Tình hình xuất khẩu của công ty qua các quốc gia Đông Nam Á

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Tình hình xuất khẩu gạo của công ty Lương Thực Đồng Tháp trong thị trường Đông Nam Á (Trang 64 - 67)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5. Tình hình chung về hoa ̣t động sản xuất kinhdoanh

4.5.3. Tình hình xuất khẩu của công ty qua các quốc gia Đông Nam Á

Bảng 4.3. Tình hình xuất khẩu theo thị trường

Đvt: Số lượng (tấn); Tỷ trọng (%) 2011 2012 2013 2014 Thị trường SL TT SL TT SL TT SL TT Indonesia 20.338 51,28 9.146 31,22 1.822 12,86 3.005 14,25 Malaysia 5.828 14,70 8.047 27,47 4.618 32,60 4.310 20,44 Philippines 9.543 24,06 9.483 32,37 4.492 31,71 11.945 56,65 Singapore 3.949 9,96 2.621 8,95 3.233 22,82 1.824 8,65 Tổng 39.658 100,00 29.297 100,00 14.164 100,00 21.084 100,0 0

Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của phòng xnk (2011-2014)

Qua số liệu bảng 4.3 về tình hình xuất khẩu gạo qua các thị trường của công ty qua các năm, ta có những nhận xét như sau:

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty trong năm 2011 và 2012 là thị trường Châu Á (chiếm tỷ trọng 72%), trong đó thị trường Đông Nam Á lại là thị trường xuất khẩu chủ lực, với lượng nhập khẩu gạo Việt Nam ở các nước trong khu vực Đông Nam Á đứng hàng đầu trong báo cáo về kết quả kinh doanh của phòng xuất nhập khẩu của công ty. Sang năm 2013

và 2014 thị phần xuất khẩu tại các thị trường này giảm, việc giảm này được thể hiện rõ rệt ở các thị trường như Indonesia, Malaysia và Singapore, trước đó thị trường Indonesia và Malaysia lại là hai thị trường đứng đầu trong việc nhập khẩu gạo của công ty. Trong hai năm này, Công ty đã có chính sách mở rộng xuất khẩu sang thị trường Châu Phi nhằm bù lại khoảng lổ ở các thị trường truyền thống.

Thị trường Ðông Nam Á được xem là thị trường xuất khẩu gạo chủ lực của Công ty trong suốt nhiều năm qua. Tuy nhiên, khoảng 5 năm đổ lại đây, thị trường này không còn là một thị trường đầy hấp dẫn của công ty do sự tham gia của hàng loạt các đối thủ từ các nước trong khu vực dẫn đến Công ty dần mở rộng xuất khẩu sang các thị trường lân cận khác như Trung Đông,…

Trong những năm 1999, Indonesia là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới do điều kiện thời tiết đã ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, đến khoảng cuối năm 2000, sản xuất trong nước trúng mù, Chính phủ nước này đã có những chính sách mới điều chỉnh nhập khẩu gạo như tăng thuế nhập khẩu, cho phép nhập khẩu gạo có phẩm cấp cao. Do vậy, kể từ năm 2001 cho đến nay lượng gạo của nước ta xuất khẩu vào thị trường này rất thấp. Thị trường Indonesia chủ yếu tiêu thụ gạo 10% - 15%. Tuy vào những năm gần đây, lượng gạo xuất khẩu của Công ty vào thị trường này có giảm nhưng Indonesia vẫn được xem là một trong những thị trường xuất khẩu lớn và mục tiêu của Công ty trong khu vực Đông Nam Á.

Philippines là nước nhập khẩu gạo tương đối lớn trong nhiều năm qua do đất nước này hàng năm đều phải gánh chịu hai đến ba cơn bão đổ bộ gây thiệt hại nặng nề đến nền kinh tế của đất nước, trong đó ngành nuôi trồng của đất nước này chịu thiệt hại gần như là nặng nhất. Mặc dù đất nước này cũng được đánh giá là một nước sản xuất gạo nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ được nhu cầu tiêu thụ trong nước. Ngoài ra, Philippines trong vài năm gần đây cũng bắt đầu tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo để vừa có thể có đủ gạo nhằm cung cấp trong nước và có đủ gạo để xuất khẩu ra thị trường thế giới Philippines bắt buộc phải nhập

khẩu gạo của một số nước lân cận. Ðiều này mở ra cho các nước xuất khẩu gạo một triển vọng, trong đó có Việt Nam, chúng ta vừa có thể xuất khẩu gạo cho Philippines vừa có thể là một đối tác hợp tác lâu dài trong việc cùng nhau cung cấp gạo để xuất khẩu sang các nước trong khu vực và thế giới. Malaysia trong những năm qua nhập khẩu gạo rất thấp do sản xuất trong nước đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng.

Singapore là một trong những thị trường cao cấp do họ có mức sống và mức thu nhập cao hơn một số nước khác trong cùng khu vực nên gạo mà nước họ tiêu thụ chủ yếu là gạo cấp cao và gạo Thái Lan lại là nước chiếm lĩnh thị trường này gần như là đất nước đứng vị trí số một trong việc sản xuất ra gạo cấp cao, nên gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này không đáng kể, trong khi đó gạo cấp cao của Việt Nam vẫn chưa đủ tầm vóc và chất lượng để có thể cạnh tranh với Thái Lan trong mặt hàng gạo cấp cao này. Cho đến hiện nay, gạo cấp cao của Việt Nam vẫn hoàn toàn bị lép vế trước Thái Lan tuy việc xuất khẩu qua các thị trường này chúng ta hoàn toàn gặp những thuận lợi về vận chuyển, thanh toán cũng như tập quán kinh doanh nhưng chúng ta lại không thể đáp ứng được tiêu chuẩn cũng như giá cả.

Thị trường Châu Á khác: gồm Hàn Quốc, Nhật Bản,…là những nước nhập khẩu gạo cấp cao nhưng gạo Việt Nam xuất sang thị trường này rất ít. Trong năm 2012, 2013 công ty vẫn có đơn hàng xuất sang những thị trường này nhưng rất thấp và không đáng kể.

Thị trường Philippines cũng là một trong những thị trường mà công ty xuất khẩu gạo khá lớn trong những năm qua, năm 2013 chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của công ty và trong tương lai thị trường này cũng là thị trường trọng điểm của công ty. Các thị trường như Malaysia, Singapore chủ yếu tiêu thụ gạo cao cấp nên gạo của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng vẫn chưa thể cạnh tranh được với gạo cao cấp của Thái Lan.

Bên cạnh sự suy giảm về xuất khẩu ở hai thị trường trong khu vực Đông Nam Á thì tại thị trường các nước Trung Đông lại có dấu hiệu khả quan và có khả năng sẽ nhập khẩu mạnh

gạo của Việt Nam trong tương lai, cụ thể là thị trường các nước Trung Ðông cũng là một trong những thị trường tiềm năng mà Công ty cần quan tâm và có kế hoạch phát triển sau này. Thị trường này tiêu thụ chủ yếu gạo 10% - 15%, loại gạo này cũng là một trong những thế mạnh của Việt Nam.

Ngoài ra, Công ty còn đang nổ lực mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Châu Phi. Đây là thị trường tiêu thụ gạo cấp trung bình thấp và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu (51% năm 2013 và 46% năm 2014).

Tuy nhiên, việc xuất khẩu vấp phải khá nhiều trở ngại do thị trường này gặp nhiều bất ổn về chính trị và dường như sự bất ổn này vẫn chưa có xu hướng hạ nhiệt nên rủi ro trong khâu thanh toán là rất cao và khó có thể tránh khỏi. Do đó, Công ty phải xuất gián tiếp thông qua thị trường trung gian là Châu Âu. Tuy nhiên, đây vẫn không phải là một giải pháp tốt vì việc xuất khẩu sang thị trường trung gian Châu Âu lại khiến cho giá gạo bị đội lên rất nhiều do chi phí vận chuyển và các chi phí khác cao hơn rất nhiều so với việc xuất khẩu đi đường thẳng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Tình hình xuất khẩu gạo của công ty Lương Thực Đồng Tháp trong thị trường Đông Nam Á (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)