơng có chế độ GSP.

- Nước nhập khẩu có chế độ GSP, nhưng khơng cho Việt Nam hưởng.

- Nước nhập khấu có chế độ GSP và cho Việt Nam hưởng, nhưng hàng hóa xuất kháu khơng đáp ứng các tiẻu chn do chế độ này đặt ra.

• Form ICO

Vân, Đ.T.H. (2016). Là loại C/O theo quy định của Tố chức Cà phê Thế giới (ICO) chỉ cấp cho mặt hàng cà phê. Loại mẫu này luôn được cấp kèm theo Mẫu A hoặc Mẫu B.

• Form D

Theo Vân, Đ.T.H. (2016), đây là loại C/O dùng cho các mặt hàng xuất khẩu để được hưởng chế độ thuế quan ưu dãi có hiệu lực chung (CEPT - Common Effective Preferential

Tariff). Form D chỉ cấp cho hàng hoá xuất khẩu từ một nước thành viên ASEAN sang một nước ASEAN khác.

Giấy chứng nhận Form D phải được khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung khai phải phù hợp với tờ khai hải quan đã được thanh khoản và các chứng từ khác như vận đơn, hoá đơn thương mại và giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ của công ty giám định hàng hoá xuất nhập khẩu trong trường hợp cần kiểm tra.

Hiện tại ở Việt Nam cơ quan có thểm quyền cấp C/O là Bộ Cơng Thương, Bộ Công Thương trực tiếp cấp hoặc uỷ quyền cho Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam cấp C/O. Đối với hàng hố thuộc KCX-KCN thì Bộ Cơng thương uỷ quyền cho Ban quản lí các KCX-KCN cấp tỉnh.

• Form E

Vân, Đ.T.H. (2016). Đây là loại C/O cấp cho hàng hoá Việt Nam/ASEAN xuất khẩu sang Trung Quốc. Hàng hoá được cấp C/O Form E được các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa các nước ASEAN và Trung Quốc (ACFTA), được ký kết năm 2002 và bắt đầu được triển khai ngày 29/11/2004. Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar được thực hiện chậm hơn 5 năm.

• Form AK

Vân, Đ.T.H. (2016). Là loại C/O được cấp cho hàng hóa Việt Nam hay các nước ASEAN xuất khẩu sang Hàn Quốc. Hàng hóa được cấp C/O Form AK được hưởng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa các nước ASEAN và Hàn Quốc.

• Form AJ

Vân, Đ.T.H. (2016). Là loại C/O được cấp cho hàng hóa Việt Nam hay các nước ASEAN xuất khấu sang Nhật Bản. Hàng hóa dược cấp C/O Form AJ được hưởng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung giữa ASEAN và Nhật Bản (AJCEP).

• Form VJ

Vân, Đ.T.H. (2016) Là loại C/O được cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản. Hàng hóa được cáp C/O Form VJ được hưởng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Việt Nam - Nhật Bản về đổi tác kinh tế (VJEPA) được ký ngày 25/12/2008.

 Giấy chứng nhận kiểm dịch và Giấy chứng nhận vệ sinh

Là những chứng từ do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hóa đã được an tồn về mặt dịch bệnh, sầu hại, nấm độc,...

Giấy chửng nhận kiếm dịch sản phấm động vật (Animal product sanitary inspection certificate) do cơ quan kiểm dịch động vật cấp cho các hàng hóa là động vật (súc vật, gia cầm,...) hoặc các sản phẩm động vật (trứng, thịt, lông, da, cá,...) hoặc bao bì của chúng, xác nhận đã kiểm tra và xử lý chống các bệnh dịch.

Giấy chứng nhặn kiếm dịch thực vật (phytosanitary certihcate) do cơ quan bảo vệ thực vật cấp cho hàng hóa là thực vật hoặc có nguồn gốc là thực vật, xác nhận hàng hoá đã dưqc kiểm tra và xử lý chống các bệnh dịch, nấm độc, cỏ dại,...

Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary certificate) do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra về phẩm chất hàng hoá hoặc về y tế cấp cho chủ hàng, xác nhận hàng hoá đã được kiểm tra và trong đồ khơng có vi trùng gây bệnh cho người sử dụng.

 Phiếu đóng gói (Packing List)

Vân, Đ.T.H. (2016). Đây là chứng từ hàng hoá liệt kê tất cả những mặt hàng, loại hàng được đóng gói trong những kiện hàng (thùng hàng, container,...) và tồn bộ lơ hàng được giao. Phiếu đóng gói do người sản xuất/xuất khẩu lập ra khi đóng gói hàng hố. Phiếu thường được lập thành 3 bản.

Nội dung phiếu đóng gói: tên người bán, tên người mua, số hiệu hoá đơn, số thứ tự của kiện hàng, cách thức đóng gói, loại hàng, số lượng hàng đóng gói trong từng kiện hàng, trọng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại: Giải pháp phát triển xuất khẩu tại thị trường Mỹ của Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre – Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)