Cơ cấu tổ chức kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại: Giải pháp phát triển xuất khẩu tại thị trường Mỹ của Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre – Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 61 - 72)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Tổng quan về doanh nghiệp

4.1.5 Cơ cấu tổ chức kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp

Bảng 4.1 Hội đồng quản trị công ty CP Thực phẩm CJ Cầu Tre

STT Hội đồng quản trị CHỨC DANH

1 Bà Trần Thị Hịa Bình Chủ tịch HĐQT

2 Ông Chang Bok Sang Thành viên HĐQT

3 Ông Võ Quang Vinh Thành viên HĐQT

4 Ông Roh Woong Ho Thành viên HĐQT

5 Ông Nguyễn Xuân Vũ Thành viên HĐQT

Bảng 4.2 Ban Giám đốc công ty CP Thực phẩm CJ Cầu Tre

STT Ban Giám đốc CHỨC DANH

1 Ông Roh Woong Ho Tổng Giám đốc

Bảng 4.3 Ban Kiểm sốt cơng ty CP Thực phẩm CJ Cầu Tre

STT Ban Kiểm sốt CHỨC DANH

1 Ơng Lê Minh Tân Trưởng Ban Kiểm sốt

2 Ơng Kim Se Won Thành viên Ban Kiểm soát

3 Bà Lê Thị Cẩm Đoan Thành viên Ban Kiểm soát

Sơ đồ 4.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty CJ Cầu Tre (2017)

Chức năng và nhiệm vụ của các phịng trong cơng ty

Cơng ty có bộ máy quản lí theo mơ hình trực tuyến chức năng, Tổng giám đốc là người đại diện pháp lý của công ty, tham mưu cho Tổng giám đốc là Phó giám đốc. Ngun tắc quản lí là:

Ban Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo trưởng phòng, trưởng xưởng. Các trưởng phịng (trưởng xưởng) phụ trách các cơng việc chuyên môn, chỉ đạo nhân viên thực hiện công việc. Ban Tổng giám đốc không chỉ đạo trực tiếp nhân viên.

 Tổng giám đốc  Chức năng:

Có quyền quyết định và điều hành mọi chiến lược của cơng ty theo chính sách, pháp luật của Nhà nước và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

 Nhiệm vụ:

Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và hợp đồng với khách hàng. Trực tiếp chỉ đạo các phòng ban, xưởng hoạt động theo chỉ định.

Quyết định bổ nhiệm các chức vụ các cấp: trưởng phòng các ban đơn vị thuộc công ty và tuyển dụng nhân viên.

 Chuyên sâu các lĩnh vực

Tổ chức phát triển nguồn nhân lực; chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư, hợp tác; kế hoạch tài chính, chiến lược, quy trình, cơng nghệ; nghiên cứu và phát triển đối ngoại, xuất nhập khẩu.

 Phó tổng giám đốc  Chức năng

Là người chịu trách nhiệm trong các cơng tác quản lí và tham mưu cho Tổng giám đốc trong điều hành quản lí sản xuất.

Thực hiện các nhiệm vụ do Tổng giám đốc phân công. Giải quyết các công việc trong phạm vi được ủy quyền.

 Chuyên sâu các lĩnh vực

Các hoạt động sản xuất; huy động nguyên liệu, vật tư, bao bì,... phục vụ sản xuất; giá thành kế hoạch sản xuất; giá bán sản phẩm; kỹ thuật – cơ điện phục vụ sản xuất; bảo hộ lao động; môi trường.

 Phịng kiểm sốt nội bộ  Chức năng

Tham mưu cho Ban Tổng giám đốc về các vấn đề như: Thay mặt BTGĐ giải quyết các khiếu nại về lao động. Các cơng tác văn thư, hành chính, lưu trữ.

Quản lí phương tiện vận chuyển, vệ sinh cây xanh, môi trường.  Nhiệm vụ

Tham mưu giải quyết những vấn đề lao động.

Quản lý và xây dựng hệ thống lương cho tồn cơng ty. Quản lý bảo hiểm xã hội và y tế.

Tiếp nhận và trình BTGĐ các cơng văn đi và đến.

Truyền đạt các chỉ thị của BTGĐ đến các phòng ban, xưởng đồng thời theo dõi việc thực hiện các chỉ thị của cấp trên.

Quản lý phòng họp, nhà ăn tập thể. Tổ chức, điều động xe đi công tác.  Phòng tổ chức nhân sự

 Chức năng

Tổ chức, quản lí lao động, tiền lương.  Nhiệm vụ

Xây dựng kế hoạch và định biên lao dộng.

Xác định nhu cầu lao động hàng năm để lập kế hoạch tuyển dụng.

Thực hiện chế độ bảo hộ lao động, xây dựng thời gian làm việc theo luật định.

Thực hiện và đề nghị chế độ thôi việc, khen thưởng, kỉ luật, bồi thường vật chất theo chế độ lao động.

Theo dõi và khám sức khỏe định kì cho người lao động.

Thực hiện trợ cấp cho chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn và bệnh nghề nghiệp.  Phòng kinh doanh quốc tế

 Chức năng

Tham mưu và thực hiện công tác kinh doanh xuất nhập khẩu của tồn cơng ty. Thực hiện ký kết hợp đồng, theo dõi đơn hàng và hoạt động xuất khẩu.

 Nhiệm vụ

Soạn thảo hợp đồng kinh doanh trình BTGĐ phê duyệt và theo dõi thực hiện hợp đồng. Theo dõi thường xuyên giá nguyên phụ liệu.

Thực hiện cơng tác xúc tiến, tìm kiếm khách hàng và thị trường tiêu thụ.

Soạn thảo các chứng từ, hợp đồng và các giấy tờ liên quan đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

Tham mưu cho BTGĐ về việc tìm kiếm khách hàng cả trong và ngồi nước.  Phòng kinh doanh nội địa

 Chức năng

Tham mưu và thực hiện công tác kinh doanh tại thị trường nội địa. Thực hiện kí kết hợp đồng và theo dõi đơn hàng nội địa.

 Nhiệm vụ

Thực hiện cơng tác xúc tiến tìm kiếm khách hàng nội địa và xây dựng mạng lưới tiêu thụ tại thị trường nội địa.

 Phịng Tài chính kế tốn  Chức năng

Theo dõi và phản ánh tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch theo kinh tế tài chính, dự đốn chi phí trong q trình sản xuất kinh doanh của cơng ty.

Thực hiện và chấp hành các chính sách, chế độ, thể lệ về quản lí kinh tế tài chính, thúc đẩy việc củng cố chế độ hoạch toán kinh tế.

Kiểm tra việc bảo vệ an tồn tài sản cơng ty.

Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Lập bảng tổng kết tài sản và báo cáo tài chính định kì tháng cho BTGĐ.  Nhiệm vụ

Tính tốn, ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế pháp sinh theo thứ tự thời gian trong đơn vị bằng giá tiền tệ một cách đầy đủ, chính xác, trung thực và có hệ thống.

Qua việc tính tốn phản ánh tình hình sử dụng vốn vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình biến động về lao động, vật tư và tiền vốn.

Tính tốn đúng đắn các chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm, hàng hóa,... xác định chính xác các kết quả sản xuất kinh doanh.

Phân phối thu nhập một cách công bằng hợp lý theo đúng chế độ Nhà nước, nộp các khoản thuế cho ngân sách Nhà nước.

Có kế hoạch sản xuất kinh doanh đúng chức năng và khả năng, dự đốn các chi phí và kết quả sản xuất, thực hiện việc tìm kiếm tối đa, đề ra các biện pháp sử dụng vốn với thời gian ngắn nhất và hiệu quả cao nhất.

Đảm bảo việc sử dụng hợp lý tiền vốn, thu chi thanh toán đúng chế độ; việc mua bán thực hiện đúng chính sách, đúng đối tượng; sử dụng vật tư, lao động đúng định mức; sử dụng tư liệu lao động đúng năng suất; nghiêm chỉnh chấp hành các quy định tài chính.

Bảo vệ tài sản cơng ty, giải quyết xử lý các nghiệp vụ phát sinh một cách linh hoạt, sáng tạo, đổi mới.

Cung cấp kịp thời và đầy đủ các số liệu, tài liệu trong việc điều hành sản xuất kinh doanh trong đơn vị. Lập và gửi lên cấp trên các cơ quan tài chính, thuế theo thời hạn, các báo cáo thường xuyên và định kỳ dể các cơ quan chức năng có số liệu quản lý chính xác.

Bảo quản và lưu trữ tài liệu kế tốn và các tài liệu khác có liên quan đến cơng tác kế tốn.

 Phịng đảm bảo chất lượng  Chức năng

Quản lý và kiểm soát, giám sát hoạt động hệ thống quản lý chất lượng của các xưởng chế biến.

Nghiên cứu sản phẩm mới, công nghệ chế biến mới. Thiết lập và theo dõi các quy trình chế biến.

 Nhiệm vụ

Cập nhật các thông tin khoa học kỹ thuật, các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tổ chức thiết lập kế hoạch kiểm sốt chất lượng và quy trình sản phẩm. Giám sát việc kiểm soát chất lượng.

Phát hiện, xử lý các vấn đề chất lượng sản phẩm hoặc trình xin ý kiến các vấn đề đó cho BTGĐ khi vượt quá thẩm quyền của mình.

Có trách nhiệm duy trì, giám sát hoạt động của hệ thống chất lượng theo ISO hoặc HACCP.

Nghiên cứu và đề ra các biện pháp cải tiến chất lượng sản phẩm hiện tại và mới. Công bố chất lượng sản phẩm, đề ra các phương án kĩ thuật chế biến.

Giải quyết các khiếu nại của khách hàng.

Đưa ra các biện pháp khắc phục, phòng ngừa cho từng sản phẩm.  Phòng kĩ thuật

 Chức năng

Tham mưu cho BTGĐ về khoa học kĩ thuật; cơng nghệ, thiết bị máy móc; hệ thống thơng tin điện tử, quản lí mạng.

Tư vấn cho các xưởng về cải tiến kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động.

Ứng dụng công nghệ thông tin và tin học vào quản lí sản xuất kinh doanh, các biện pháp về sở hữu công nghiệp.

Theo dõi, kiểm tra tính hiệu lực của các thiết bị đo lường.

Quản lí mọi hoạt động của tồn bộ thiết bị máy móc trong tồn cơng ty. Quản lí các nguồn năng lượng của cơng ty.

Quản lí và theo dõi hệ thống cung cấp điện nước tồn cơng ty.  Nhiệm vụ

Cung cấp thông tin phục vụ cơng tác quản lí, tra cứu và giải quyết các yêu cầu cải tiến. Phát triển và duy trì các biện pháp sản xuất sạch hơn trong cơng ty.

Quản lí hệ thống nước thải; kiểm tra, giám sát môi trường làm việc trong cơng ty. Quản lí mạng vi tính và xây dựng các phần mềm cho cơng tác quản lí, điều khiển q trình sản xuất.

Hỗ trợ các hoạt động lao động khoa học kĩ thuật. Đề xuất các phương án kĩ thuật, cải tiến đổi mới thiết bị, cơng cụ lao động.

Phân tích kiểm nghiệm mẫu cho tất cả sản phẩm, báo cáo nhanh kết quả không đạt cho BTGĐ để chỉ đạo chấn chỉnh sản xuất kịp thời.

Định kì gửi dụng cụ, thiết bị đo lường đến các cơ quan chức năng kiểm định. Báo cáo các kết quả phân tích cho các đơn vị chức năng.

Lập kế hoạch thực hiện giám sát hoạt động vận hành; bảo trì, sửa chữa thiết bị máy móc.

Theo dõi, giám sát việc sử dụng các nguồn năng lượng trong công ty. Theo dõi, giám sát việc sử dụng điện nước.

Hỗ trợ cho phòng kế hoạch đầu tư, bộ phận mua hàng về việc đầu tư thiết bị máy móc.  Nhà máy chế biến thực phẩm:

 Chức năng

Xưởng hải sản: chế biến nhóm sản phẩm gồm: tơm, cá, cua, ghẹ, bạch tuộc, nghêu. Xưởng thực phẩm chế biến: chế biến các nhóm thực phẩm.

Xưởng trà: chế biến các loại trà.

Chi nhánh nông trường Bảo Lâm (Lâm Đồng): trồng trà và chế biến trà.  Bộ phận mua hàng và bộ phận kế hoạch sản xuất:

 Chức năng

Là bộ phận tham mưu và giúp việc cho BTGĐ trong lĩnh vực quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động:

Cung ứng nguyên, nhiên liệu. Vật tư bao bì.

Văn phòng phẩm.

Thuốc và dụng cụ y tế cho trạm y tế của công ty. Thiết kế mẫu mã bao bì.

Các hình thức quảng cáo – hội chợ phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.  Nhiệm vụ

Tham mưu cho BTGĐ quy định, chức năng, quyền hạn của phòng trong việc chọn đối tác cung ứng, khách hàng, nguồn hàng, các phương thức kí kết hợp đồng mua bán phù hợp với điều kiện của công ty trong phạm vi cho phép của pháp luật.

Tham mưu cho BTGĐ trong việc giải quyết vướng mắc của các nhà cung cấp về yêu cầu chất lượng, giá cả của công ty với chất lượng thực tế các nhà cung cấp phát sinh theo mùa cho từng giai đoạn cụ thể.

Lập kế hoạch cung ứng nguyên, nhiên liệu, vật tư, hàng hóa các loại phục vụ sản xuất kinh doanh trong năm trình BTGĐ.

Tổ chức các hệ thống liên hệ tìm nguồn hàng, nhà cung cấp hàng thỏa các điều kiện về mặt hàng, chủng loại, hình thức, chất lượng, số lượng, giá cả đáp ứng kịp thời yêu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh.

Tổ chức theo dõi việc cung ứng nguyên nhiên vật liệu, vật tư bao bì, các hàng hóa khác,... và kiểm tra thường xuyên hằng ngày tiến độ nhập hàng theo các điều kiện của đơn hàng và phù hợp yêu cầu sản xuất.

Chịu trách nhiệm về chất lượng, quy cách, tiêu chuẩn, định mức của hàng hóa cung ứng theo đúng hợp đồng đã kí duyệt. Thường xuyên theo dõi cập nhật hằng ngày về định mức tồn kho nguyên nhiên vật liệu, vật tư bao bì và hàng hóa các loại (theo u cầu sản xuất), đưa vào sản xuất kinh doanh theo định kì, lập báo cáo BTGĐ và các phòng chức năng.

Thường xuyên liên hệ các nhà cung cấp giải quyết các vướng mắc, tổng hợp báo cáo theo định kì hoặc đột xuất tình hình nhập nguyên, nhiên vật liệu, vật tư bao bì và các hàng hóa khác cho BTGĐ.

Tổ chức việc thiết kế mẫu mã bao bì, theo dõi quá trình thực hiện của các loại bao bì kịp thời để diều chỉnh thay đổi mẫu mã phù hợp với từng gia đoạn phát triển sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng và chỉ đạo của BTGĐ, tổ chức thiết kế các hình thức quảng cáo, tham gia hội chợ theo yêu cầu của phòng chức năng và phê duyệt của BTGĐ.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại: Giải pháp phát triển xuất khẩu tại thị trường Mỹ của Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre – Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 61 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)