4. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.2. Giải pháp nâng cao thu hút vốn đầu tư FDI vào các khu công nghiệp trên địa
3.2.3. Nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư
Hiện nay, công tác vận động, xúc tiến đầu tư chưa được thành phố Hà Nội chú trọng đầu tư thích đáng. Công tác xúc tiến đầu tư cũng chưa thực sự được đầu tư thoả đáng, thụ động, không có tính chuyên nghiệp. hoạt động kém hiệu quả. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư là
66
giải pháp thiết yếu cho thành phố Hà Nội. Một số nội dung cụ thể của giải pháp này như sau:
- Cần bố trí kinh phí cho các hoạt động xúc tiến đầu tư vào các KCN, nên tập trung xúc tiến tại các thị trưởng trọng điểm như Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN (Singapore, Thái Lan, Malaysia), Hoa Kỳ, Đức, Anh .. Xây dựng chương trình xúc tiến đầu từ cho KCN trong đó phải đầy đủ các thông tin có chất lượng về các ngành nghề, lĩnh vực khuyến khích đầu tư, đổi tượng nhà đầu tư nào được ưu tiên, các phương pháp tiếp cận nhà đầu tư. Các hoạt động xúc tiến đầu tư cần tập trung quảng bá các ngành và lĩnh vực Hà Nôi có thể mạnh thu hút như các ngành dịch vụ, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, giáo dục - y tế chất lượng cao, nông nghiệp chất lượng cao. Công tác xúc tiến đầu tư phải đối mới, nâng cao chất lượng, hướng vào đối tác năm công nghệ nguồn như Hoa Kỳ. Nhật Bản... ưu tiên cho các dự án gần với chuyển giao công nghệ và thân thiện môi trường.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan xúc tiến đầu tư trực thuộc BQL các KCN thành phố Hà Nội, trong đó xây dựng một hình anh cơ quan xúc tiến có trách nhiệm và uy tín đối với nhà đầu tư nước ngoài. Cơ quan đại diện KCN được thực hiện bởi đội ngũ nhân lực có đủ năng lực, có trình độ, có kiến thức và được đào tạo để đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi hợp lý của nhà đầu tư.
- Xây dựng hình ảnh các KCN thành phố Hà Nội thông qua việc giới thiệu các đánh giá của nhà đầu tư tại các KCN, xây dựng chủ đề quảng bá trong đó đưa ra các thông điệp phát triển, thể mạnh của vùng, sự quan tâm kỳ vọng của nhà đầu tư, các thông tin, giới thiệu, quảng cáo là một biện pháp cạnh tranh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính vì vậy, thành phố Hà Nội cần tiếp tục quảng bá cho các nhà đầu tư nước ngoài thấy rõ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương.
- Tổ chức khảo sát, nghiên cứu và xây dựng mô hình cơ quan xúc tiến đầu tư tại các KCN; xây dựng văn bản pháp quy về công tác Xúc tiến đầu tư nhằm tạo hành lang pháp lý thống nhất trong công tác quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp và tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư. Thực hiện tốt Chương trình xúc tiến đầu tư tại các địa phương, tỉnh thành trên cả nước và các thị trưởng quốc tế trọng điểm, triển khai nhanh việc thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư và tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư.
- Xây dựng và cập nhật thường xuyên tài liệu phục vụ cho công tác xúc tiến đầu tư. Giới thiệu, tuyên truyền và quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư tại các KCN thành phố Hà Nội trên các phương tiện thông tin truyền thông của Trung ương và của thành phố,
67
báo chí, truyền hình, trên Cổng thông tin điện tử của UBND thành phố, trên Trang thông tin điện tử Ban quản lý các khu công nghiệp thành phố, trên trang thông tin điện tử của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Đa dạng hoá các hình thức quang bá, xúc tiến đầu tư. Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, chế biến, chế tạo, công nghiệp sạch, các dự án sản xuất các sản phẩm có giá gia tăng cao, thin thiện với môi trường. Chủ động tham gia các hoạt động xúc tiến, vận động đầu tư trong và ngoài nước, tranh thủ sự phối hợp, giúp đỡ của các tổ chức kinh tế - thương mại, ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam và của Việt Nam tại nước ngoài, nhất là các tổ chức của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Châu Âu, các nhà đầu tư đã thành công tại Hà Nội để giới thiệu về môi trường đầu tư tại Hà Nội.