4. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.4. Phân tích thực trạng thu hút FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành
2.4.1. Thực trạng thu hút FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà
theo các nội dung.
a. Về tổ chức thực thi và ban hành văn bản.
UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành các quyết định quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, quy hoạch phát triển cụm khu Công nghiệp - Thương mại… nhằm phát triển KCN.
Theo Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, quan điểm phát triển ngành công nghiệp như sau: Tập trung phát triển nhanh một số ngành, sản phẩm công nghiệp có tính chất dẫn đường như: công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ chế tạo khuôn mẫu; các ngành và sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao: công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, dụng cụ y tế, công nghiệp dược, hóa mỹ phẩm…Giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030: Dự kiến xây dựng mới và mở rộng 15 khu công nghiệp; phát triển các cụm công nghiệp ở
41
ngoại thành, chú trọng thu hút các ngành công nghiệp không gây ô nhiễm môi trường. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp đã hình thành.
Quyết định số: 2261/QĐ-UBND ngày 25 tháng 05 năm 2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Công nghiệp Thành phố hà nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Nghị định số: 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ ban hành về Phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Công văn số 8985/UBND-CT ngày 14 tháng 12 năm 2015 của UBND Thành phố Hà Nội về việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy dự án FDI trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Kế hoạch Số: 222/KH-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2019 của UBNd Thành phố Hà Nội ban hành về việc triển khai thực hiện đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào việt nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Chương trình hành động số: 14/CTr-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2021 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển Kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021. Đối với Công nghiệp tổ chức rà soát, đánh giá và triển khai hiệu quả: Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2021- 2025; Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực giai đoạn 2021-2025; Đề án nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng hóa chất công nghiệp giai đoạn 2021-2025,…
Kế hoạch số: 49/KH-UBND ngày 01 tháng 3 năm 2021 của UBND Thành phố Hà Nội về chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hà Nội năm 2021.
Kế hoạch số: 68/KH-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2021 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành về việc quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2021.
b. Xây dựng và hoàn thiện môi trường đầu tư
- Thực trạng xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển khu công nghiệp.
Theo Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 – Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 6/5/2016 thì đất xây dựng các khu công nghiệp đến 2030 là 41.100 hécta
Hình thành các khu vực trọng điểm phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ đóng góp trong chuỗi liên kết sản xuất và các ngành công
42
nghiệp ưu tiên mang tính đột phá dọc các hành lang kinh tế với cảng biển, sân bay và cửa khẩu. Thành phố Hà Nội đã tiến hành quy hoạch và xây dựng các khu công nghiệp. Tập trung tại các Vị trí thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất kinh doanh. Các khu công nghiệp của Thành phố Hà Nội được phát triển chủ yếu tại các quận/huyện Long Biên, Từ Liêm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh,…Đến nay, Thành phố Hà Nội có 15 KCN tập trung được thành lập và đi vào hoạt động với tổng diện tích 3.467 hécta.
Nhìn chung quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết các KCN Thành phố Hà Nội trong thời gian qua đã đáp ứng được nhiệm vụ xây dựng phát triển các KCN của Thành phố, góp phần tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố những năm qua và trong thời gian tới. Việc sớm đưa các KCN trên đi vào khai thác sử dụng, tạo quỹ đất để thu hút các dữ án có quy mô lớn, giá trị sản xuất công nghiệp cao để đây mạnh tốc độ tăng trong kinh tế- xã hội địa phương là nhiệm vụ cấp bách.
- Thực trạng ban hành dự án kêu gọi đầu tư
Theo Quyết định số 1107/QĐ–TTg ngày 21 tháng 08 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Theo Quyết định số 1081/QĐ–TTg ngày 06 tháng 07 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT -XH Thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Hình 2.1. Vị trí dự án 3 KCN kêu gọi đầu tư (7, 16 & 18)
43
Theo hai Quyết định số 1107/QĐ–TTg và Quyết định số 1081/QĐ–TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành thì thành phố Hà Nội đang kêu gọi đầu tư vào 3 KCN tại vị trí số 7, số 16 và số 18 như trên hình vẽ 2.1
Bảng 2.2 Danh mục dự án Khu công nghiệp kêu gọi đầu tư
Vị trí Dự án Địa điểm Diện tích
7 KCN Sóc Sơn Đông Anh 55
16 KCN Kim Thoa Mê Linh 45,5
18 KCN Bắc Thường tín Thường tín 112
(Nguồn: Trung tâm cúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Thành phố Hà Nội)
c. Tạo môi trường thuận lợi thu hút FDI và hỗ trợ doanh nghiệp
Trong khi không xem nhẹ vai trò của công tác tiếp thị xúc tiến vận động đầu tư của KCN thì thực tế cho thấy, dù công tác xúc tiến đầu tư có tốt đến đâu cũng khó mang lại hiệu quả, nếu như môi trường đầu từ và môi trường kinh doanh kém hấp dẫn. Vai trò của các nhà đầu tư đã có dự án vào KCN, nhất là các nhà đầu tư lớn, có uy tín là rất quan trọng. Việc chăm sóc tốt các nhà đầu tư chính là mở ra cơ hội để đón nhận các nhà đầu tư tiềm năng mới. Vì thông thường, các nhà đầu tư mới có tâm lý sẽ tìm đến các KCN nơi đã có sẵn các nhà đầu tư đến trước, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn có uy tín, lấy đó làm cơ sở cho lòng tin về sự lựa chọn của mình.
d. Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng
Được chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, thông tin; quy hoạch các khu công nghiệp tập trung và khu công nghiệp nhỏ và vừa, đầu tư xây dựng hạ tầng về nhà ở, hệ thống ngành dịch vụ nhà hàng khách sạn, văn phòng cho thuê... nhằm tạo ra hệ thống dịch vụ hỗ trợ tốt nhất cho thu hút đầu tư nước ngoài. Tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, các Bộ, các Ngành để đầu tư cơ sở hạ tầng của thành phố. Đa dạng hoá các hình thức đầu tư như BOT, BT
Phát triển Bưu chính viễn thông mở rộng và nâng cấp các điểm phục vụ sẵn có và phát triển thêm nhiều điểm phục vụ mới trên địa bàn, đặc biệt tại các KCN, khu đô thị mởn. Nâng cao chất lượng dịch vụ Bưu chính, đặc biệt là các dịch vụ có tính chất về thời gian phát chuyển nhanh. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng các dịch vụ truyền thống, áp dụng công nghệ mới, công nghệ lại ghép Bưu chính - Viễn thông - công nghệ thống tin nhằm phát triển thêm nhiều các loại hình dịch vụ lái ghép, dịch vụ Bưu chính điện tử tiện lợi, hiệu quả phục vụ tối đa nhu cầu của xã hội. Thành phố Hà Nội cho phép tất cả các
44
nhà cung cấp viễn thông có năng lực đầu tư cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp, hiện nay, tại các khu công nghiệp luôn có hai nhà mạng cung cấp dịch vụ song song cho doanh nghiệp.