4. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.3. Những kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Để khắc phục những khó khăn còn tồn tại của các KCN thành phố Hà Nội trong việc thu hút nguồn vốn FDI đồng thời định hướng cho các KCN thành phố Hà Nội phát triển trong tương lai hướng tới mục tiêu đến năm 2030. Việt Nam trở thành nước công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần tập trung cải thiện chất lượng thu hút đầu tư vào KCN. Theo đó, sẽ tập trung ưu tiên thu hút các ngành nghề, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ tiên tiến, thâm dụng vốn, thân thiện với môi trường, các ngành nghề xác định là mũi nhọn phát triển và có lợi thế của Hà Nội. Tăng cường tính liên kết ngành trong phát triển KCN để hình thành nên các KCN liên kết ngành nhằm tăng lợi thế cạnh tranh của KCN và nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, dần hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ, đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị gia tăng ngành công nghiệp trong tổng giá trị gia tăng của địa phương.
Xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến đầu tư thống nhất trên phạm vi cả nước, tập trung xúc tiến đầu tư theo vùng để tăng cường hiệu quả, tránh chồng chéo. Thực hiện đầu tư có trọng điểm, tập trung ưu tiên một số đối tác lớn, quan trọng và những ngành nghề, lĩnh vực có lợi thế của Hà Nội. Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp chặt chẽ với thành phố, doanh nghiệp nâng cao hơn nữa chất lượng quy hoạch, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN; kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường; chăm lo đời sống vật chất cho người lao động và đặc biệt là hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển KCN.
3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ
68
Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đầu tư phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay của thành phố Hà Nội. Chính phủ cần xem xét ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư tại Việt Nam. Ban hành biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài. Hướng dẫn, phổ biến, tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư.
+ Nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư: Nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư là thật sự cần thiết, vì công tác xúc tiến đầu tư sẽ đưa thông tin đến các nhà đầu tư. Trung tâm xúc tiến đầu tư cần xây dựng mạng lưới hoạt động tại các quốc gia mục tiêu. Các cơ sở xúc tiến ở nước ngoài sẽ chịu sự điều phối của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Những cơ sở này đảm nhiệm thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư bao gồm: Xây dựng mối quan hệ với hãng truyền thông, phát hành đều đặn thông cáo báo chí, giới thiệu về địa điểm kinh tế Hà Nội, chuẩn bị chuyến đi của phái đoàn Việt Nam sang nước sở tại, xây dựng và củng cố các mối quan hệ với hiệp hội ngành nghề, phòng Công nghiệp và Thương mại, công ty hỗ trợ kinh tế và cơ quan trung gian khác như ngân hàng và nhà tư vấn cũng như trực tiếp với doanh nghiệp tích cực có chuyến thăm và có thể tham gia tại các cuộc tổ chức thông tin về Châu Á và những hội chợ chuyên ngành quan trọng. Văn phòng này đóng vai trò trung gian giữa các doanh nghiệp nước sở tại muốn làm việc với doanh nghiệp Hà Nội và ngược lại.
- Cải thiện môi trường đầu tư và cải cách thủ tục hành chính
+ Cải tổ các công trình xây dựng và cơ sở hạ tầng, nên thành lập một ban thanh tra và kiểm tra các công trình, hạ tầng ở các KCN phía Bắc, từ đó lên kế hoạch cụ thể để phát triển các cơ sở hạ tầng lên ngang tầm với các tỉnh lân cận. Thành lập một tổ chuyên viên thăm dò ý kiến các nhà đầu tư đã đầu tư đến với môi trường đầu tư ở khu vực phía Nam của thành phố để có những cải cách về môi trường đầu tư ở khu vực phía Bắc cho hợp lý.
+Bên cạnh đó, thực hiện công khai, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện đối với các thủ tục hành chính (từ đăng ký thành lập doanh nghiệp cho đến quá trình cấp phép); Rà soát thường xuyên các thủ tục hành chính không còn phù hợp, đề kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung đảm bảo tạo môi trường thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
+ Chính phủ cần sớm ban hành cơ chế chính sách nâng cao chất lượng lao động và các chính sách hỗ trợ cho người lao động. Trong những năm gần đây Hà Nội đã đạt được những kết quả khá ấn tượng về phát triển kinh tế và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
69
FDI nhờ nguồn lao động rẻ, chất lượng, và có nhiều hứa hẹn trong tương lai. Tuy nhiên, nếu nguồn nhân lực không phát triển như mong đợi, động lực phát triển sẽ giảm dần. Tiềm năng về nguồn lao động công nghiệp của Hà Nội đã được nhiều nhà đầu từ biết đến, vì vậy biến tiềm năng này thành hiện thực sẽ là giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của Hà Nội trong thu hút các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài nhằm phát triển ngành công nghiệp của địa phương.