CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của xuất, nhập khẩu
2.1.8. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm gần đây
Việt Nam là một đất nước rất giàu tiềm năng và có nhiều lợi thế trong sản xuất lúa gạo trên thế giới do được thiên nhiên ưu đãi rất nhiều. Trong những năm gần đây gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường thế giới với khối lượng tương đối lớn, vươn lên vị trí thứ hai (sau Thái Lan) về xuất khẩu gạo trong khu vực Đông Nam Á và đứng trong top 3 về xuất khẩu gạo (sau Thái Lan và Ấn Độ) trong khu vực Châu Á. Ðồng thời, do Việt Nam vẫn còn là một quốc gia đang trong quá trình cơng nghiệp hố nhưng vẫn lấy nơng nghiệp làm trọng vậy nên xuất khẩu gạo cũng góp phần rất lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước và cho đến hiện nay mặt hàng nông sản trong đó có gạo vẫn được coi là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của quốc gia.
Tình hình xuất khẩu gạo của cơng ty Lương Thực Đồng Tháp… 33
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam qua các năm
ÐVT: Lượng (1000 tấn); Trị giá (1000USD)
Nước 2011 2012 2013 2014
Lượng 7.112 8.017 6.587 6.331
Trị giá 3.656.807 3.673.654 2.922.705 2.935.176
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trên thị trường gạo thế giới ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Bangladesh, Ấn Ðộ, Trung Quốc, Campuchia… khiến cho thị trường thêm gay gắt. Gạo Việt Nam trên thị trường thế giới gặp phải sự cạnh tranh rất mạnh về chất lượng gạo và giá cả.
Qua bảng 2.2 ta có thể thấy, trong bốn năm từ 2011 đến 2014, tổng lượng gạo của Việt Nam giảm đang kể từ 7.112 tấn năm 2011 xuống cịn 6.331 năm 2014, thậm chí giá gạo cũng giảm rõ rệt qua từng năm. Gạo Việt Nam được tiêu thụ mạnh nhất ở các nước Châu Á trong đó các nước Trung Ðơng, Ðơng Nam Á, Ðơng Á, Nam Á… là những thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của nước ta. Trong nhiều năm trở lại đây, tuy gạo Việt Nam vẫn là một trong những thị trường cung cấp gạo khá mạnh cho thế giới, gạo Việt Nam hiện nay so với các đối thủ cạnh tranh trên thế giới về chất lượng vẫn còn rất thấp tuy nhiên về giá thì vẫn cịn rất cao so với nhiều nước cạnh tranh khác. Khả năng cạnh tranh của nước ta vẫn còn rất thấp, đồng thời các nước trong khu vực Đông Nam Á dần dần tham gia thị trường xuất khẩu gạo của thế giới nên càng ngày xuất hiện càng nhiều các đối thủ mạnh.
Bên cạnh đó, một số thị trường truyền thống dần dần nhập khẩu gạo của Việt Nam ít lại, một phần tại thời điểm hiện tại các nước nhập khẩu truyền thống dần có khả năng tự cung tự cấp, tự sản xuất tự tiêu dung, họ không những đủ cung cấp cho thị trường nội địa mà họ cịn có thể xuất khẩu ra thị trường nước ngồi. Chính vì điều đó, gạo Việt Nam khó lịng tiếp tục giữ vững mức xuất khẩu gạo sang các thị trường cũ như những năm trước.
Tình hình xuất khẩu gạo của cơng ty Lương Thực Đồng Tháp… 34
Tuy giá chào bán so với thế giới vẫn rất cao nhưng nơng dân sản xuất hồn tồn khơng có lời và đơi lúc q trình thu mua từ các nơng hộ thì đa phần các nơng hộ đều bị ép giá, một phần do quá trình chế biến gạo thành phẩm cịn rất thơ sơ, máy móc kỹ thuật quá lạc hậu, đồng thời giá sàn quy định của nhà nước ta quá thấp khiến các doanh nghiệp bắt buộc phải thương lượng lại giá thu mua với các nông hộ, hợp tác xã.
Tình hình xuất khẩu gạo của cơng ty Lương Thực Đồng Tháp… 35